Kpi cho ngành F&B: Khái niệm, các tiêu chí và cách quản lý nhân viên

Thủy Nguyễn 29/06/2022

Việc đánh giá và xây dựng KPI cho ngành F&B luôn là việc làm cần thiết đối với các doanh nghiệp để tìm ra các điểm cần cải thiện trong hoạt động kinh doanh công nghiệp thực phẩm đồng thời khẳng định được nguồn doanh thu cho doanh nghiệp. Bên cạnh các tiêu chí về dòng tiền, ngân sách, nguyên vật liệu thì vẫn còn rất nhiều những tiêu chí KPI khác dành cho ngành F&B.

Để xác định được khả năng thực hiện công việc và đánh giá hiệu quả công việc thông qua các chỉ số KPI cho ngành F&B, mọi người cần nắm vững một số tiêu chí cơ bản. Cùng các chuyên gia Bizfly tìm hiểu kiến thức này tại đây.

Khái niệm KPI là gì? 

KPI (Key Performance Indicator) là chỉ số đánh giá khả năng thực hiện công việc và cũng là một công cụ đo lường hiệu quả công việc của các nhân viên trong công ty. Chỉ số này được thể hiện thông qua tỷ lệ, số liệu, chỉ tiêu định lượng,... với mục đích nhằm phản ánh hiệu quả hoạt động hay hiệu quả thực thi công việc của các bộ phận chức năng, bộ phận cá nhân hoặc của cả một tổ chức.

Khái niệm KPI là gì

Khái niệm KPI là gì? 

Các tổ chức triển khai hoặc doanh nghiệp thường sử dụng KPI với nhiều Level khác nhau để có thể dễ dàng nhìn nhận được mức độ thành công xuất sắc trong công việc của họ so với tiềm năng đã đưa ra trước đó. 

  • KPI ở level cao sẽ tập trung chuyên sâu vào các chỉ số hay tiềm năng chung của toàn doanh nghiệp.
  • KPI ở level thấp sẽ được sử dụng cho những mạng lưới hệ thống cá thể, phòng ban, quá trình với mục đích nhìn nhận chính xác hiệu suất của việc làm và các tiến trình đơn lẻ.

Mọi người tham khảo thêm kiến thức về thuật ngữ "KPI là gì" trong bài viết Bizfly chia sẻ sau: KPI là gì? Phân loại KPI và cách xây dựng chỉ số KPI hiệu quả

Các tiêu chí xây dựng KPI cho ngành F&B 

Một số tiêu chí mà các doanh nghiệp có thể áp dụng để xây dựng KPI cho ngành K&B đó là:

Tiêu chí về doanh thu 

  • Doanh thu trên từng giờ lấp đầy chỗ ngồi: Đây là thước đo doanh thu mà mỗi nhà hàng kiếm được trên mỗi giờ chỗ ngồi được lấp đầy. Giá trị của KPI càng cao thì thu nhập mà nhà hàng nhận được từ số chỗ ngồi nhất định càng lớn. Điều này giúp bạn xác định được khoảng thời gian bán hiệu quả nhất từ việc sắp xếp chỗ ngồi.
  • Doanh thu trên từng mét vuông kinh doanh: Bạn sẽ có được chỉ số KPI thú vị này bằng cách chia tổng doanh thu cho tổng diện tích khu vực ăn uống của nhà hàng. Điều này giúp bạn khẳng định được chất lượng thực phẩm và khả năng phục vụ tốt của nhà hàng.
  • Doanh thu trung bình trên bàn: KPI này thường đo lường được doanh thu trung bình của một bàn trong một tháng. Chỉ số này càng cao chứng tỏ vị trí bàn đó càng được yêu thích. Điều này giúp thể hiện không gian đặt bàn ảnh hưởng đến trải nghiệm khách hàng.

Tiêu chí về công suất sử dụng 

  • Tỷ lệ huỷ đặt chỗ: Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ khách hàng có nhiều lựa chọn khác hoặc kênh truyền thông của nhà hàng đang gặp vấn đề.
  • Tỷ lệ đặt bàn online: Nếu nhà hàng thường xuyên nhận được các cuộc điện thoại đặt lịch hay đặt chỗ online thì thương hiệu của nhà hàng đã truyền sang khu vực khác. 
  • Khách mỗi bàn: Đây là số lượng khách hàng đã thanh toán một hoá đơn xác định hoặc số lượng khách hàng ngồi trên mỗi bàn. Với chỉ số KPI này, bạn có thể theo dõi số lượng hoặc quy mô khách hàng mà bạn đã phục vụ. Tuỳ thuộc vào loại đồ ăn được phục vụ hay thương hiệu nhà hàng mà giá cả sẽ nằm trong phạm vi chấp nhận được.
  • Tỷ lệ sử dụng dịch vụ ăn uống: Đây là thước đo cho thấy số lần khách hàng ghé thăm nhà hàng và đặt các món ăn có trong menu của nhà hàng.
  • Số lượng khách hàng: KPI này biểu thị được tổng số lượng khách hàng mà nhà hàng đã phục vụ. Bằng cách so sánh chỉ số này trên bản báo cáo mà bạn xác định được giải pháp gia tăng số lượng khách hàng.

Các tiêu chí xây dựng KPI cho ngành F&B

Các tiêu chí xây dựng KPI cho ngành F&B 

Tiêu chí về phản hồi khách hàng 

  • Khách hàng hài lòng về tốc độ phục vụ: Việc chuẩn bị thức ăn tuy mất thời gian nhưng việc phục vụ đồ ăn lâu hơn thời gian bình thường sẽ khiến khách hàng không hài lòng. Do đó, chỉ số này được dùng để đánh giá khả năng chế biến và ứng biến của nhân viên đối với yêu cầu của khách hàng.
  • Phản hồi tích cực từ khách hàng: Với KPI này, bạn sẽ đánh giá được mức độ hiệu quả của nhà hàng trong việc mang lại trải nghiệm ăn uống cho khách hàng. Chỉ số này càng cao thì chứng tỏ chất lượng món ăn và loại hình dịch vụ càng đạt chuẩn.
  • Khiếu nại theo đơn đặt hàng: Lời phàn nàn, chê bai của khách hàng đối với dịch vụ, món ăn tại nhà hàng là không thể tránh khỏi nhưng bạn cần xem xét nếu tần số này quá lớn.
  • Tiền hoa hồng từ mỗi đơn hàng: Chỉ số KPI này sẽ giúp bạn xác định được mức độ trải nghiệm của khách hàng cũng như chất lượng dịch vụ mà nhân viên cung cấp.

Tiêu chí về vấn đề tuân thủ chất lượng 

  • Áp dụng các nguyên tắc an toàn vệ sinh thực phẩm: Để gia tăng lợi thế cạnh tranh cho nhà hàng thì bạn cần tuân thủ tất cả các nguyên tắc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại nơi làm việc. 
  • Áp dụng nguyên tắc lập kế hoạch thực đơn: Đây là KPI rất quan trọng bởi nó cho thấy hiệu suất của nhà hàng và mức độ hiểu khách hàng của bạn so với những người khác.
  • Chất lượng sản phẩm đồng nhất: Tính đồng nhất về chất lượng sản phẩm sẽ cho thấy sự khác biệt về chất lượng của thực phẩm so với những đánh giá trung bình.

Tiêu chí về quản lý chi phí 

  • Thất thoát: Lãng phí thực phẩm là một thất thoát lớn và đáng lo ngại đối với các nhà hàng. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do việc định lượng chưa sát hoặc khách hàng không thanh toán những món ăn đã chế biến. Do đó, bạn cần theo dõi chỉ số này chặt chẽ để những thiệt hại này không xảy ra.
  • Chi phí nguyên liệu cho từng món ăn: Nếu tỷ lệ chi phí nguyên liệu cho mỗi món ăn tăng lên thì chắc chắn khâu làm việc với nhà cung cấp chưa tối ưu hoặc giá thành thị trường đang biến động. Bạn cần xem xét để tìm ra giải pháp tối ưu thấp nhất.

Cách quản lý nhân viên để đảm bảo đạt KPI 

Cách quản lý nhân viên để đảm bảo đạt KPI

Cách quản lý nhân viên để đảm bảo đạt KPI 

Để đảm bảo đạt KPI cho ngành F&B, bạn có thể áp dụng một số cách quản lý nhân viên dưới đây:

  • Kiểm tra số lượng bàn được sử dụng: Bạn có thể ứng dụng một số phần mềm quản lý nhà hàng với tính năng kiểm tra số lượng bàn của từng nhân viên một một khoảng thời gian cụ thể để xác định hiệu suất của nhân viên đó. 
  • Giám sát mặt hàng đang bán: Tính toán các hoá đơn phát sinh tại các bàn mà nhân viên phục vụ chính là cách để bạn hiểu được tổng doanh thu bán hàng của từng nhân viên trong nhà hàng.
  • Theo dõi các chiết khấu: Thực hiện theo dõi các chiết khấu sẽ giúp bạn có thể phân tích được chính xác nhân viên nào đang cung cấp số lượng chiết khấu không hợp lý và gây bất lợi cho nhà hàng.
  • Theo dõi trách nhiệm nhân viên: Thực hiện cách quản lý này sẽ giúp bạn xác định được mức độ chăm chỉ thực hiện công việc hàng ngày của các nhân viên có trong nhà hàng. Từ đó, bạn có thể dễ dàng đưa ra các chính sách khen thưởng hay kỷ luật nhân viên của mình.

Đánh giá và xây dựng KPI cho ngành F&B là điều quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động trong ngành công nghệ thực phẩm. Chỉ với những tiêu chí và cách quản lý nhân viên để đảm bảo đạt KPI cho ngành F&B mà Bizfly chia sẻ cũng đủ để bạn có thể đảm bảo khả năng cải thiện doanh thu cho chính doanh nghiệp của mình.

Quản lý đội ngũ bán hàng - Bứt phá doanh thu cùng BizCRM
"Đo lường KPI chính xác 100% - nhanh chóng - đầy đủ - minh bạch"

Dùng thử ngay Tìm hiểu thêm

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly