Với nhiều người, Google Tag Manager là cái tên còn khá xa lạ, nhưng đối với những người làm marketing nói chung và đặc biệt là quản trị website nói riêng, đây lại là một công cụ vô cùng hữu ích giúp đo đếm được hiệu quả cũng như chất lượng website.
Vậy để vận dụng tốt công cụ này, cùng Bizfly tìm hiểu sâu hơn về khái niệm Google Tag Manager là gì và lợi ích của công cụ này trong bài viết dưới đây.
Google Tag Manager - Một trình quản lý thẻ của Google, là công cụ được tạo lập nhằm mục đích cập nhật nhanh chóng và dễ dàng các thẻ như thẻ theo dõi (Google Analytics), thẻ tối tiếp thị (Google Ads, Facebook Pixel), thẻ tối ưu hóa chuyển đổi (Google Optimize, Hotjar, Crazy Egg),.. cho website của bạn.
Google Tag Manager là gì?
Trên thực tế, bạn sẽ phải cài đặt những loại thẻ nói trên vào mã nguồn của website, số lượng thẻ nhiều hay ít là tùy thuộc vào những chiến dịch marketing và quảng bá sản phẩm của các doanh nghiệp. Nếu cấp độ càng cao thì bạn phải dùng càng nhiều thẻ, điều đó dẫn đến việc website của bạn phải load nhiều JS khiến tốc độ tải web bị giảm đi đáng kể, hơn thế nữa còn làm giảm đi các trải nghiệm của người dùng.
Để giải quyết các vấn đề nan giải đó, năm 2012, Google đã cho ra mắt Google tag manager. Một phần mềm chuyên sâu giúp quản lý các thẻ một cách hiệu quả mà không liên quan đến mã nguồn website trên toàn thế giới đã được đón nhận và không ngừng cập nhật các tính năng mới tân tiến hơn.
Nhờ có Google tag manager mà việc cài đặt quá nhiều các thẻ vào mã nguồn của website đã được giản lược, thay vào đó, bạn chỉ cần cài và quản lý các thẻ trên chính ứng dụng Google tag manager mà không liên quan gì đến mã nguồn.
Điều đó giúp làm giảm tối đa những rủi ro có liên quan đến website, giúp tăng tốc độ load của website và hơn thế nữa nó sẽ giải quyết được các vấn đề doanh nghiệp.
Lợi ích mà Google Tag Manager mang lại?
Ngoài ra, Google tag manager còn có vô số những lợi ích khác giúp cho công việc quản trị website của bạn trở nên dễ dàng hơn, là một ứng dụng được đánh giá cao đối với các nhà quản trị website.
Google Tag manager là một phần mềm ứng dụng hữu ích như vậy, thì không còn lý do gì để bạn không cài đặt ngay cho mình phần mềm đó. Ngay sau đây Bizfly sẽ đưa ra các bước cơ bản để cài đặt Google Tag manager.
Bước 1: Thiết lập tài khoản GTM
Bước 2: Tạo và thiết lập container
Cách cài đặt Google Tag Manager
Bước 3: Gắn mã code GTM vào website
*Lưu ý: Đừng quên kiểm tra lại xem mình đã cài đặt Google Tag Manager đúng hay chưa bằng cách cài đặt thêm công cụ Google Tag Assistant vào trình duyệt Chrome đang sử dụng, nếu Google Tag Assistant báo tick xanh thì có nghĩa bạn đã cài đặt thành công, còn nếu màu đỏ thì bạn nên kiểm tra lại nhé!
Khi đã có tài khoản GTM, bạn cũng cần trang bị cho mình cách sử dụng Google Tag Manager hiệu quả. Google Tag Manager có 2 thành phần chính là Tags (hành động) và Triggers (kích hoạt) kết hợp với nhau.
Hướng dẫn sử dụng Google Tag Manager
Trước tiên để sử dụng được GTM, bạn phải thực hiện thêm các thao tác sau:
Bước 1: Tạo thẻ Tag
Bước 2: Xác định trình kích hoạt Triggers
Google Tag Manager sẽ không đăng tải các thay đổi của bạn, thay vào đó bạn cần phải “ Xuất bản" các thay đổi của mình. Tag và trigger đầu tiên thông báo đến GTM sẽ gửi lượt xem pageview lần lượt tới Google Analytics và mỗi khi trang được tải.
Google Tag Manager từ khi được Google cho ra mắt đã nhận được vô số những lời đánh giá tích cực cùng với sự tín nhiệm của người dùng không ngừng được đẩy mạnh. Google Tag Manager sẽ là một công cụ có ích trong những lần giải quyết các vấn đề không chỉ riêng công nghệ số mà còn là công cụ đo đếm, đánh giá hiệu quả của các chiến dịch marketing một cách rõ ràng hơn.
Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” – John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại