Lập trình hướng đối tượng là gì và các đặc tính cơ bản

Nguyễn Hữu Dũng 01/04/2021

Lập trình hướng đối tượng là một trong những thuật ngữ được biết đến và sử dụng phổ biến hiện nay. Nó được hỗ trợ bởi hầu hết các ngôn ngữ lập trình như Java, PHP, Ruby, Python,.. Tuy nhiên, với những lập trình viên còn non trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm thì rất khó để hiểu về nó.

Vậy cụ thể, lập trình hướng đối tượng là gì? Trong bài viết dưới đây, Bizfly sẽ giải đáp đầy đủ và chi tiết những câu hỏi trên.

Lập trình hướng đối tượng là gì? 

Lập trình hướng đối tượng hay còn gọi là OOP (Object Oriented Programming). Nó là một trong những kỹ thuật lập trình quan trọng dựa trên khái niệm về lớp và đối tượng, cho phép các lập trình viên tạo ra các đối tượng trong code trừu tượng hoá các đối tượng.

Lập trình hướng đối tượng là gì

Lập trình hướng đối tượng là gì?

OOP tập trung nhiều vào các đối tượng thao tác hơn là logic để thao tác chúng. Điều này giúp code dễ quản lý, dễ bảo trì và khả năng tái sử dụng cao.

Các đặc tính cơ bản của lập trình hướng đối tượng 

Dưới đây là một số các đặc tính cơ bản của lập trình hướng đối tượng mà bạn nên biết và tìm hiểu:

  • Tính đa hình: Tính đa hình có thể hiểu một cách đơn giản là khái niệm mà hai hay nhiều lớp đối tượng có những phương thức giống nhau nhưng lại được thực hiện theo nhiều cách thức khác nhau. Nó được xem là một hành động, một tính chất có khả năng chứa đựng được hầu hết mọi sức mạnh của lập trình hướng đối tượng
  • Tính đóng gói: Đặc tính này cho phép đóng gói các dữ liệu, phương thức có liên quan đến nhau và những tính chất xử lý bên trong của các đối tượng thành các lớp khác nhau để thuận tiện hơn trong việc quản lý và và sử dụng. Hơn thế, tính đóng gói còn giúp che giấu một số thông tin và chi tiết cài đặt nội bộ để tránh sự tác động trực tiếp đến dữ liệu bên trong của các đối tượng khác. Tính đóng gói giúp tăng tính bảo mật cho các đối tượng và tránh nguy cơ bị xâm nhập hay hư hỏng ngoài ý muốn.
  • Tính trừu tượng: Trong lập trình hướng đối tượng, tính trừu tượng có nghĩa là hành động chọn lọc ra các thuộc tính hay phương thức của đối tượng trong nhiều thuộc tính để giải quyết những bài toán mà bạn đang lập trình. Một đối tượng có thể có nhiều phương thức và thuộc tính nhưng một bài toán cụ thể sẽ không cần thiết phải lựa chọn tất cả.
  • Tính kế thừa: Tính kế thừa cho phép bạn xây dựng một lớp mới có khả năng tiếp nhận dữ liệu và phương thức từ các định nghĩa của lớp đã có sẵn từ trước. Các lớp đối tượng sau sẽ không cần phải định nghĩa lại. Ngoài ra, những lớp sau đó sẽ được bổ sung thêm một số những thành phần mới, mở rộng thêm những thành phần kế thừa và tái sử dụng mã nguồn một cách tối ưu.  

Xem thêm: Docker là gì? Vì sao nên sử dụng và các thuật ngữ liên quan đến Docker

Các ưu điểm của lập trình hướng đối tượng 

Như đã nói ở trên, OOP được sử dụng ngày càng trở nên phổ biến hơn trong lĩnh vực thiết kế web hay với công việc lập trình. Đơn giản bởi vì nó có nhiều ưu điểm vượt trội như dễ dàng loại bỏ những chương trình dư thừa hoặc trùng lặp và mở rộng khả năng sử dụng các lớp đối tượng mà không cần phải định nghĩa lại dựa trên nguyên lý kế thừa.

Các ưu điểm của lập trình hướng đối tượng

Các ưu điểm của lập trình hướng đối tượng

Ngoài ra, còn có nhưng ưu điểm khác sau đây.

  • Hiệu quả trong việc tối ưu và tái sử dụng code. Từ đó tiết kiệm được tài nguyên và thời gian xây dựng hệ thống và tăng năng suất thực hiện.
  • OOP có khả năng mô hình hoá những cấu trúc phức tạp trở nên đơn giản hơn bao giờ hết.
  • Tìm lỗi và sửa lỗi sẽ trở nên đơn giản hơn và nhanh chóng hơn.
  • Dựa vào tính năng đóng gói mà mọi thông tin, dữ liệu được bảo mật an toàn.

Những ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng phổ biến 

Hiện nay, để đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các đơn vị doanh nghiệp, đã có rất nhiều ngôn ngữ OOP được ra đời. Dưới đây là một số ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng phổ biến mà bạn nên tìm hiểu:

Những ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng phổ biến

Những ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng phổ biến

  • Java: Là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng đa mục đích và độc lập nền tảng, Java là giải pháp lý tưởng cho những người mới bắt đầu tìm hiểu. Code java được biên dịch thành bytecode (định dạng trung gian) thay vì biên dịch mã nguồn thành mã máy trên nền tảng cụ thể.
  • Javascript: Javascript là một loại ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng được sử dụng trong việc thiết lập trang web có tính tương tác cao với mức độ phổ biến xếp hạng cao nhất. Javascript phù hợp với những nhà phát triển đang trong giai đoạn học lập trình bởi nó rất đơn giản và dễ dàng sử dụng. 
  • PHP: PHP là loại ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng đa mục đích phổ biến nhất và được sử dụng nhiều nhất. Nó là ngôn ngữ kịch bản mã nguồn mở, chạy ở phía máy chủ và được ứng dụng trong việc tạo web. Vì vậy, nó phù hợp với các developer.
  • Python: Với mục đích phát triển trang web và nhiều ứng dụng khác nhau, Python là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng bậc cao được tạo ra bởi Guido van Rossum và được phát triển trong dự án mã nguồn mở.

Có thể nói, với những đặc tính và ưu điểm mà lập trình hướng đối tượng mang lại là không thể phủ nhận. Có lẽ, chính bởi những điều đó đã làm nên được sự phổ biến của OOP. Với những thông tin mà Bizfly đã cung cấp ở trên, bạn đã nắm rõ được những kiến thức cơ bản nhất và có cái nhìn tổng quát về OOP. 

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly