UX là gì? Các yếu tố quan trọng khi thiết kế UX mà bạn cần biết 

Thủy Nguyễn 03/05/2024

UX không chỉ đóng vai trò chủ chốt trong quá trình thiết kế trải nghiệm người dùng mà còn góp phần không nhỏ cho sự phát triển thương hiệu của doanh nghiệp. Vậy UX là gì? Nó đóng vai trò ra sao trong việc nâng cao trải nghiệm người dùng. Cùng Bizfly tham khảo ngay bài viết dưới đây. 

Theo một số nghiên cứu, có tới 70% người mua sắm sẽ thực hiện hủy bỏ giao dịch nếu họ không có trải nghiệm tốt với website. Cũng theo một vài thống kê khác, 88% người dùng sẽ không quay trở lại một trang web hay một ứng dụng nếu tốc độ tải trang của nó quá chậm hoặc giao diện xấu, không khoa học. Theo đó, ta thấy rằng trải nghiệm người dùng đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

UX là gì? 

UX (User Experience) tạm dịch là trải nghiệm người dùng. Hiểu đơn giản, nó là các hoạt động trải nghiệm của người dùng trong quá trình tương tác với sản phẩm, trang web, ứng dụng của doanh nghiệp. Các hành động này không chỉ thể hiện ở việc sử dụng các tính năng mà còn bao gồm các khía cạnh như: Giá trị cảm xúc, giá trị nhận được của khách hàng khi tương tác. 

Ví dụ, khi thiết kế một website bán mỹ phẩm, bạn cần chú trọng vào trải nghiệm người dùng như tốc độ tải trang nhanh, giao diện khoa học, thuận tiện quá trình mua sắm. Bằng cách phân loại các sản phẩm làm sạch, sản phẩm dưỡng ẩm, sản phẩm trị mụn, trị nám, tàn nhang hay các sản phẩm makeup riêng biệt. Qua đó, người mua dễ dàng theo dõi thông tin, tìm kiếm và thao tác mua hàng đơn giản, nhanh chóng.

UX là trải nghiệm người dùng trong quá trình tương tác với dịch vụ của doanh nghiệp
UX là trải nghiệm người dùng trong quá trình tương tác với dịch vụ của doanh nghiệp

Tầm quan trọng của UX

UX đóng vai trò quan trọng trong quá trình kinh doanh. Đọc ngay thông tin bên dưới để biết UX nó đem lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp.

Đáp ứng nhu cầu của người dùng

Bằng cách tập trung vào cải thiện, nâng cao trải nghiệm người dùng, doanh nghiệp sẽ tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng, từ đó nâng cao sự hài lòng và giữ chân khách hàng trong quá trình sử dụng sản phẩm, dịch vụ.

Một ví dụ điển hình cho việc đáp ứng nhu cầu khách hàng đó là ứng dụng học ngoại ngữ Duolingo. Ứng dụng này hỗ trợ người dùng học đa dạng các ngôn ngữ, với nhiều phần luyện tập như từ vựng, ngữ pháp, luyện phát âm, nhắc nhở làm bài tập mỗi ngày. Bởi các trải nghiệm tuyệt vời mà nó mang lại, nó đã thu hút được hàng triệu người dùng trên khắp thế giới. 

Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp

Một sản phẩm có UX tốt, được người dùng đánh giá cao sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản chi phí lớn trong việc thay đổi, chỉnh sửa thiết kế định kỳ. Bên cạnh đó, theo một số nghiên cứu, khi đầu tư vào thiết kế UX, sẽ giúp doanh nghiệp xác định đúng nhu cầu của người dùng, tránh thiết kế các tính năng không cần thiết. 

Đồng thời giảm thiểu chi phí thực hiện sửa đổi, sửa lỗi, chi phí marketing và gia tăng khả năng mua hàng lần kế tiếp của khách hàng, góp phần mở rộng thị phần, gia tăng doanh thu. 

5 yếu tố quan trọng khi thiết kế UX

Các yếu tố quan trọng khi thiết kế UX mà doanh nghiệp cần lưu ý:

Tâm lý người dùng (Psychology) 

Hiểu rõ các nguyên tắc tâm lý, hành vi và nhu cầu của người dùng sẽ thuận tiện hơn trong quá trình doanh nghiệp nâng cao thiết kế trải nghiệm người dùng. Để làm rõ được yếu tố tâm lý này, doanh nghiệp có thể đặt ra một số câu hỏi như:

  • Khi truy cập trang web của bạn khách hàng cảm thấy thế nào?
  • Họ mong đợi điều gì khi click vào trang web?
  • Họ có đạt được mục đích khi vào trang web của bạn?
  • Khách hàng có quay lại trang web của bạn lần tiếp theo không?
Tâm lý người dùng là yếu tố quan trọng khi thiết kế UX

Tâm lý người dùng là yếu tố quan trọng khi thiết kế UX

Tính khả dụng (Usability) 

Một sản phẩm có tính khả dụng cao có nghĩa là nó dễ sử dụng, dễ tiếp cận và hiệu quả trong việc giúp người dùng đạt được mục tiêu của mình. 

Doanh nghiệp cần tập trung vào việc tạo ra giao diện trực quan, khoa học, dễ nhìn và tính năng linh hoạt, tương tác tốt, đồng thời cung cấp hướng dẫn rõ ràng cho người dùng trong quá trình sử dụng.

Thiết kế (Design)

Thiết kế đẹp mắt và hợp xu hướng thị trường không chỉ tạo ra ấn tượng tốt mà còn tạo cảm giác chuyên nghiệp và đáng tin cậy cho người dùng.

Ngoài ra, việc sử dụng màu sắc, hình ảnh, biểu đồ và các yếu tố thiết kế khác có thể tăng cường trải nghiệm người dùng và giúp doanh nghiệp truyền đạt thông tin một cách hiệu quả. Để có một thiết kế UX phù hợp, doanh nghiệp có thể đặt ra một số câu hỏi như:

  • Thiết kế này có đại diện cho thương hiệu không?
  • Người dùng khi truy cập có tin tưởng không?
  • Thiết kế trải nghiệm người dùng này đã làm khách hàng hài lòng chưa?
  • Thiết kế này đã hướng người dùng đến đúng mục tiêu chưa?

Sáng tạo nội dung (Copywriting) 

Việc sử dụng từ ngữ hấp dẫn, mô tả sản phẩm/dịch vụ một cách rõ ràng và tạo cảm xúc giúp nâng cao khả năng tiếp cận và thuyết phục người dùng của trang web hoặc ứng dụng. 

Sáng tạo nội dung cũng nên tập trung vào việc cung cấp thông tin hữu ích và hướng dẫn rõ ràng, trực quan và đơn giản cho người dùng.

Phân tích số liệu (Analytics) 

Phân tích số liệu là yếu tố quan trọng để đánh giá hiệu quả của trải nghiệm người dùng và cải thiện nó theo thời gian. Bằng cách sử dụng các công cụ phân tích như Google Analytics, doanh nghiệp có thể thu thập thông tin về hành vi người dùng, tương tác và hiệu suất của sản phẩm.

Dựa trên dữ liệu này, có thể đưa ra các quyết định phù hợp để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của họ.

Phân tích số liệu để thiết kế trải nghiệm người dùng phù hợp

Phân tích số liệu để thiết kế trải nghiệm người dùng phù hợp

Quy trình thiết kế UX 

Thiết kế trải nghiệm người dùng bao gồm các bước để tạo ra một sản phẩm tốt, đáp ứng được nhu cầu của người dùng. Dưới đây là quy trình thiết kế UX:

Bước 1: Nghiên cứu và phân tích

Trước tiên, hãy tìm hiểu và nghiên cứu về người dùng, thị trường và mục tiêu của dự án. Quá trình này bao gồm việc tiếp xúc với các người dùng tiềm năng, tìm hiểu về nhu cầu, mong muốn và khó khăn họ gặp phải. Các dữ liệu thu thập từ đây sẽ được phân tích để xác định các yêu cầu và xu hướng thiết kế.

Bước 2: Thiết kế khung giao diện

Đây là giai đoạn xác định một cấu trúc tổ chức chung cho giao diện người dùng, định rõ các thành phần chính, tính năng và chức năng cần được thiết kế. Quá trình này giúp định hình sơ đồ trang và bố cục trong giao diện. 

Bước 3: Tạo wireframe

Wireframe là một phiên bản tĩnh, đơn giản của giao diện người dùng, tập trung vào cấu trúc mà không quan tâm đến các yếu tố thiết kế chi tiết. Wireframe giúp hiển thị vị trí và sắp xếp bố cục trên giao diện một cách rõ ràng, khoa học nhằm hiểu rõ mục đích của sản phẩm. 

Bước 4: Xây dựng prototype

Đây là phiên bản tương tác của giao diện người dùng, cho phép người dùng trải nghiệm và tương tác với sản phẩm hoặc dịch vụ dưới dạng thực tế. 

Prototype sẽ giúp kiểm tra và xác định sự phù hợp và hiệu quả của giao diện, từ đó tạo cơ sở để cải thiện và hoàn thiện sản phẩm.

Bước 5: Đánh giá và phản hồi

Tiếp theo là thu thập phản hồi và đánh giá từ người dùng về prototype - bản tương tác dùng thử. Điều này giúp xác định những điểm mạnh và điểm yếu của giao diện, hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của người dùng. Phản hồi này được sử dụng để điều chỉnh và cải tiến thiết kế để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dùng.

Bước 6: Thiết kế giao diện

Sau khi đã thu thập phản hồi và có một hiểu biết sâu hơn về người dùng, quá trình thiết kế giao diện chính thức bắt đầu. Thiết kế giao diện bao gồm việc tạo ra các yếu tố thiết kế chi tiết như: Màu sắc, hình ảnh, biểu đồ và phông chữ. Mục tiêu là tạo ra một giao diện hấp dẫn, thú vị và phù hợp với thương hiệu.

Quy trình thiết kế UX phổ biến hiện nay

Quy trình thiết kế UX phổ biến hiện nay

Bước 7: Kiểm tra và phê duyệt

Bước này nhằm đảm bảo rằng giao diện đáp ứng đúng yêu cầu, đúng theo thiết kế và đáp ứng tốt nhu cầu người dùng. Quá trình này bao gồm kiểm tra tính khả dụng, kiểm tra độ tương thích trên nhiều thiết bị và trình duyệt khác nhau.

Bước 8: Triển khai và cập nhật

Sau khi sản phẩm được triển khai, việc theo dõi và cập nhật liên tục là cần thiết để đảm bảo rằng trải nghiệm người dùng vẫn đáp ứng được nhu cầu và tiếp tục cải thiện theo thời gian.

Q&A: UX

Sự khác biệt giữa UI và UX là gì?

Trong thiết kế kỹ thuật số, giao diện người dùng (UI) đề cập đến khả năng tương tác, giao diện của màn hình sản phẩm hoặc trang web, trong khi trải nghiệm người dùng (UX) bao gồm trải nghiệm tổng thể của người dùng với sản phẩm hoặc trang web

Figma là công cụ UI hay UX?

Figma là một công cụ thiết kế UX giúp các nhóm sáng tạo theo những cách mới và làm việc cùng nhau trong thời gian thực.

Có bao nhiêu loại UX?

Có ba chuyên ngành chính trong thiết kế UX:

  • Thiết kế tương tác
  • Thiết kế hình ảnh và kiến ​​trúc thông tin.
  • Thiết kế tương tác tập trung vào cách người dùng tương tác với sản phẩm hoặc dịch vụ. Điều này bao gồm việc thiết kế giao diện người dùng, chẳng hạn như menu và nút.

Làm UX có cần viết code không?

Là nhà thiết kế UX, bạn không cần biết cách viết code. Tuy nhiên, hiểu biết cơ bản về cách xây dựng phần mềm và trang web là điều cần thiết. Bằng cách hiểu các khái niệm và ngôn ngữ lập trình cơ bản, bạn có thể hiểu phần nào trong thiết kế của bạn phức tạp về mặt kỹ thuật.

UX có bị “đe doạ” bởi AI không?

Mặc dù AI sẽ tác động đáng kể đến các khía cạnh của thiết kế UX, nâng cao năng lực của các nhà thiết kế, nhưng kỹ năng con người đặc biệt của các chuyên gia UX vẫn không thể thay thế được. Tuy nhiên, nó sẽ định hình lại đáng kể ý nghĩa của việc trở thành một nhà thiết kế UX và định hình lại toàn bộ quy trình thiết kế.

Xem thêm: Top 10 xu hướng thiết kế UI/UX website thương mại điện tử 2024

Bài viết trên của Bizfly đã giúp bạn hiểu rõ UX là gì và quy trình thiết kế trải nghiệm người dùng đơn giản, dễ hiểu. Truy cập ngay vào website của chúng tôi để có thêm nhiều kiến thức hữu ích.

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly