Wireframe là gì? Ưu, nhược điểm và các bước xây dựng Wireframe

Nguyễn Hữu Dũng 15/04/2021

Thiết kế một website mạnh mẽ, linh hoạt và đa năng cần sự hỗ trợ của khá nhiều nền tảng, công nghệ và công cụ. Wireframe là một trong những cái tên được ưa chuộng nhất trong giới công nghệ hiện nay. Hiểu Wireframe là gì, ưu nhược điểm cũng như cách thiết kế nó giúp bạn sử dụng tốt công cụ này hơn, tạo ra một trang web thật sự mạnh mẽ. 

Tất cả những vấn đề này sẽ được gợi mở trong nội dung bài viết phía dưới của Bizfly, hãy bớt chút thời gian tham khảo.

Wireframe là gì? 

Wireframe còn được gọi với cái tên cấu trúc dây hay khung xương, là công cụ trực quan được sử dụng rộng rãi trong khâu thiết kế cấu trúc website. Thông thường, lập trình viên sử dụng Wireframe trong trường hợp cần bố trí nội dung, chức năng trên website hoặc thiết lập các cấu trúc cơ bản cần có trong website để chuẩn bị cho thiết kế trực quan.

Wireframe là gì

Wireframe là gì?

Hiểu một cách đơn giản, đây là công cụ để tạo nên một ‘bộ xương’ cho website. Nó là một bản phác thảo về bố cục, các thành phần trang, điều hướng web hay những khu vực chuyển đổi cần thiết.  

Ưu và nhược điểm của Wireframe 

Sau định nghĩa về công cụ này, Bizfly sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi ưu nhược điểm của Wireframe là gì. Về ưu điểm, công cụ này trở thành một trong những yếu tố không thể thiếu khi thiết kế website bởi:

  • Phác họa được hình ảnh tổng thể về website trong thời gian cực ngắn. ‘Khung xương’ được tạo lập bởi Wireframe sẽ được dùng trong đàm phán với các khách hàng.
  • Cấu trúc đầy đủ về cả các chức năng lẫn nội dung trên website. Các trang con, tính năng cũng như nội dung hiển thị được xây dựng bằng Wireframe bám sát nhu cầu, định hướng của doanh nghiệp.
  • Hỗ trợ tốt hơn cho lập trình viên trong hoạt động nhóm tại các dự án lớn. 
  • Dù vậy, công cụ này cũng có một vài nhược điểm mà bạn nên cân nhắc như:
  • Không dễ hiểu và nắm bắt
  • Cần sự phối hợp giữa các copywriter và lập trình viên để xây dựng nội dung. 

Xem thêm: Các phần mềm thiết kế giao diện web miễn phí, hiệu quả hiện nay

Vì sao nên sử dụng Wireframe?

Câu hỏi này rất phổ biến với những ai mới tiếp xúc với thiết kế web và cần hiểu về Wireframe là gì. Wireframe sở dĩ giữ được địa vị ‘độc tôn’ của mình bởi:

Vì sao nên sử dụng Wireframe

Vì sao nên sử dụng Wireframe?

  • Hiển thị, truyền tải trực quan tốt: Tất cả các sơ đồ website ban đầu đều rất trừu tượng, song Wireframe lại có thể biến những yếu tố trừu tượng đó thành các object cụ thể và đơn giản, dễ hiểu. 
  • Tiếp cận, phản ánh một cách chính xác, chân thật nhất những tính năng của website: Không phải lúc nào khách hàng cũng hiểu được những ý tưởng mà lập trình viên truyền tải qua các tính năng trên website. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của Wireframe, những thông điệp ấy sẽ được mô tả lại một cách chi tiết, dễ hiểu.
  • Ưu tiên hàng đầu khả năng sử dụng: Công cụ này đặt khả năng sử dụng lên hàng đầu, mang đến cái nhìn khách quan về điều hướng, tên URL, đường dẫn chuyển đổi,...đồng thời hỗ trợ chỉ ra những lỗ hổng có trong cấu trúc web. 
  • Tốc độ được tối ưu hóa: Wireframe mang đến khả năng kết hợp nhiều khía cạnh đa chiều trong một thao tác, đồng thời hỗ trợ người dùng nhiều hơn trong việc tính toán, giúp tiết kiệm tối đa thời gian,

Các công cụ xây dựng Wireframe trong UI/UX 

Để xây dựng Wireframe trong UI/UX, bạn cần đến hai công cụ chính là Omnigraffle và Illustrator. 

Omnigraffle 

Omnigraffle là công cụ xây dựng Wireframe được sử dụng chủ yếu trong Macbook. Nó tích hợp nhiều tính năng phức tạp như hỗ trợ các kiểu đối tượng tùy biến, smart guide, tự động bố cục,... và chứa một thư viện nhiều thành phần được đóng góp liên tục, có khả năng tái sử dụng. Để sử dụng công cụ này, bạn cần trả phí (khoảng 100$).

Các công cụ xây dựng Wireframe trong UI/UX

Các công cụ xây dựng Wireframe trong UI/UX

Illustrator 

Adobe Illustrator là công cụ thiết kế Wireframe được sử dụng rộng rãi bởi các lập trình viên nhờ khả năng hỗ trợ tuyệt vời của mình. Nó giúp tạo ra các Wireframe phức tạp trong thời gian ngắn, có thể tái xuất định dạng PSD, liên kết với công cụ Photoshop, kiểm soát typography,... 

Xem thêm: UI UX là gì? Kỹ năng cần thiết mà một UI UX design bắt buộc phải có

9 bước thiết kế wireframe

Sau khi đã tìm hiểu rõ Wireframe là gì, bạn có thể lên kế hoạch thiết kế công cụ này. Để tạo ra một Wireframe, bạn cần trải qua 9 bước:

  • Bước 1: Quan sát tỉ mỉ các nhà thiết kế Wireframe hoặc các website đang tạo lập công cụ này. 
  • Bước 2: Lên kế hoạch cho một quy trình phù hợp nhằm phát triển thế mạnh riêng của doanh nghiệp.
  • Bước 3: Lựa chọn công cụ thiết kế, xây dựng Wireframe.
  • Bước 4: Thiết lập một hệ thống Grid theo các cấu trúc nhất định, lưu ý không nên phức tạp hóa bố trí, sắp xếp những thành phần trong đó. 
  • Bước 5: Trình bày thông tin theo bố cục hợp lý, logic. 
  • Bước 6: Xác định, sắp xếp thứ bậc của thông tin bằng cách sử dụng nhiều font chữ, cỡ chữ khác nhau. 
  • Bước 7: Sử dụng dãy màu xám để chỉnh sửa lại nhằm tăng độ trực quan cho sản phẩm. 
  • Bước 8: Tạo Wireframe có các chi tiết mức độ cao nhằm xác định lại font chữ, cỡ chữ phù hợp nhất. 
  • Bước 9: Chuyển Wireframe trở thành một giao diện trực quan tương ứng.

Thực ta, hiểu về Wireframe là gì cũng như tạo lập, sử dụng nó không hề khó. Bạn có thể liên hệ với Bizfly để phản ánh các thắc mắc liên quan đến công cụ này và nhận sự hỗ trợ từ phía Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly