Webhook là tính năng quan trọng mà hầu hết các lập trình viên đều dùng đến khi tạo lập website. Song với đối tượng là dân ‘ngoại đạo’ thì thuật ngữ này vẫn còn rất mới lạ. Tuy không được biết đến rộng rãi nhưng công cụ này lại đóng vai trò quan trọng đối với mọi website. Để hiểu về bản chất và nguyên lý của các hoạt động trên trang web, bạn cần hiểu định nghĩa Webhook là gì.
Tất cả những vấn đề này đều sẽ được Bizfly giải đáp trong nội dung dưới đây.
Webhook là công nghệ hỗ trợ triển khai những phản ứng sự kiện diễn ra trên website của bạn. Công nghệ này mang lại giải pháp giúp các ứng dụng phía server-side có thể gửi thông tin đến ứng dụng bên phía client-side ngay khi có bất cứ thao tác, hành động hay sự kiện nào đó xuất hiện trên máy chủ.
Nhờ đó, client-side không cần kiểm tra hoặc đưa ra các lệnh hỏi liên tục với server-side. Đôi khi, Webhook được coi như “Reverse APIs”. Với công cụ API, các ứng dụng client-side tiến hành gọi các ứng dụng server-side. Song, với sự xuất hiện của webhook, server-side sẽ tự động gọi webhook.
Webhook là gì?
Sau đây là một vài ví dụ về Webhook mà mọi người có thể tham khảo để dễ hình dung về thuật ngữ này:
Đối với một website có hàng trăm khách hàng, việc gửi email này thông qua server có thể dẫn tới sai sót. Vì vậy, Sendgrid đã sử dụng Webhook để xác định xem email đã được gửi đi hay chưa, khách hàng đã mở/đọc mail chưa.
Một vài ví dụ về Webhook
Xem thêm: Mailchimp là gì? Ưu, nhược điểm và hướng dẫn cách sử dụng hiệu quả
Bên cạnh Webhook là gì thì nên sử dụng công cụ này khi nào cũng là điều bạn cần lưu ý để có thể sử dụng, phát huy tối đa hiệu quả của nó. Webhook thường được sử dụng trong các tình huống sau:
Với công cụ này, bạn cần lưu ý rằng dù nó tương đối linh hoạt nhưng nếu không gọi dữ liệu thường xuyên, rất có thể công cụ sẽ không được cập nhật phiên bản mới. Đặc biệt nếu hệ thống đột ngột ngừng hoạt động.
Tìm hiểu các chức năng cơ bản cũng sẽ giúp bạn biết thêm về Webhook là gì. Nó có thể coi như một cuộc gọi lại mà người dùng mạng thực hiện bằng HTTP.
Chức năng cơ bản của Webhook
Công cụ này sẽ được kích hoạt bởi các sự kiện (các thao tác như like, comment, thêm bài viết,...) diễn ra trên trang web. Khi có bất kỳ sự kiện gì diễn ra trên website, trang nguồn sẽ lập tức tạo yêu cầu HTTP đến đường dẫn URL đã được định cấu hình dành cho webhook. Từ đó, người dùng định cấu hình và tiến hành gọi các hành vi tại một website khác.
Ngoài ra, Webhook còn được sử dụng rộng rãi trong việc kích hoạt những bản dựng tương ứng với những hệ thống tích hợp hoặc gửi thông báo đến hệ thống chuyên dùng để theo dõi lỗi. Do sử dụng HTTP nên công cụ này hoàn toàn có thể tích hợp với dịch vụ web mà không yêu cầu có cơ sở hạ tầng khác.
Do tính năng đặc thù là cung cấp dữ liệu cho những đường dẫn URL có sẵn và công khai nên Webhook gặp nhiều rủi ro về bảo mật hơn hẳn những công cụ khác. Cũng vì vậy mà bạn cần quan tâm hơn đến vấn đề bảo mật Webhook. Để tránh các rủi ro bảo mật trong quá cung cấp dữ liệu cho URL, bạn có thể dùng đến một vài kỹ thuật sau đây:
Có nhiều kỹ thuật hỗ trợ bảo mật Webhook, song hạn chế các kết nối đến là biện pháp mang lại hiệu quả tích cực nhất. Nên áp dụng biện pháp này để Webhook luôn an toàn.
Liên hệ với đội ngũ chuyên gia Bizfly nếu có nhu cầu thiết kế website tích hợp tính năng này qua số hotline 1900 636465. Và sau cùng, đừng quên ghé qua trang web thường xuyên để cập nhật những thông tin mới nhất về công nghệ.
BizWebsite - Ứng dụng công nghệ mới - Xử lý mọi vấn đề về bảo mật
Giải quyết các vấn đề về lỗ hổng bảo mật bằng công nghệ OWASP