Core web vitals là gì và cách tối ưu hiệu quả cho website

Thủy Nguyễn 03/12/2021

Mới đây, google đã đặt tên cho 3 chỉ số trải nghiệm người dùng bao gồm tốc độ tải trang, khả năng tương tác và tính ổn định về mặt hiển thị của website có tên là core web vitals. Các chỉ số này có tính thân thiện hơn rất nhiều so với HTTPs và các thiết bị di động.

Trong bài viết sau, Bizfly sẽ giúp bạn hiểu thuật ngữ core web vitals là gì cũng như mức độ ảnh hưởng của CWV trong SEO website.

Core web vitals là gì? 

Core web vitals là kết quả của một quá trình tìm kiếm và nghiên cứu lâu dài các chỉ số về trải nghiệm người dùng đáng tin cậy nhất được áp dụng cho tất cả các trang web. Mỗi một core web vitals sẽ là một đại diện cho một yếu tố phản ánh được trải nghiệm người dùng và có khả năng đo lường được thời gian thực và trải nghiệm thực tế của những người truy cập web.

Core web vitals là gì

Core web vitals là gì? 

Bộ chỉ số hiện tại trong năm 2020 của core web vitals sẽ tập trung vào ba khía cạnh chính trong trải nghiệm người dùng. Bao gồm Loading (tốc độ tải), Interactivity (tính tương tác) và Visual Stability (tính ổn định).

Bizfly cung cấp bộ giải pháp chuyển đổi số (chatbot, CRM, Email Marketing và thiết kế website​...) giúp doanh nghiệp tăng trưởng 100% doanh thu, tiết kiệm 50% chi phí

KHÁM PHÁ NGAY

Tầm quan trọng của core web vitals trong SEO 

Để có thể hiểu một cách rõ ràng hơn nữa core web vitals là gì, bạn nên tìm hiểu thêm về tầm quan trọng cũng như những lợi ích mà kết quả này có thể mang lại cho các doanh nghiệp ứng dụng nó:

  • Sử dụng ​​core web vitals giúp mang đến cho người sử dụng website của bạn cảm giác trải nghiệm mượt mà với tốc độ tải trang cực kỳ nhanh chóng. Điều này sẽ giúp giữ chân khách hàng hiệu quả, giúp họ đọc nội dung của bạn lâu hơn, nhiều hơn đồng thời thực hiện các nhu cầu mua hàng cũng cao hơn.
  • Core web vitals là một bộ chỉ số các tác động mạnh mẽ đến SEO. Bởi Google đã quyết định trải nghiệm khách hàng chính là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá và xếp hạng chất lượng cũng như mức độ uy tín của trang.

Các công cụ giúp kiểm tra chỉ số core web vitals 

Bạn phải thường xuyên kiểm tra chỉ số core web vitals để đảm bảo tính trải nghiệm cho khách hàng. Vì vậy, bạn có thể áp dụng một số công cụ giúp kiểm tra core web vitals dưới đây.

Page Speed Insight 

PageSpeed Insight (PSI) là công cụ có khả năng báo cáo hiệu suất thử nghiệm cũng như thực tế của một trang web trên hai thiết bị bao gồm thiết bị máy tính để bàn và thiết bị điện thoại di động. Công cụ này sẽ giúp các nhà phát triển thấy được một cách tổng quan nhất cách người dùng trải nghiệm trang web trong thế giới thực.

Các công cụ giúp kiểm tra chỉ số core web vitals

Các công cụ giúp kiểm tra chỉ số core web vitals 

Chrome extension 

Chrome extension sẽ giúp bạn đo lường được ba chỉ số của core web vitals (TBT, LCP và CLS) theo thời gian thực cho Google Chrome của máy tính để bàn. Điều này là vô cùng hữu ích bởi nó sẽ giúp bạn nhanh chóng phát hiện được những vấn đề phát sinh có thể xảy ra trong quy trình phát triển trang web đồng thời giúp đánh giá hiệu suất của core web vitals hiệu quả khi bạn tiến hành duyệt web.

Lighthouse 

Lighthouse là công cụ kiểm tra chỉ số core web vitals hoàn toàn tự động. Với công cụ này, các nhà phát triển có thể chẩn đoán một cách chính xác các sự cố và xác định được những cơ hội để cải thiện trải nghiệm cho những người dùng truy cập vào trang web của họ.

Lighthouse 6.0 là phiên bản mới nhất mới được phát hành trong năm 2020. Bao gồm ba chỉ số tối ưu trải nghiệm đó là chỉ số Total Blocking Time (TBT), Largest Contentful Paint (LCP) và chỉ số Cumulative Layout Shift (CLS).

Google search console 

Các báo cáo về chỉ số core web vitals của Google search console sẽ giúp bạn có thể xác định được các nhóm trang trên website cần được lưu ý với các số liệu dựa trên các dữ liệu trường thực tế. Hiệu suất của URL sẽ được tổng hợp theo loại số liệu, trạng thái và các nhóm URL tương tự. Nếu một URL không có đủ dữ liệu về các chỉ số LCP, FID và CLS sẽ bị loại khỏi báo cáo.

Xem thêm: Google Search Console là gì? Tính năng và cách sử dụng

Hướng dẫn cách tối ưu chỉ số core web vitals  

Bất kỳ người dùng nào kể cả bạn khi ứng dụng core web vitals thì đều phải biết cách tối ưu chỉ số core web vitals là gì để gia tăng khả năng cạnh tranh cũng như tránh được những đánh giá tiêu cực từ Google.

Vì vậy, bạn có thể tham khảo và thực hiện một số cách tối ưu core web vitals được chia sẻ sau.

Hướng dẫn cách tối ưu chỉ số core web vitals

Hướng dẫn cách tối ưu chỉ số core web vitals

  • Sử dụng các báo cáo web vitals và GSC mới để bạn có thể hiểu hơn về website của mình cũng như sự phân loại URL trên website.
  • Xác định rõ ràng và chi tiết nhất các vấn đề cần phải cải thiện đồng thời sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các chỉ số dựa trên hiệu suất, tác động, quy mô và tiến hành tối ưu hoá. 
  • Thực hiện tham chiếu chéo cho các URL “kém" với các dữ liệu công cụ khác và được gắn cờ cho từng chỉ số với các dữ liệu GA và GSC khác.
  • Tiến hành kiểm tra, thử nghiệm và triển khai core web vitals trên một mẫu trang web đồng thời đo lường các tác động khác lên mẫu trang web đó.
  • Thực hiện triển khai chỉ số core web vitals trên quy mô lớn cho các URL bị ảnh hưởng đồng thời đo lường các tác động lên tất cả các URL bị ảnh hưởng đó.

Xem thêm: Top 8 công cụ kiểm tra tốc độ web chính xác nhất

Áp dụng các chỉ số core web vitals trong trải nghiệm khách hàng là cách tối ưu mang lại sự phát triển lâu dài và thành công cho chính doanh nghiệp của bạn. Với những kiến thức mà Bizfly chia sẻ, bạn đã có thể hiểu rõ core web vitals là gì để nhận được những giá trị lợi ích hiệu quả trong công việc kinh doanh và tiếp cận khách hàng.

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly