Hiệu ứng chim mồi là gì? Top 4 chiến lược hiệu ứng chim mồi nổi bật

Thủy Nguyễn 10/08/2021

Hiệu ứng chim mồi kích thích khách hàng lựa chọn sản phẩm/dịch vụ hay thực hiện một hành động mà doanh nghiệp mong muốn, đây là một thủ thuật tinh tế để doanh nghiệp kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng.Trong bài viết này, Bizfly sẽ cùng bạn tìm hiểu thuật ngữ "hiệu ứng chim mồi là gì?" đồng thời giới thiệu đến bạn top 4 chiến lược hiệu ứng phổ biến và hiệu quả trong kinh doanh hiện nay.

 

Hiệu ứng chim mồi là gì? 

Hiệu ứng chim mồi (Decoy Effect) hay hiệu ứng ưu thế bất cân xứng là một chiến thuật đưa ra mồi nhử để lôi kéo khách hàng lựa chọn sản phẩm theo đúng những gì mà doanh nghiệp mong muốn. Khi đối mặt với các lựa chọn, khách hàng sẽ rất khó khăn trong việc đưa ra quyết định giữa chất lượng và giá cả của sản phẩm.

Khi đối mặt với “con mồi" (lựa chọn thứ 3), quyết định của khách hàng sẽ bị đảo lộn theo chiều hướng mang lại lợi thế cho doanh nghiệp. Tuy nhiên khách hàng vẫn vui vẻ lựa chọn các sản phẩm có giá cao hơn mà không hay biết rằng mình vừa bị “lấy” thêm tiền. 

Hiệu ứng này là một trong những chiến lược được các doanh nghiệp ứng dụng thường xuyên trong lĩnh vực kinh doanh. Nhằm mục đích nâng cao các giá trị sản phẩm có giá thành cao trong mắt của người tiêu dùng, bổ sung thêm lựa chọn cho khách hàng để họ đưa ra quyết định chi tiêu nhiều hơn cho sản phẩm.

Hiệu ứng chim mồi là gì

Hiệu ứng chim mồi là gì? 

Top 4 chiến lược hiệu ứng chim mồi trong kinh doanh 

Chim mồi hiện đang là hiệu ứng được ứng dụng một cách phổ biến và rộng rãi với nhiều chiến lược khác nhau. Dưới đây là những chiến lược hiệu ứng chim mồi được các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất trong kinh doanh.

Quy luật 100 

Quy luật 100 được sử dụng nhiều nhất và thường áp dụng vào các chương trình khuyến mãi, giảm giá và ưu đãi. Một đặc điểm chung của quy luật này dễ dàng thấy được là chính sách giảm giá sẽ được niêm yết theo tỷ lệ phần trăm, nếu số tiền giảm giá cho một sản phẩm khuyến mãi có trị giá nhỏ hơn 100.000 đồng.

Quy luật 100 - Chiến lược hiệu ứng chim mồi trong kinh doanh 

Còn nếu số tiền khuyến mãi giảm giá sản phẩm có trị giá lớn hơn 100.000 đồng thì chính sách khuyến mãi khi niêm yết sẽ dùng đơn vị mà số tiền được giảm giá. Một ví dụ đơn giản mà bạn có thể hình dung như sau:

  • Khi bạn mua một giỏ hàng có mức giá là 80.000 đồng và biển hiệu ghi giảm giá 20% (tức là bạn sẽ được giảm 16.000 đồng). Nhưng thay vì để biển hiệu giảm 16.000 thì doanh nghiệp sẽ để biển 20% bởi nó tạo ấn tượng hơn cho người mua hàng.
  • Còn với một chiếc điện thoại có giá 12 triệu khi được quảng bá là giảm giá 2,5 triệu đồng (tương ứng với 20%) thì khách hàng sẽ ấn tượng với con số 2,5 triệu đồng hơn là con số 20%.

Đây được xem là hiệu ứng đánh trúng được tâm lý khách hàng. Bởi với họ những gì dễ nhìn hơn và lớn hơn sẽ để lại được ấn tượng tốt hơn.

Khách hàng có quyền chọn lựa 

Với việc đặt một sản phẩm có giá thành đắt hơn cùng loại và khác kích thước, doanh nghiệp đã có thể bán được số lượng sản phẩm lớn và doanh thu tăng trưởng mạnh mẽ. Doanh nghiệp khi tạo được cho khách hàng những cơ hội lựa chọn sản phẩm dù phải bỏ nhiều tiền hơn và mua với số lượng lớn hơn cũng vẫn khiến cho họ cảm thấy vui vẻ bởi họ đã mua được giá hời theo sự lựa chọn của mình.

Đây là chiến lược hiệu ứng chim mồi được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất là trong các cửa hàng bán đồ uống hoặc đồ ăn nhanh, khách hàng chỉ cần bỏ thêm chút tiền là có thể nhận được lượng thức ăn lớn hơn và tiết kiệm hơn.

Một ví dụ điển hình có thể thấy là khi bạn đi mua trứng, thấy một khay trứng 10 quả có giá 30.000 đồng và một khay trứng 20 quả với giá 55.000 đồng thì chắc chắn bạn sẽ chọn khay trứng có số lượng 20 quả.

Hiệu ứng con số bên trái 

Hầu hết tất cả những người tiêu dùng đều không có đủ sự kiên nhẫn khi thấy một sản phẩm có dãy số dài loằng ngoằng trên kệ với giá là 599.900 đồng. Bên cạnh đó, số lẻ 99 cũng tạo cho người mua cảm giác rằng món đồ này có mức giá nhỏ hơn với những sản phẩm có mức giá với con số được làm chẵn.

Hiệu ứng con số bên trái 

Có thể hình dung một cách cơ bản, khi bạn mua sản phẩm có giá là 99.900 đồng, bạn sẽ cảm thấy nó rẻ hơn nhiều so với sản phẩm cùng loại có mức giá 100.000 đồng. Mặc dù nó chỉ chênh lệch nhau 100 đồng. 

Xem thêmChiến lược kinh doanh và 8 nguyên tắc thiết lập một chiến lược hiệu quả

Lựa chọn thứ 3 kém hấp dẫn 

Chiến lược hiệu ứng chim mồi này tạo thêm sự lựa chọn thứ 3 cho khách hàng cũng được áp dụng bởi khá nhiều doanh nghiệp và nổi tiếng nhất chính là thương hiệu MCDonald. Cách mà họ ứng dụng chiến lược này rất đơn giản, chỉ với câu “Bạn có muốn dùng thêm khoai tây chiên không" mà doanh thu của doanh nghiệp tăng trưởng một cách mạnh mẽ.

Đây là chiến lược luôn tạo ra sự lựa chọn cho khách hàng dù những lựa chọn đó chỉ là “chim mồi" nhưng lại nhận được sự quan tâm của khách hàng. Bởi họ có được sự lựa chọn chính thức và đưa ra được quyết định mua hàng theo ý của mình.

Có thế thấy chiến thuật chim mồi này không chỉ tác động được đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng mà còn mang lại cho doanh nghiệp những lợi thế tích cực về doanh số. Qua bài viết mà Bizfly đã chia sẻ, bạn đã hiểu hơn hiệu ứng chim mồi là gì và các chiến lược hiệu quả để có thể chọn được loại chiến lược phù hợp nhất với doanh nghiệp mình.

Quản lý bán hàng - Bứt tốc doanh thu nhờ BizShop - Phần mềm quản lý bán hàng Online
Lựa chọn hàng đầu của 5600+ Doanh nghiệp

Dùng thử ngay Tìm hiểu thêm

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly