Chiến lược App Retargeting đang được ứng dụng nhiều trong các chiến dịch marketing. Nhờ vào việc nhắm mục tiêu lại những khách hàng đã tương tác với ứng dụng nhưng chưa chuyển đổi, các thương hiệu có thể giảm thiểu ngân sách marketing và tăng tương tác. Bạn hãy cùng Bizfly tìm hiểu ngay chiến lược này qua bài viết bên dưới nhé!
App retargeting là một chiến lược quảng cáo trên thiết bị di động mà nhiều marketer đang sử dụng. Nó cho phép bạn tăng cường sự tương tác với khách hàng tiềm năng bằng cách sử dụng dữ liệu về hành vi trực tuyến của họ. Khi một khách hàng ghé thăm trang web của bạn, thông tin về các hoạt động của họ trên trình duyệt sẽ được lưu trữ thông qua cookies.
Dựa trên dữ liệu này, App retargeting giúp quảng cáo của bạn hiển thị liên tục trên các nền tảng trực tuyến mà khách hàng sử dụng. Điều này không chỉ giúp tăng cường nhận thức về thương hiệu mà còn khuyến khích khách hàng quay lại ứng dụng của bạn.
Ví dụ, Studio C phát triển một ứng dụng game mới và tạo trang web để quảng bá cho game đó. Khi người chơi quan tâm và muốn tìm hiểu thêm về game, họ sẽ truy cập vào trang web của Studio C để lấy thông tin.
Để duy trì sự quan tâm và kích thích người dùng tải xuống game hoặc thực hiện mua trong ứng dụng, Studio C đã triển khai một chiến dịch retargeting nhắm mục tiêu vào những người đã ghé thăm trang web. Khi đó, quảng cáo về tựa game sẽ xuất hiện trên các kênh mạng xã hội và các trang tin tức trực tuyến mà người dùng đó thường xuyên truy cập.
Hiện nay, chiến lược retargeting đã được tích hợp sẵn trên nhiều nền tảng quảng cáo trực tuyến lớn như Google và Facebook. Tính năng này cung cấp cho các nhà quảng cáo một công cụ mạnh mẽ để tiếp cận lại khách hàng tiềm năng.
Ngày nay, chiến lược tiếp thị bằng App Retargeting ngày càng được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng. Lý do là vì hình thức marketing này đem lại những ưu điểm tuyệt vời cho thương hiệu. Cùng Bizfly tìm hiểu ngay nhé.
Chiến lược App Retargeting là một cách hiệu quả để tăng sự nhận biết về ứng dụng của bạn. Theo nghiên cứu của AppsFlyer, retargeting có thể tăng tỷ lệ người dùng quay lại từ 1,4% đến 3,5%. Điều này giúp củng cố mối quan hệ với khách hàng và tạo ra giá trị lâu dài.
Spotify là một ví dụ tiêu biểu về cách sử dụng App Retargeting. Họ sử dụng thông điệp cá nhân hóa dựa trên sở thích âm nhạc của người dùng để khuyến khích họ quay lại sử dụng dịch vụ. Điều này không chỉ tăng khả năng tái sử dụng mà còn làm tăng nhận thức về thương hiệu.
Dữ liệu từ AppsFlyer cho thấy, tỷ lệ bán hàng thành công từ người dùng cũ lên đến 60-70%. Trong khi đó, tỷ lệ này ở những khách hàng mới chỉ dao động ở mức 5-20%. Do đó, thay vì tập trung ngân sách vào việc thực hiện các chiến dịch thu hút người dùng mới. Bạn có thể dùng chiến lược App Retargeting để duy trì mối quan hệ với user cũ.
Ví dụ: Uber đã sử dụng chiến lược retargeting để nhắm mục tiêu đến những người dùng đã tải ứng dụng nhưng không sử dụng hoặc có tần suất sử dụng thấp. Họ triển khai các quảng cáo retargeting cá nhân hóa, hiển thị ưu đãi đặc biệt như mã giảm giá cho chuyến đi tiếp theo Bằng cách này, Uber đã tạo động lực cho khách hàng quay trở lại dùng ứng dụng .
Mặt khác, retargeting còn đóng vai trò là công cụ tối ưu hóa ngân sách marketing thông minh. Theo Eco Mobile, chiến dịch retargeting mang lại tỷ lệ chuyển đổi cao gấp 10 lần so với quảng cáo truyền thống.
Cụ thể, một báo cáo đã chỉ ra rằng việc đầu tư ngân sách vào việc phân tích thị trường, dữ liệu, tối ưu hóa ứng dụng chỉ giúp bạn thu hút được 55% user có khả năng sử dụng app. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng retargeting để tiếp cận người dùng với mức phí rẻ mà vẫn đạt hiệu quả cao.
Trong trường hợp khách hàng cần thêm thời gian để cân nhắc trước khi đăng ký hoặc tải ứng dụng, chiến lược retargeting đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự hiện diện của thương hiệu trong tâm trí họ.
Điều này không chỉ giúp thương hiệu luôn nằm trong phạm vi suy nghĩ của người tiêu dùng mà còn tăng cơ hội chuyển đổi khi họ đã sẵn lòng. Bằng cách sử dụng dữ liệu từ hành vi trước đó của khách hàng, retargeting tinh chỉnh các thông điệp quảng cáo để chúng trở nên phù hợp và cá nhân hóa hơn.Từ đó, bạn có thể thúc đẩy người dùng đăng ký hoặc tải app.
Thực hiện chiến lược App Retargeting có thể dễ dàng hơn bạn nghĩ, chỉ cần tuân theo một quy trình bước đầu tiên rõ ràng.
Ở bước đầu tiên, doanh nghiệp phải xác định mục tiêu chính của mình là gì. Liệu bạn cần tăng tỷ lệ chuyển đổi, cải thiện tương tác người dùng hay tăng doanh thu? Việc xác định mục tiêu cụ thể sẽ tạo nền tảng vững chắc cho các bước tiếp theo.
Để xây dựng chiến lược App Retargeting thành công, việc tạo lập một phễu hành trình người dùng cụ thể và chi tiết là bước không thể bỏ qua. Phễu này sẽ giúp bạn định hướng người dùng từ việc làm quen với app đến quyết định đăng ký dịch vụ, mua hàng hoặc sử dụng tính năng mới.
Lưu ý, bạn nên nghiên cứu thói quen, sở thích của khách hàng để xây dựng phễu phù hợp. Điều này cũng giúp doanh nghiệp cá nhân hoá được từng tệp người dùng. Nhờ đó, chiến dịch của bạn sẽ thành công hơn.
Sau đó, bạn cần phân tích lý do ngừng sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ, chẳng hạn như tại sao người dùng không còn sử dụng ứng dụng nữa. Điều này giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hành vi của người dùng trong ứng dụng và có cơ sở để điều chỉnh chiến lược tiếp theo. Đồng thời, bạn cũng cần đồng bộ thời gian phân bổ App Retargeting để tránh trùng lặp với các chiến dịch quảng cáo khác đang diễn ra song song.
Cuối cùng, doanh nghiệp nên sử dụng các công cụ như Deep Links để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng từ quảng cáo đến ứng dụng. Đồng thời, giai đoạn này là cơ hội để thương hiệu phân tích kỹ lưỡng KPI (chỉ số hiệu suất chính) và chỉ số tái tạo liên kết (re-engagement). Bằng cách này, bạn có thể tối ưu hóa hiệu suất của các chiến lược App Retargeting hiện tại và tương lai để đạt được kết quả tốt nhất.
Nexon, một trong những tên tuổi lớn trong ngành game Hàn Quốc, đã hợp tác với Remerge để tăng cường hiệu suất hoàn vốn từ quảng cáo (ROAS) cho tựa game MapleStory M ở Hàn Quốc. Mục tiêu chính của họ là tối ưu hóa 'ROAS sau 7 ngày' (ROAS D7) và giảm chi phí tái phân bổ người dùng.
Để đạt được điều này, Nexon đầu tiên tập trung vào việc tiếp cận những người chơi không tương tác với ứng dụng trong 7 ngày qua. Dựa vào lịch sử mua hàng của từng người chơi, Nexon và Remerge đã phân loại người dùng thành các nhóm cụ thể.
Remerge sau đó tiến hành tiếp cận mỗi nhóm người dùng với quảng cáo được cá nhân hóa. Bằng cách sử dụng các thuật toán cao cấp để tự động điều chỉnh giá thầu quảng cáo, Remerge đã hỗ trợ Nexon đạt được ROAS cao hơn lên đến 138%.
Bài viết đã giúp bạn tìm hiểu về chiến lược App Retargeting và cách xây dựng chiến dịch nhắm mục tiêu lại hiệu quả. Trong quá trình thực hiện, bạn hãy lưu ý chọn đúng tệp người dùng cần retargeting và xác định rõ mục tiêu quảng cáo của mình. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về phương thức tiếp thị này thì hãy liên hệ Bizfly để được giải đáp nhé!
Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” – John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại