Advergaming Marketing là gì? 4 lý do khiến advergaming là "mũi nhọn'' trong quảng cáo

Thủy Nguyễn 06/05/2024

Advergaming Marketing được nhiều doanh nghiệp lớn sử dụng như một kênh tiếp thị mũi nhọn bởi nó tạo ra doanh thu cực khủng. Thị trường Advergaming được dự báo sẽ tăng lên 12,32 tỷ USD vào năm 2028. Vậy Advergaming Marketing là gì? Làm thế nào để triển khai chiến dịch này hiệu quả? Cùng Bizfly tìm hiểu ngay sau đây.

Advergaming Marketing là gì?

Advergaming Marketing là chiến lược quảng cáo thông qua trò chơi.  Ở đó, các trò chơi điện tử sẽ được thiết kế đặc biệt để quảng bá một sản phẩm hoặc dịch vụ. Phương pháp này giúp các doanh nghiệp có thể chèn quảng cáo vào trải nghiệm chơi game một cách tự nhiên. Đồng thời, sự hấp dẫn từ trò chơi điện tử cũng hỗ trợ thu hút đông đảo người chơi. 

Quảng cáo trong trò chơi bắt đầu xuất hiện từ năm 1978. Có thể nói, sự phát triển không ngừng của công nghệ đã mang lại diện mạo mới cho ngành Advergaming. Hiện nay, tần suất xuất hiện của Marketing qua trò chơi ngày một nhiều. Điều này không chỉ mở rộng phạm vi tiếp cận với người chơi mà còn thúc đẩy tốc độ tăng trưởng người dùng mỗi năm. 

Cùng với sự tiến bộ của ngành game, Advergaming cũng không ngừng phát triển và dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng trong tương lai.  Báo cáo cho thấy, thị trường Advergaming đạt 6,71 tỷ USD vào năm 2021 và được dự báo sẽ tăng lên 12,32 tỷ USD vào năm 2028. Con số này cho thấy sức hút và tiềm năng to lớn của hình thức marketing này.

Advergaming Marketing là gì?
Advergaming Marketing là chiến lược quảng cáo thông qua trò chơi

Hiện nay, nhiều bạn vẫn còn nhầm lẫn giữa Gamification và quảng cáo qua trò chơi? Thực tế, Gamification sẽ mang những yếu tố đặc trưng của trò chơi như cơ chế hoạt động, luật lệ và cách thức chơi vào ứng dụng di động, website,... Mục đích chính là để thúc đẩy sự tương tác và tăng lượng người dùng tham gia.

Trong khi đó, Advergaming là việc tạo ra một trò chơi hoàn toàn mới với nội dung quảng cáo được tích hợp một cách tự nhiên trong suốt trải nghiệm chơi game. Đây là một trong những Digital marketing strategies được nhiều doanh nghiệp áp dụng để thu hút và giữ chân khách hàng. 

Một ví dụ về Advergaming là chiến dịch của Coca-Cola với trò chơi "Coke Zero Game". Trong trò chơi này, người chơi điều khiển một nhân vật đang tránh chướng ngại vật và thu thập lon Coke Zero để đạt điểm.

Qua đó, Coca-Cola đã tạo ra một trải nghiệm thú vị cho người tiêu dùng và khuyến khích họ tương tác với thương hiệu.

Vì sao nên sử dụng Advergaming Marketing trong doanh nghiệp

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã nhận ra được tầm quan trọng của Advergaming Marketing trong kỷ nguyên số. Lý do là vì Advergaming Marketing cho phép các thương hiệu tích hợp thông điệp của mình vào trải nghiệm chơi game. Ngoài ra, một số lợi ích khác của Gamification là:

Công cụ xây dựng thương hiệu

Trong môi trường Advergaming, người dùng sẽ trải nghiệm các trò chơi và tiếp xúc sản phẩm/dịch vụ được quảng cáo trong game. Bằng cách này bạn có thể tùy chỉnh tính năng để truyền đạt thông điệp sáng tạo đến người chơi. Từ đó giúp tạo ra ấn tượng lâu dài trong tâm trí họ về thương hiệu của mình.

Tích lũy dữ liệu khách hàng

Advergames sẽ giúp bạn thu thập được hồ sơ thông tin của khách hàng, thời gian họ dành để chơi game, các tương tác, hành vi,... trên trò chơi. Điều này giúp bạn hiểu rõ nhu cầu người dùng và đưa ra chiến lược phù hợp hơn.

Phần thưởng khích lệ sự tham gia của người chơi

Để tăng tương tác và duy trì sự quan tâm của người chơi, các thương hiệu thường xuyên tích hợp hệ thống phần thưởng vào trong Advergames của mình. Các phần thưởng này có thể đa dạng từ mã giảm giá, quyền truy cập vào trò chơi miễn phí hoặc ưu đãi độc quyền khi mua hàng. 

Phù hợp với mọi thương hiệu

Advergaming Marketing giúp mọi thương hiệu có thể tạo ra In-game Advertising và gửi gắm các giá trị và thông điệp mà họ muốn khách hàng tiếp nhận. Điều này giúp tăng cường sự nhận diện thương hiệu và kết nối sâu sắc hơn với người tiêu dùng.

Advergaming Marketing
Chiến lược tiếp thị qua trò chơi mang lại nhiều lợi ích

Cách triển khai Advergaming Marketing

Có thể nói, Advergaming Marketing đã trở thành kênh tiếp thị vô cùng độc đáo của các thương hiệu. Sau đây là cách thức triển khai chiến lược quảng cáo trong trò chơi mà bạn có thể tham khảo.

Phân tích đối tượng và mục tiêu

Bước đầu tiên trong quảng cáo là hiểu rõ đối tượng bạn muốn tiếp cận. Doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ về nơi sinh sống tuổi tác, sở thích và cách người dùng tương tác với quảng cáo. Việc này giúp bạn xác định được trò chơi nào sẽ thu hút họ nhất. Từ đó, bạn có thể xây dựng một chiến dịch Advergaming Marketing thành công.

Xây dựng chiến lược Advergaming phù hợp

Người chơi thường không thích những trò chơi bị gián đoạn bởi quảng cáo toàn màn hình. Do đó, khi thực hiện chiến dịch Advergaming, bạn cần tìm ra những thời điểm thích hợp để hiển thị quảng cáo mà không ảnh hưởng đến tâm trạng người chơi. Điều này đòi hỏi bạn phải biết cách tích hợp quảng cáo một cách tự nhiên.

Chọn lựa nền tảng và hình thức Advergaming phù hợp

Bạn hãy lựa chọn nền tảng phù hợp và phân chia từng đối tượng riêng biệt. Advergaming có hai loại chính mà doanh nghiệp có thể sử dụng:

  • Quảng cáo sử dụng trò chơi thương hiệu

Các doanh nghiệp sẽ tự tạo ra trò chơi điện tử riêng với nội dung quảng cáo được tích hợp một cách thông minh dưới dạng video. Trò chơi được sử dụng để quảng bá thường có kích thước không quá lớn và có thể được truy cập từ Internet hoặc thông qua trình duyệt web.

Gần đây, việc truy cập trò chơi trực tiếp từ trình duyệt web đã trở nên phổ biến hơn và được ưa chuộng hơn. Tại đây, game được tạo ra với mục đích chính là để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ giúp nâng cao hình ảnh thương hiệu.

  • Quảng cáo sử dụng trò chơi thông thường

Một ưu điểm của hình thức này là cho phép doanh nghiệp lựa chọn quảng cáo trên các trò chơi đang được nhiều dùng truy cập, sử dụng phổ biến. Điều này giúp doanh nghiệp tiếp cận được lượng lớn khách hàng tiềm năng hơn so với hình thức quảng cáo sử dụng trò chơi thương hiệu. 

Bên cạnh đó, bạn cần đảm bảo các quảng cáo được chèn vào một cách tự nhiên, không gây gián đoạn cho người dùng. Điều này sẽ giúp người chơi dễ dàng có cảm xúc tích cực và sẵn sàng tương tác với quảng cáo nhờ sự hấp dẫn, thú vị.

Cách triển khai advergaming marketing
Lựa chọn kênh và hình thức phù hợp

Ví dụ về chiến dịch Advergaming Marketing thành công?

Pepsi Invaders là một trò chơi arcade độc đáo được phát triển bởi Coca-Cola vào đầu những năm 1980. Trò chơi này lấy cảm hứng từ Space Invaders, một trong những trò chơi điện tử kinh điển và phổ biến nhất.

Tuy nhiên, thay vì bắn vào những sinh vật ngoài hành tinh, người chơi sẽ nhắm vào các phi thuyền mang logo "PEPSI".

Có thể nói, cách thức tích hợp Advergaming vào chiến lược Marketing tổng thể vẫn còn mới lạ ở thời điểm này. Được thiết kế để chạy trên hệ máy Atari 2600, Pepsi Invaders tận dụng sự quen thuộc của Space Invaders để tạo ra một trải nghiệm mới lạ cho người chơi.

Điểm độc đáo của trò chơi nằm ở việc sử dụng hình ảnh đối thủ cạnh tranh là Pepsi. 

Chiến dịch Advergaming marketing của Pepsi
Pepsi là ví dụ điển hình về triển khai chiến dịch Advergaming Marketing

Bên cạnh đó, thương hiệu còn nhấn mạnh thông điệp xuất hiện khi người chơi giành chiến thắng: "Coke Wins". Đây là một cách ngầm khẳng định sự vượt trội của Coca-Cola so với đối thủ của mình. 

Tuy nhiên, việc trực tiếp đưa đối thủ cạnh tranh vào trò chơi và khẳng định mình là người chiến thắng đã tạo nên một số tranh cãi. Điều này khiến Pepsi Invaders trở thành một phần của lịch sử Advergaming. Đồng thời, thương hiệu cũng cho thấy được sự cạnh tranh không khoan nhượng giữa hai nhãn hàng lớn.

Bài viết đã giúp bạn tìm hiểu Advergaming Marketing là gì và cách triển khai chiến dịch quảng cáo qua game hiệu quả. Advergaming marketing đã chứng minh rằng, khi được triển khai một cách thông minh, trò chơi có thể trở thành một công cụ mạnh mẽ để tiếp thị. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào khác thì hãy liên hệ Bizfly để được giải đáp nhé!

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly