Việc phải chờ đợi quá lâu để tải một trang web khiến người dùng cảm thấy vô cùng khó chịu mỗi khi truy cập hay tình trạng lag khi truy cập trang web, tốn server và dữ liệu băng thông. Để khắc phục những sự cố như vậy, một trong các giải pháp nổi bật đó chính là web cache.
Vậy cụ thể, web cache là gì? Nó có những lợi ích gì và làm thế nào để sử dụng web cache? Hãy cùng với Bizfly tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Web cache là một ứng dụng công nghệ thông tin cho bộ nhớ tạm thời (caching) của các dữ liệu từ trang web. Đây là phần mềm lưu trữ dữ liệu trong server để tái sử dụng trong tương lai.
Web cache là gì?
Ví dụ dễ hiểu, khi bạn mở một website, web cache sẽ thu thập tất cả dữ liệu và sau đó chuyển về định dạng file HTML và lưu trên trình duyệt của bạn. Lần tới khi bạn mở cùng một trang, server hoạt động nhanh hơn và không quá tải vì bộ nhớ cache website đã tải lên một bản sao tương tự bản chính. Điều này vô cùng hữu ích đối với người tiêu dùng.
Web cache gồm hai loại chính: caching phía server và caching phía trình duyệt.
Các loại web cache hiện nay
Chỉ cần đặt full page caching là sẽ lưu giữ lại toàn bộ trang web. Khi trang có lưu lượng truy cập cao thì điều này vô cùng hữu ích không những giảm tải cho băng thông mà còn giảm gánh nặng cho server... giúp website load trang nhanh hơn và trải nghiệm người dùng tốt hơn.
Trong khi đó, object caching thì được sử dụng để lưu trữ một phần của các trang web nằm ở những vị trí khác nhau. Fragment thì tương tự như object caching, ngoại trừ việc nó chỉ nhắm vào những phần cụ thể của trang web như tiện ích mở rộng và widget.
Xem thêm: Apache là gì? Hướng dẫn cài đặt Apache cho người mới bắt đầu
Thay vì phải bỏ thời gian tối ưu hóa máy tính, thì việc sử dụng web cache sẽ tăng tốc độ load của server. Khi có nhiều khách hàng quan tâm đến cùng một trang web, ứng dụng sẽ lưu trữ bản sao của trang web và tạo thành một bản sao tương đương bản chính. Điều này đáp ứng nhu cầu của người dùng mà không cần phải quay về trang web nguồn.
Web cache hoạt động như thế nào?
Việc quay trở về như vậy sẽ khiến cho việc hoạt động của server chậm hơn và khiến người dùng mất thời gian chờ đợi. Tình trạng lag gần như khiến cho khách hàng mất thiện cảm với trang web của bạn.
Nếu như trang web được cập nhật thì quá trình sẽ bắt đầu lại như ban đầu. Cần ghi nhớ rằng, không phải mọi trang web đều sử dụng bộ nhớ cache. Và việc bộ nhớ cache hết hạn hoặc được gỡ bỏ thủ công là hoàn toàn có thể xảy ra.
Web cache đóng vai trò quan trọng trong tốc độ tải của trang web. Việc này giúp cho khách hàng khi truy cập không phải đợi lâu, giúp tăng hiệu suất truy cập của trang web.
Vì sao Web cache lại quan trọng đối với lập trình web?
Tiến trình cho các HTPP ít hơn, việc trang web sử dụng băng thông cũng sẽ giảm. Nếu bạn có nguồn lực hạn chế thì đây là điều vô cùng có lợi với bạn. Hạn chế độ tốn kém của băng thông. Nếu bạn bỏ ra $6000 cho 8Mbps, nhưng khi lượng khách hàng tăng cao, băng thông hết, bạn sẽ phải bỏ thêm chi phí để đáp ứng nhu cầu truy cập của khách hàng.
Việc giảm tải băng thông. Việc giảm tải băng thông sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được ít nhất 50% chi phí mua băng thông. Vì vậy, việc đặt web cache luôn được các doanh nghiệp nghĩ đến như là một biện pháp để tối ưu nguồn ngân sách hoạt động của website.
Nhu cầu sử dụng web và các ứng dụng từ web đang tăng cao, vì thế chắc chắn sẽ tốn các tài nguyên server và lưu lượng băng thông. Từ đó thì việc sử dụng hay việc người dùng truy cập vào các trang web sẽ dễ dàng và nhanh hơn khi sử dụng web cache.
Nhìn chung, web cache là một chức năng quan trọng giúp việc tải trang web nhanh hơn và dễ dàng hơn. Có nhiều loại web cache khác nhau như full page caching, fragment caching và object caching. Những web cache này tuy phục vụ những chức năng khác nhau song đều giúp cho doanh nghiệp và người dùng được sử dụng phần mềm hiện đại và tiện ích nhất.
Nguồn tham khảo:
BizWebsite - Ứng dụng công nghệ mới - Xử lý mọi vấn đề về bảo mật
Giải quyết các vấn đề về lỗ hổng bảo mật bằng công nghệ OWASP