Bán hàng đa kênh là gì? Top 9 phần mềm bán hàng đa kênh tốt nhất

Thủy Nguyễn 19/05/2021

Bán hàng đa kênh có xu hướng phát triển đầy tiềm năng mang về nhiều hiệu quả trong kinh doanh đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Việc sử dụng các phần mềm bán hàng đa kênh giúp doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát mọi hoạt động từ thông tin khách hàng, tình trạng hàng tồn kho, trạng thái của đơn hàng cho đến doanh thu định kỳ...

Để hiểu rõ hơn về bán hàng đa kênh là gì và ưu, nhược điểm và những phần mềm bán hàng đa kênh tốt nhất hiện nay, bạn đọc hãy cùng Bizfly tìm hiểu ngay qua bài viết phía dưới.

Bán hàng đa kênh là gì? 

Bán hàng đa kênh (Omnichannel) là sự tích hợp nhiều mô hình bán hàng lại với nhau nhằm mục đích đưa sản phẩm, dịch vụ kinh doanh có thể tiếp thị và thu hút khách hàng ở nhiều nền tảng khác nhau.

Các mô hình khi bán hàng đa kênh phổ biến như:

  • Sàn thương mại điện tử: Shopee, lazada, tiki,...
  • Mạng xã hội: Facebook, zalo, instagram,...
  • Website và các ứng dụng mua hàng online.

Khi lựa chọn và áp dụng một trong những mô hình bán hàng đa kênh này lại với nhau, sẽ tạo thành một hệ thống tuần hoàn giúp khách hàng dễ dàng mua sắm, có những trải nghiệm hữu ích và thú vị. Từ đó, giúp doanh nghiệp có cách bán hàng thông minh và hiệu quả.

Bán hàng đa kênh là gì

Bán hàng đa kênh là gì?

Vì sao nên bán hàng đa kênh? 

Internet phát triển, bán hàng đa kênh được nhiều doanh nghiệp lựa chọn sử dụng vì những ưu điểm sau đây:

Khách hàng dễ dàng mua sắm

Với giải pháp bán hàng đa kênh, dù ở nền tảng nào khách hàng cũng có thể đặt mua hàng đơn giản thông qua kết nối internet.

Nắm bắt nhu cầu thị trường

Thông qua sự tương tác của khách hàng trên các kênh bán hàng giúp doanh nghiệp có những chiến lược kinh doanh hiệu quả. Các thuật toán bán hàng trên các kênh thường xuyên thay đổi và gây khó khăn trong việc bán hàng. Chính vì thế, việc chọn bán hàng đa kênh để đăng bán sản phẩm giúp cho quá trình bán hàng không gặp lỗi.

Vì sao doanh nghiệp nên bán hàng đa kênh

Vì sao doanh nghiệp nên bán hàng đa kênh?

Phát triển thương hiệu

Mạng xã hội có sức lan tỏa nhanh chóng, vì vậy việc tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng đã trở nên đơn giản hơn. Việc bán hàng đa kênh sẽ giúp cho thương hiệu của doanh nghiệp được biết đến nhiều hơn và in sâu trong tâm trí khách hàng.

Ưu, nhược điểm khi bán hàng đa kênh 

Bizfly chia sẻ tới bạn những ưu nhược điểm khi sử dụng và bán hàng đa kênh dưới đây.

Ưu điểm

  • Không gian tiếp cận khách hàng được mở rộng thông qua các kênh như: facebook, zalo, shopee,...
  • Khi khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ, thông tin khách hàng sẽ được lưu lại trên hệ thống giúp bạn quản lý và có chiến lược marketing hiệu quả. 
  • Các phần mềm khi sử dụng bán hàng đa kênh được tối ưu, giúp cho quá trình bán hàng, từ việc lên đơn, lựa chọn nhà vận chuyển và mang gửi đi bán, các đơn hàng từ các kênh bán khác nhau được tự động cập nhật trên phần mềm giúp kiểm soát doanh thu.
  • Tiết kiệm được nhiều thời gian và bán hàng trên nhiều nơi nhưng chỉ cần quản lý tại 1 nơi duy nhất.

Ưu, nhược điểm khi bán hàng đa kênh

Ưu, nhược điểm khi bán hàng đa kênh 

Nhược điểm

  • Việc bán hàng đa kênh cũng có thể mang đến hiệu suất bán hàng giảm, gặp nhiều rủi ro về tài chính và nguồn nhân lực nếu doanh nghiệp không đảm bảo quản lý được các kênh bán hàng.
  • Mất thời gian để kiểm chứng đâu là kênh bán hàng hiệu quả để phân loại tỷ trọng đầu tư cho các kênh.

Đó là những mặt tích cực và hạn chế khi bán hàng đa kênh hiện nay. Bạn nên suy nghĩ và lựa chọn ra một mô hình đa kênh thích hợp để phát triển sản phẩm chứ không nhất thiết phải sử dụng tất cả các nền tảng.

Xu hướng bán hàng đa kênh hiện nay

Thương mại điện tử

Ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, mua sắm online trên các nền tảng thương mại điện tử đã dần trở thành thói quen của đa số người tiêu dùng. Vì thê, việc áp dụng mô hình bán hàng đa kênh Omnichannel trên thương mại điện tử sẽ tạo ra cơ hội lớn cho việc thúc đẩy doanh số. 

Mặt khác, việc quản lý kho và hàng hóa thông qua mô hình Omnichannel trên thương mại điện tử cũng giúp giảm thiểu tình trạng thiếu hàng và lượng hàng tồn kho.

Bán hàng trên mạng xã hội

Đến năm 2022, 82% tổng traffic trực tuyến sẽ đến từ video và theo dự đoán một người bình thường sẽ dành khoảng 100 phút/ngày để xem video. Đây chính là tài nguyên mà các doanh nghiệp cần khai thác, phục vụ cho quá trình quảng bá sản phẩm của mình. 

 Theo một thống kê, có hơn 52% người dùng mua hàng từ doanh nghiệp họ có thể nhắn tin. Các nền tảng khác như Instagram, LinkedIn, Tik Tok cũng được người dùng ưa chuộng và trở thành công cụ tạo điểm chạm ở mọi kế hoạch media marketing. 

Xu hướng tư vấn bằng chat online

Khách hàng có xu hướng ưa chuộng việc tìm hiểu sản phẩm qua việc tìm hiểu thông tin mà doanh nghiệp cung cấp và mong muốn được giải đáp thông qua tin nhắn. Việc sử dụng các công cụ chat khiến họ cảm thấy thuận tiện hơn, họ có thể tiếp tục tìm hiểu thông tin khi họ thực sự có thời gian mà không phải ra trực tiếp tới địa điểm bán hàng. 

Doanh nghiệp có thể thực hiện những phương án chăm sóc và trả lời khách hàng qua các nền tảng online như website, mạng xã hội, email,... Song, cũng cần đảm bảo những thông tin trả lời cần ngắn gọn, đi đúng vào trọng tâm vấn đề của khách hàng. 

Kết hợp Omnichannel với công nghệ 

Việc kết hợp Omnichannel cùng với công nghệ sẽ cho doanh nghiệp thấy rõ được mọi thống kê số liệu về sở thích khách hàng đối với sản phẩm một cách chặt chẽ. Từ những số liệu này, có thể thiết lập những chính sách, chiến lược có giá trị cao, đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng trên mọi kênh mua sắm. 

Xem thêm: Phần mềm bán hàng đa kênh online toàn diện nhất hiện nay

Kinh nghiệm bán hàng đa kênh trong xu hướng công nghệ mới 

Để tạo ra đơn, sau đây là những kinh nghiệm sẽ giúp ích cho bạn bán hàng hiệu quả.

Vẽ được chân dung khách hàng

Để bán hàng đa kênh hiệu quả, bạn cần vẽ chân dung khách hàng, tạo ra bộ hồ sơ khách hàng cụ thể để mang đến một bức tranh toàn diện về người mua. Từ đó giúp khách hàng có thể trải nghiệm mua hàng hoàn chỉnh.

Kinh nghiệm bán hàng đa kênh hiệu quả

Kinh nghiệm bán hàng đa kênh hiệu quả 

Tương tác với khách hàng trên kênh họ yêu thích

Gửi các tin nhắn chăm sóc khách hàng, các chương trình khuyến mãi trên các kênh mà họ thường xuyên truy cập và tương tác với bạn để xây dựng thương hiệu trong lòng họ.

Kết nối dữ liệu, data khách hàng

Bên cạnh việc xây dựng bộ hồ sơ khách hàng cụ thể thì để bán hàng đa kênh được thì doanh nghiệp phải kết nối và xử lý thông tin khách hàng chi tiết để việc tiếp cận khách hàng tiềm năng trở nên đơn giản hơn.

Hiểu được bán hàng đa kênh là gì, ưu nhược điểm của nó sẽ giúp bạn lựa chọn được kênh bán hàng phù hợp. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn kinh doanh và bán hàng một cách hiệu quả. 

Quản lý bán hàng - Bứt tốc doanh thu nhờ BizShop - Phần mềm quản lý bán hàng Online
Lựa chọn hàng đầu của +3,500 Doanh nghiệp

Dùng thử ngay Tìm hiểu thêm

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly