Dấu hiệu website bị hack là những lưu ý quan trọng mà doanh nghiệp cần phải nắm rõ và cập nhật liên tục. Hiện nay, nhiều website của doanh nghiệp bị hack gây nên những hậu quả nghiêm trọng và giảm doanh thu. Bạn hãy cùng Bizfly tìm hiểu cách giúp xử lý và ngăn chặn web bị hack hiệu quả ngay tại bài viết dưới đây nhé!
Website là tài sản quan trọng của doanh nghiệp trong thời đại công nghệ số. Tuy nhiên, website cũng là mục tiêu tấn công của các hacker khi muốn đánh cắp dữ liệu quan trọng của doanh nghiệp. Việc nhận biết sớm dấu hiệu website bị hack giúp doanh nghiệp giảm thiểu thiệt hại và bảo vệ dữ liệu quan trọng. Dưới đây là 15 dấu hiệu phổ biến cho thấy website có thể bị hack.
Một dấu hiệu website bị hack dễ thấy là lượng truy cập web bị giảm bất thường mà không có lý do rõ ràng. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy hacker đã chuyển hướng traffic đến website khác hoặc chặn truy cập website của bạn.Ngoài ra, nếu bạn thấy số lượng yêu cầu gửi đến trang web tăng đột ngột, đây có thể có sự can thiệp của hacker.
Tuy nhiên, lượng truy cập web giảm đột ngột có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như sự thay đổi trong hành vi người dùng hay yêu cầu của thị trường. Vì vậy, bạn nên phân tích các chỉ số hiệu suất website, thực trang trang web của mình so với thị trường, đối thủ để có biện giải quyết phù hợp.
Lượng truy cập website giảm bất thường là dấu hiệu sẽ nhận thấy nhất khi website bị hack
Nếu giao diện website có thể bị thay đổi mà không cần bất kỳ sự tác động nào của bạn thì đây có thể là dấu hiệu website bị hack. Điều này cho thấy hacker có thể thay đổi logo, hình ảnh, nội dung, thêm mã JavaScript độc hại, chèn quảng cáo hoặc liên kết đến website khác.
Hacker thường muốn lợi dụng trang web để hiển thị thông tin hoặc quảng cáo không mong muốn hoặc thực hiện các hoạt động độc hại khác như lừa đảo người dùng, thu thập thông tin cá nhân. Hậu quả của việc này là gây hoang mang cho người dùng, ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp.
Khi click vào một liên kết trên website, bạn bị chuyển hướng đến một website khác không mong muốn, đây là dấu hiệu website bị tấn công redirect. Kỹ thuật tấn công redirect thường bao gồm việc chèn mã độc vào trang web hoặc thực hiện các thay đổi không mong muốn trong cấu hình trang web.
Vì vậy, bạn nên thường xuyên kiểm tra mã độc trên trang web để xác định xem có mã độc nào được chèn vào trang web hay không. Nếu phát hiện có mã độc, bạn cần loại bỏ và khắc phục lỗ hổng bảo mật trên trang web nhằm đảm bảo trải nghiệm an toàn nhất cho người dùng.
Một dấu hiệu website bị hack khác là xuất hiện các tệp tin mới, lạ trên website mà bạn không tải lên, bao gồm cả tệp tin .exe, .php, .js, thư mục ẩn, tệp tin giả mạo. Đây có thể là dấu hiệu của một cuộc tấn công hoặc việc xâm nhập vào hệ thống của doanh nghiệp bạn. Nguy cơ tiềm ẩn có thể là mã độc, backdoor hoặc các thành phần độc hại khác có thể ảnh hưởng đến bảo mật website và dữ liệu.
Ngoài ra, nếu dữ liệu rò rì ra bên ngoài, cấu hình trang web hoặc quản lý file bị lỗi cũng có thể dẫn đến việc các hacker lợi dụng để tạo ra các tệp tin giả. Từ đó, điều hướng người dùng sang một trang web không mong muốn khác.
Các tệp tin lạ chứa mã độc ảnh hưởng đến bảo mật và dữ liệu website
Bạn không thể đăng nhập vào website WordPress của mình bằng tài khoản quản trị viên. Hacker có thể thay đổi mật khẩu hoặc cài đặt backdoor để chiếm quyền kiểm soát website, ảnh hưởng đến việc quản trị và cập nhật nội dung.
Do đó, nếu tài khoản quản trị viên của bạn đã bị tấn công và mật khẩu đã bị thay đổi, bạn cần thực hiện các biện pháp khắc phục ngay lập tức. Bạn có thể liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ hosting hoặc chuyên gia bảo mật để được hỗ trợ khôi phục quyền truy cập nhằm đảm bảo sự an toàn của trang web.
Một trong những dấu hiệu website bị hack khác là độ tải của web chậm hơn bình thường. Hiện tượng này xảy ra có thể là do hacker đã thêm mã độc hoặc tệp tin nặng vào trang web của bạn. Từ đó gây khó chịu cho người dùng, gia tăng tỷ lệ thoát trang và ảnh hưởng đến quá trình SEO website của doanh nghiệp.
Khi phát hiện dấu hiệu này, bạn có thể sử dụng các công cụ như gzip để nén tệp tin hoặc các công nghệ caching để lưu trữ các phiên bản đã tạo của trang web trên máy chủ, trình duyệt khách hàng. Nếu vấn đề nghiêm trọng hơn và bạn không thể kiểm soát, bạn nên tìm đến các chuyên gia hoặc nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật để được hỗ trợ và khắc phục vấn đề này ngay lập tức.
Xuất hiện pop-up hoặc quảng cáo không mong muốn là một dấu hiệu website bị hack thường thấy. Hacker cài đặt phần mềm quảng cáo độc hại hoặc website bị tấn công malvertising (quảng cáo độc hại) sẽ làm ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của website doanh nghiệp.
Để hạn chế vấn đề này doanh nghiệp có thể cài đặt các plugin chặn quảng cáo để ngăn chặn hiển thị pop-up và quảng cáo không mong muốn trên trang web. Các plugin này có thể giúp bạn kiểm soát các loại quảng cáo xuất hiện trên web của mình.
Hacker cài đặt phần mềm quảng cáo độc hại hoặc website bị tấn công malvertising
Backdoor (phần mềm độc hại) thường tồn tại những lỗ hổng lập trình, đây chính là điều kiện để các hacker có thể dễ dàng xâm nhập vào website của bạn. Khi website bị hack thông qua backdoor, kết quả tìm kiếm có thể bị thay đổi.
Điều này dẫn đến việc hiển thị trang web/nội dung không liên quan khi người dùng tìm kiếm website của doanh nghiệp. Đây là dấu hiệu cảnh báo dễ thấy trên website mà doanh nghiệp có thể đã bị tấn công bởi hacker.
Website đột nhiên có lượng đăng ký thành viên tăng đột biến với các thông tin cá nhân không rõ ràng hoặc trùng lặp. Thành viên lạ có thể do hacker tạo tài khoản để thực hiện các hành vi độc hại như spam, lây nhiễm virus hoặc tấn công DDoS. Đồng thời, doanh nghiệp cần cảnh giác với trường hợp không đăng ký thành viên mới nhưng vẫn thấy có người dùng hoạt động.
Hacker tạo tài khoản để truy cập website hoặc thực hiện các hoạt động độc hại
Bạn không thể đăng nhập vào website của mình bằng bất kỳ tài khoản nào. Hacker có thể thay đổi mật khẩu hoặc chiếm quyền kiểm soát website, dẫn đến mất quyền truy cập và kiểm soát website, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Khi phát hiện vấn đề này, bạn có thể làm theo quy trình khôi phục tài khoản được cung cấp bởi nhà cung cấp dịch vụ. Điều này có thể bao gồm việc cung cấp thông tin xác thực, xác minh danh tính hoặc thực hiện các bước bổ sung để khôi phục tài khoản.
Không thể đăng nhập vào website hoặc thực hiện các thao tác quản trị là dấu hiệu nguy hiểm cho thấy website của bạn có thể đã bị hacker chiếm quyền kiểm soát. Việc mất quyền quản trị viên tiềm ẩn nhiều rủi ro như cài đặt mã độc, hoặc sử dụng website cho mục đích bất hợp pháp.
Ngoài tài khoản quản trị viên, hacker cũng có thể chiếm quyền kiểm soát các tài khoản người dùng khác trên trang web. Do đó, nếu người dùng báo cáo về việc không thể đăng nhập hoặc thấy các hoạt động không đúng trên tài khoản, đây cũng có thể là dấu hiệu website bị hack mà bạn cần lưu ý.
Hacker thay đổi quyền truy cập để chiếm quyền kiểm soát website
Xuất hiện các hoạt động đăng nhập, truy cập bất thường trong nhật ký máy chủ bao gồm đăng nhập từ địa chỉ IP lạ, truy cập vào các tập tin nhạy cảm, thực hiện các hành động độc hại. Đây là nguy cơ tiềm ẩn về việc bảo mật và mất dữ liệu trên web của bạn.
Bên cạnh đó, nếu nhật ký máy chủ ghi lại các hoạt động độc hại như cài đặt mã độc, thay đổi mã nguồn, tạo backdoor trên máy chủ,... Đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy máy chủ của bạn đã bị xâm nhập và đang có nguy cơ tiềm ẩn về mất dữ liệu cho mục đích bất hợp pháp.
Các hacker có thể cài đặt các liên kết dẫn người dùng đến các trang web chứa phần mềm độc hại, virus,... Mục tiêu của những liên kết này là lừa người dùng để cài đặt phần mềm độc hại hoặc lấy thông tin cá nhân, thường là qua các trang web như ngân hàng, email hay trang web mua sắm… Điều này có thể làm mất quyền kiểm soát của người dùng và đưa họ vào tình huống không mong muốn.
Hacker cài đặt mã độc lừa đảo người dùng
Nếu doanh nghiệp gặp phải tình trạng email WordPress không thể gửi hoặc nhận email thì đó có thể là dấu hiệu website bị hack. Hacker có thể tận dụng các lỗ hổng bảo mật trong hệ thống WordPress để xâm nhập vào website và thực hiện các hoạt động độc hại.
Một trong những hoạt động phổ biến khác là hacker sử dụng website của bạn để gửi email rác hoặc các thông tin bán hàng, khuyến mãi nhằm lừa đảo. Điều này không chỉ gây khó khăn trong việc giao tiếp với khách hàng mà còn tạo ra rủi ro về an toàn bảo mật và ảnh hưởng đến danh tiếng của doanh nghiệp.
Hacker cài đặt malware hoặc thay đổi cài đặt email
Lỗi hiển thị kết quả tìm kiếm là một trong những dấu hiệu cho thấy website có thể bị hack. Khi gặp lỗi, Google sẽ hiển thị cảnh báo "Trang web này có thể chứa phần mềm độc hại" hoặc "Trang web này bị tấn công". Điều đó gây gián đoạn cho quá trình tìm kiếm thông tin về doanh nghiệp của khách hàng.
Website bị hack là sự cố nghiêm trọng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và uy tín của doanh nghiệp. Dưới đây là 9 bước xử lý khi website bị hack mà bạn nên quan tâm:
Khi nghi ngờ website bị tấn công, việc đầu tiên mà bạn cần làm là cách ly website bị ảnh hưởng với các website khác để tránh lây lan. Ngoài ra, doanh nghiệp cần xác định mức độ nguy hiểm và các trang bị ảnh hưởng để có biện pháp xử lý phù hợp và kịp thời.
Sao lưu dữ liệu gần nhất từ hệ thống dự phòng để đảm bảo dữ liệu được bảo vệ và có thể khôi phục website nếu cần thiết. Việc này cũng giúp ngăn chặn tin tặc tấn công website trong quá trình tìm kiếm và sửa lỗi.
Bạn có thể tiến hành xóa tài khoản lạ và đổi mật khẩu trên hệ thống website để ngăn chặn tin tặc truy cập trái phép. Đây là biện pháp tạm thời để bảo vệ website trong khi chờ khắc phục triệt để.
Nếu phát hiện bất kỳ tài khoản nào không được tạo bởi doanh nghiệp, bạn có thể tiến hành xóa đi. Điều này đảm bảo rằng chỉ có các tài khoản của người dùng hợp lệ mới có thể truy cập vào hệ thống website của doanh nghiệp.
Xóa tài khoản lạ trên hệ thống website để ngăn chặn tạm thời
Bạn cần kiểm tra và hủy hoặc khắc phục các file bị sửa đổi bởi tin tặc. Sau đó, bạn nên sử dụng lệnh tìm kiếm để xác định các file bị thay đổi trong thời gian nghi ngờ bị tấn công. Cuối cùng, bạn cần thực hiện rà soát toàn bộ website, đặc biệt chú ý đến database lưu trữ backdoor để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn mã độc.
Việc xác định và xóa các link độc hại càng sớm càng tốt sẽ giúp doanh nghiệp ngăn chặn sự lây lan sang các trang khác và bảo vệ người dùng. Trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào, bạn nên tạo sao lưu dữ liệu website. Sau đó, tách riêng các thành phần độc hại, bao gồm các tệp tin, thư mục hoặc cơ sở dữ liệu liên quan, để phân tích chi tiết.
Bạn có thể tiến hành phân tích các mã độc bằng cách sử dụng các công cụ như Sucuri SiteCheck, VirusTotal hoặc các công cụ quét mã độc khác. Sau khi đã phát hiện các thành phần độc hại, bạn tiến hành xóa toàn bộ các tệp tin, thư mục hoặc cơ sở dữ liệu liên quan và không để bất kỳ thành phần độc hại nào lại trong hệ thống.
Xóa các link độc hại càng sớm càng tốt để ngăn chặn lây lan sang các trang khác
Xác định con đường tấn công để tìm ra lỗ hổng bảo mật của website (backdoor, dò mật khẩu, login bất thường...). Việc vá lỗ hổng và nâng cấp hệ thống bảo mật nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công tương tự trong tương lai.
Doanh nghiệp cần gửi yêu cầu điều tra đến cơ quan an ninh mạng để truy tìm nguồn gốc tấn công và nâng cao bảo mật cho website. Lưu ý, yêu cầu này chỉ được thực hiện khi website hoạt động hợp pháp và đã đăng ký với Bộ Công Thương.
Gửi yêu cầu điều tra đến cơ quan an ninh mạng để truy tìm nguồn gốc tấn công
Sau khi đã hoàn tất các bước khắc phục, doanh nghiệp đưa website trở lại hoạt động và theo dõi cẩn thận để đảm bảo website hoạt động ổn định và an toàn. Ngoài ra, bạn cần kiểm tra lại các thiết lập và cấu hình đã được thay đổi hay chưa, trước khi đưa website trở lại hoạt động. Đồng thời thường xuyên kiểm tra và nâng cấp để đảm bảo website luôn đáp ứng được các yêu cầu về bảo mật.
Doanh nghiệp phải luôn cảnh giác và theo dõi website liên tục để phát hiện sớm các mối đe dọa mới. Bạn nên cập nhật hệ thống bảo mật thường xuyên và thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ website khỏi các cuộc tấn công trong tương lai.
Website đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, việc bảo vệ website khỏi các cuộc tấn công mạng là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số cách để ngăn chặn trang web bị hack:
Sử dụng mật khẩu dài, phức tạp và duy nhất cho website
Hãy luôn có một hệ thống sao lưu định kỳ cho website của bạn
- Tất cả sản phẩm đều thuộc quyền sở hữu, xây dựng, phát triển từ Bizfly.
- Đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, đặc biệt thiết kế website dành cho các doanh nghiệp cao cấp.
- Hệ sinh thái rộng bao gồm Marketing, quảng cáo, hạ tầng server đều có thể tự chủ và triển khai với bất kỳ mong muốn của khách hàng.
Bizfly là đơn vị thiết kế website uy tín với hơn 12 năm kinh nghiệm
Trên đây là toàn bộ thông tin về 15 dấu hiệu website bị hack, cách xử lý và ngăn chặn web bị hack hiệu quả. Hy vọng rằng với những thông tin trên, doanh nghiệp có thể bảo vệ website khỏi các cuộc tấn công mạng. Nếu bạn muốn tìm kiếm một đơn vị thiết kế website an toàn thì hãy liên hệ ngay với Bizfly qua các kênh sau nhé!