Whm là gì? Mục đích sử dụng và các tính năng nổi bật của Whm

Nguyễn Hữu Dũng 15/03/2021

Trong thời đại mà công nghệ được ứng dụng vào mọi lĩnh vực của đời sống thì lượng công việc xoay quanh website và mạng máy tính cũng ngày một nhiều. Để hỗ trợ quản lý và xử lý những công việc này, rất nhiều phần mềm đã được ra đời, Whm là một trong số đó.

Whm là gì cũng đang trở thành vấn đề được mọi người quan tâm. Hướng đến mục tiêu hướng dẫn, hỗ trợ khách hàng sử dụng website và mạng máy tính tối ưu nhất, Bizfly cung cấp các kiến thức nền về Whm là gì trong bài viết dưới đây.

Whm là gì?

Whm có tên tiếng Anh đầy đủ là Webhost Manager, được thiết kế và phát triển với vai trò như một công cụ quản trị máy chủ dựa trên web. Phần mềm này cho phép quản trị viên quản lý tài khoản của các khách hàng, đồng thời truy cập vào nhiều vị trí cuối trên cPanel. 

Whm là gì

Whm là gì?

Thông thường, Whm có tối thiểu hai tầng: 

  • Whm gốc - dùng bởi các quản trị viên của máy chủ
  • Whm không gốc - dùng bởi những đối tượng khác, có bản chất tương tự người bán lại nhằm quản lý các tài khoản lưu trữ (tài khoản cPanel nằm trên máy chủ của web).

Whm nghe ở cổng 2086 và 2087. Ngoài ta, nó còn được dùng trong quản lý chứng chỉ bảo mật SSL.

Mục đích sử dụng Whm

Whm là một công cụ quản trị máy chủ, phần mềm này được dùng trong việc quản lý một hay nhiều website hoặc các tài nguyên lớn. Whm cung cấp nhiều tùy chọn hỗ trợ tạo, quản lý cPanel hoặc bán hosting,.... 

Whm giúp người dùng tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức cũng như chi phí quản lý trong trường hợp bạn sở hữu nhiều trang web cùng lúc. Phần mềm này mang lại những tiện ích vượt trội như:

Mục đích sử dụng Whm

Mục đích sử dụng Whm

  • Khả năng bảo mật web cao: Với Whm, mỗi website sẽ có một bảng điều khiển cPanel riêng, khi một tên miền bị tấn công, các tên miền khác hoàn toàn không bị ảnh hưởng hay gặp phải bất cứ vấn đề gì.
  • Quản lý hiệu quả: Với Whm, quản trị viên được quyền giám sát mọi hoạt động xảy ra trên website; Việc di chuyển qua lại giữa nhiều bảng điều khiển cPanel, điều chỉnh băng thông cũng như dung lượng ổ đĩa của các tài khoản cũng trở nên dễ dàng hơn.
  • Bán lại hosting: Whm còn mang đến cơ hội kiếm tiền với việc bán lại hosting. Bạn hoàn toàn có thể tạo ra các tài khoản cPanel mới để bán.
  • cPanel độc đáo, có khả năng tùy chỉnh cao: Bạn có thể tùy chỉnh giao diện của Whm nhằm mục đích thay đổi thương hiệu, xây dựng hình ảnh riêng.
  • Bên cạnh quản lý website, Whm còn được sử dụng để quản lý nhiều tên miền cùng lúc trên công cụ cPanel một cách hiệu quả. 

xem thêm thông tin về Web server là gì? Chức năng cơ bản và cách hoạt động của Web Server tại đây: https://bizfly.vn/techblog/web-server-la-gi.html

Các tính năng nổi bật của Whm là gì? 

Whm sở hữu nhiều tính năng nổi bật phục vụ cho việc quản trị máy chủ. Trong đó nổi bật nhất là khả năng tạo, xóa tài khoản trên cPanel dễ dàng.

Bên cạnh đó là các tính năng khác như:

  • Whm cho phép truy cập, kiểm tra và thay đổi DNS riêng trong tên miền.
  • Hỗ trợ mọi yêu cầu của người dùng qua bảng điều khiển cPanel.
  • Cho phép thay đổi mọi tùy chỉnh trên cPanel mà không cần truy cập SQL.
  • Tạo gói lưu trữ tùy chỉnh
  • Cho phép thêm domain vào máy chủ
  • Đặt lại thông tin của tài khoản cPanel
  • Chỉnh sửa dung lượng, tài nguyên của cPanel 
  • Sửa các bản ghi DNS cho domain/subdomain
  • Thiết lập các máy chủ riêng
  • Truy cập vào tài khoản bán lại dễ dàng, không cần nhập thông tin đăng nhập
  • Bảo trì hệ thống và bảng điều khiển. 

Sự khác nhau giữa Whm và Cpanel

Cùng là công cụ được sử dụng phổ biến trong quản trị web, song Whm và cPanel vẫn có những điểm khác biệt nhất định. Thông qua Whm, người cung cấp hosting có thể quản lý mọi hoạt động của cPanel của tài khoản hosting mình đã tạo ra.

Sự khác nhau giữa Whm và Cpanel

Sự khác nhau giữa Whm và Cpanel

Whm tập trung vào quyền quản trị ở máy chủ hoặc máy chủ ảo chuyên dụng mà bạn sở hữu, từ đó mang lại quyền quản lý nhiều tài khoản hosting cùng lúc (thông qua cPanel). cPanel có phạm vi nhỏ hơn, nó chỉ tập trung quản trị tài khoản của các hosting riêng trên máy chủ.

Hiểu một cách đơn giản, vị trí quản lý của Whm nằm ở cấp cao hơn so với cPanel. Các nhà cung cấp hosting có thể thông qua công cụ này để tạo ra các gói hosting mới (đi kèm là các bảng điều khiển cPanel) và bán lại cho người dùng có nhu cầu. 

Hướng dẫn sử dụng Whm hiệu quả 

Sử dụng Whm sao cho hiệu quả là điều mà bất cứ ai có nhu cầu tìm hiểu về Whm cần biết. Để thu về hiệu quả tối ưu nhất với phần mềm này, bạn sẽ cần những thông tin về hướng dẫn sử dụng theo từng bước dưới đây.

  • Bước 1: Mở phần mềm, đọc điều khoản và chính sách -> click ‘I Agree. Go to Step 2’
  • Bước 2: Bắt đầu cài đặt mạng bằng cách vào ‘Contact Information’ -> tại ‘Server Contact Email Address’, nhập địa chỉ email, mục còn lại để trắng -> vào ‘Hostname’ -> nhập tên hostname vào mục ‘Server Hostname’ -> vào ‘Resolvers’ -> nhập địa chỉ IP DNS vào ‘Primary Resolver’; chọn DNS Google cho ‘Secondary Resolver và Tertiary Resolver’ -> chọn ‘Save and Go to Step 3’
  • Bước 3: Thêm địa chỉ IP bằng lệnh ‘Add IP Addresses’ -> chọn ‘Go to step 4’
  • Bước 4: Click ‘Provide common modules to the /usr/bin/perl Perl installation’ nếu muốn cài đặt Common Set ở Perl Modules.
  • Bước 5: Click ‘Use filesystem quotas’ -> chọn ‘finish’ -> vào ‘Go to WHM’ -> đến ‘Feature Showcase’ -> Enable mọi tính năng -> chọn ‘Save Setting’

Có thể thấy, Whm mang lại các tiện ích tuyệt vời và quyền chủ động tuyệt đối cho người dùng trong quản trị web. Với việc tìm hiểu Whm là gì cũng như các tính năng cách sử dụng của nó sẽ giúp đỡ bạn rất nhiều trong việc quản lý và thực hiện các công việc liên quan đến website và mạng máy tính. 

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly