Để xây dựng một thương hiệu uy tín, có tầm ảnh hưởng tới khách hàng doanh nghiệp cần phải xây dựng hình mẫu thương hiệu phù hợp. Vậy hình mẫu thương hiệu là gì? Đặc điểm của hình mẫu thương hiệu ra sao? Đọc ngay bài viết sau của Bizfly để nắm được các hình mẫu thương hiệu phổ biến trong kinh doanh.
Hình mẫu thương hiệu hay tên tiếng Anh là Brand Archetype. Đây là thuật ngữ do nhà tâm lý học người Thụy Sĩ Carl Jung nghiên cứu và phân tích. Nó được sử dụng nhiều trong marketing. Vậy hình mẫu thương hiệu là gì?
Hình mẫu thương hiệu là thuật ngữ dùng để nói tới hình ảnh, nhân vật hoặc những câu chuyện đại diện cho đặc điểm, tính cách và giá trị mà thương hiệu hướng đến. Thông qua Brand Archetype thương hiệu sẽ kết nối được với khách hàng đồng thời khẳng định được nét độc đáo, riêng biệt cho doanh nghiệp mình.
Việc lựa chọn hình mẫu thương hiệu phù hợp trong kinh doanh là điều vô cùng cần thiết cho doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp phát triển được những chiến lược kinh doanh đúng đắn. Dưới đây là 12 hình mẫu thương hiệu cơ bản mà các doanh nghiệp cần nắm rõ.
Đây là hình mẫu biểu tượng cho sức mạnh, lòng dũng cảm, sứ mệnh cao cả và khát vọng chinh phục mọi khó khăn, thử thách. Mục tiêu của hình mẫu này là truyền cảm hứng đến khách hàng qua việc phá vỡ mọi giới hạn và đạt được thành tích cao.
Một số lĩnh vực có thể áp dụng hình mẫu thương hiệu The Hero như: Dụng cụ thể thao, may mặc trong thể thao,...
Chẳng hạn, thương hiệu Adidas đã sử dụng thành công hình mẫu The Hero trong các chiến dịch quảng cáo, sản phẩm và thông điệp của thương hiệu. Trong chiến dịch "Impossible is Nothing", Adidas đã hợp tác với những vận động viên khuyết tật để truyền tải thông điệp rằng không gì là không thể. Có thể nói rằng hình mẫu The Hero (Người hùng) đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện những giá trị mà Adidas muốn truyền tải đến khách hàng.
Hình mẫu The Creator - Người sáng tạo là hình mẫu đại diện cho sự sáng tạo, khám phá và không ngừng đổi mới. Các thương hiệu theo đuổi hình mẫu này chú trọng vào việc phát triển dịch vụ và các sản phẩm độc đáo, mang tính độc đáo, thúc đẩy sự sáng tạo cho khách hàng. Những thương hiệu theo đuổi hình mẫu này là: Adobe, LEGO, Pinterest,...
Adobe là tập đoàn phần mềm máy tính, sản xuất các phần mềm sáng tạo hàng đầu như Photoshop, Illustrator, Premiere Pro và After Effects. Thiết kế hình mẫu thương hiệu The Creator của Adobe thường gắn liền với những nhà thiết kế, nhiếp ảnh gia, nghệ sĩ và người sáng tạo nội dung khi sử dụng chính sản phẩm của doanh nghiệp này để sáng tạo nên các tác phẩm nghệ thuật có giá trị.
Ý nghĩa của hình mẫu thương hiệu The Outlaw - Người phá vỡ nguyên tắc hướng đến sự tự do, đổi mới và phá vỡ các quy luật. Hình mẫu này có đặc điểm không thích tuân theo quy tắc và luật lệ, không ngại rủi ro và dám đi ngược dòng, điều này thường mang tính chất tranh cãi, đòi hỏi sự đột phá trong hành động và suy nghĩ. Các ngành hàng như: Thể thao mạo hiểm, âm nhạc, thời trang,.. là những ngành hàng phù hợp với hình mẫu này.
Harley-Davidson là hãng sản xuất xe máy của Mỹ được thành lập vào năm 1903, hãng xe này đã sử dụng hình mẫu The Outlaw vào tương hiệu. Nghĩ đến Harley-Davidson, người ta không khỏi nghĩ đến những Biker- Những kẻ đua xe tự do, không ngại rủi ro. Với thông điệp "Phá vỡ quy tắc", "Tự do trên mọi hành trình", Biker đã đem đến cho người đọc một hình ảnh The Outlaw – Người phá vỡ nguyên tắc đúng nghĩa.
Cách tạo hình mẫu thương hiệu độc đáo cho doanh nghiệp mình, bạn có thể tham khảo hình mẫu The Lover - người tình, đại diện cho lãng mạn, quyến rũ và sức hút. Giá trị cốt lõi của hình mẫu này là tạo cho khách hàng sự quan tâm và đồng cảm, khơi gợi ham muốn sở hữu của khách hàng. Hình mẫu này thường được sử dụng cho các thương hiệu về lĩnh vực: Thời trang, chăm sóc sắc đẹp, âm nhạc,..
Thương hiệu Chanel nổi tiếng trong giới thời trang với những sản phẩm thời trang, nước hoa nổi tiếng. Hình mẫu thương hiệu này hướng tới là The Lover, qua hình mẫu này, Chanel mang đến hình ảnh sang trọng, quý phải khơi gợi cảm xúc lãng mạn và thôi thúc khách hàng sở hữu sản phẩm.
Hình mẫu The Sage- Nhà hiền triết đem lại hình ảnh thông thái, uyên bác và đáng tin cậy. Thương hiệu sử dụng hình mẫu The Sage thường là nguồn đáng tin cậy trong lĩnh vực của họ, những thương hiệu này hướng tới kiến thức, trí tuệ và sự khôn ngoan. Những thương hiệu nên áp dụng hình mẫu này là những thương hiệu trong lĩnh vực: Giáo dục, y tế,..
Google là thương hiệu theo đuổi hình mẫu The Sage- Nhà hiền triết. Có thể nói Google đã làm rất tốt trong việc xây dựng hình mẫu của mình bằng những công cụ tìm kiếm thông minh, cung cấp kiến thức cho mọi người.
Bằng việc sử dụng những hình ảnh thuần khiết, đơn giản và hướng đến những điều tích cực, The Innocent - Hình mẫu ngây thơ tạo một cảm giác yên bình, chân thành đến khách hàng. Những lĩnh vực thường sử dụng hình mẫu này có thể kể đến như: Chăm sóc sức khỏe, chăm sóc sắc đẹp, thời trang, âm nhạc,..
Kết hợp chiến lược marketing dựa trên hình mẫu thương hiệu nổi tiếng với các sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ, an toàn cho mọi lứa tuổi, thương hiệu Dove đã thành công trong việc xây dựng hình mẫu The Innocent, thương hiệu này thường sử dụng hình ảnh trẻ em và thiên nhiên trong các chiến dịch quảng cáo để truyền tải thông điệp về sự thuần khiết và vẻ đẹp tự nhiên của khách hàng.
Hình mẫu The Ruler (Người cai trị) đại diện cho sức mạnh, quyền lực, sự quyết đoán và khả năng lãnh đạo. Các thương hiệu sử dụng hình mẫu này thường hướng đến những khách hàng mong muốn khẳng định đẳng cấp, vị thế và thành công trong cuộc sống. Các ngành hàng phù hợp với hình mẫu này có thể kể đến như: Tài chính, công nghệ, ô tô, máy móc,...
Điển hình trong việc sử dụng hình mẫu này là thương hiệu đồng hồ cao cấp Rolex-Thương hiệu nổi tiếng với sự sang trọng, đẳng cấp và độ chính xác. Rolex thường sử dụng hình ảnh những người thành đạt, quyền lực trong các chiến dịch quảng cáo của mình, qua đó làm tăng thêm hình mẫu The Ruler trong mắt khách hàng.
Hình mẫu The Magician hướng tới sự sáng tạo, đổi mới, khả năng biến điều không thể thành có thể và mang đến những trải nghiệm kỳ diệu cho khách hàng. Các thương hiệu thuộc hình mẫu này thường hướng đến những khách hàng mong muốn khám phá những điều mới mẻ, mang tính thử thách.
Trong kinh doanh, nhiều thương hiệu đã sử dụng hình mẫu này như: Disney, Cirque du Soleil,... những thương hiệu này đã đạt được những thành công lớn trong lĩnh vực của mình.
Đây là hình mẫu thương hiệu khơi gợi sự hài hước vui vẻ, lạc quan và khả năng mang đến niềm vui cho khách hàng. Các thương hiệu thuộc hình mẫu này thường hướng đến những khách hàng mong muốn giải trí, thư giãn và trải nghiệm những điều thú vị. Các ngành hàng có thể sử dụng hình mẫu này có thể kể đến là: Giải trí, đồ ăn nhanh, đồ dùng hàng ngày,...
Thương hiệu bánh quy Oreo thường sử dụng hình ảnh những người vui vẻ, hạnh phúc trong các chiến dịch quảng cáo của mình. Điều này giúp Oreo đến gần hơn với khách hàng của mình và đạt được lợi nhuận cao trong kinh doanh.
Trong kinh doanh, hình mẫu Everyman-Người bình thường đại diện cho những thương hiệu gần gũi, dễ tiếp cận và hướng đến đại đa số người tiêu dùng. Các thương hiệu này thường tập trung vào những giá trị cốt lõi như sự chân thành, giản dị và đáng tin cậy. Thương hiệu sử dụng hình mẫu này thường được xem như người bạn của khách hàng, sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ khách hàng trong nhu cầu hàng ngày của họ. Các ngành hàng như: Dịch vụ, bán lẻ, nhà hàng,.. phù hợp để sử dụng hình mẫu này.
Vinamilk-Thương hiệu sữa hàng đầu Việt Nam cũng sử dụng hình mẫu Everyman-Người bình thường trong kinh doanh. Thương hiệu này luôn gắn liền với hình ảnh gia đình Việt Nam với sứ mệnh mang đến những sản phẩm dinh dưỡng tốt nhất cho người tiêu dùng.
Hướng tới sự quan tâm, chăm sóc và hỗ trợ tận tình cho khách hàng, hình mẫu The Caregiver đại diện cho tình yêu thương và sự chăm sóc. Thương hiệu mang hình mẫu này thường quan tâm và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Các ngành hàng phù hợp với hình mẫu này là: Y tế, dược phẩm,...
Với slogan: "Caring for the world, one person at a time"-Chăm sóc thế giới, từng người một, tập đoàn Johnson & Johnson là tiêu biểu cho hình mẫu The Caregiver.
Hình mẫu The Explorer-Người khai phá đại diện cho tinh thần phiêu lưu, mạo hiểm, ham học hỏi và khám phá những điều mới mẻ. Các thương hiệu thuộc hình mẫu này thường hướng đến những khách hàng ưa thích du lịch, khám phá và trải nghiệm những điều mới, mang tính đột phá.
Với slogan "Never Stop Exploring" có nghĩa là Đừng bao giờ ngừng khám phá, Thương hiệu thời trang chuyên dụng cho hoạt động ngoài trời The North Face đã sử dụng thành công hình mẫu The Explorer trong thương hiệu của mình.
Bài viết trên đã cho bạn thấy được sự quan trọng của hình mẫu thương hiệu và giải đáp cho bạn những thắc mắc về 12 hình mẫu thương hiệu phổ biến giúp bạn kinh doanh hiệu quả nhất. Hãy truy cập website Bizfly để cập nhật nhiều thông tin hữu ích.
Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” – John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại