LMS là gì? Vai trò của hệ thống quản lý học tập LMS

Nguyễn Hữu Dũng 23/09/2021

Đào tạo giáo dục luôn là lĩnh vực phát triển phát triển mạnh mẽ và chất lượng nhân lực ngày càng được nâng cao. LMS ra đời với vai trò nguồn nhân lực chất lượng giúp quy trình đào tạo được kiểm soát một cách chặt chẽ.

Vậy khái niệm LMS là gì cũng như vai trò của hệ thống quản lý học tập LMS, cùng Bizfly tìm hiểu nội dung này tại đây.

LMS là gì? 

LMS (Learning Management System) là hệ thống quản lý học tập, đào tạo trực tuyến giúp các tài liệu eLearning được phân phối nhanh chóng và hiệu quả đến lượng lớn các học viên.

lms là gì

Khái niệm lms là gì? 

Bên cạnh đó, LMS có khả năng hỗ trợ các nhà quản lý trong việc theo dõi, điều chỉnh cũng như đánh giá quy trình đào tạo một cách chuẩn xác, kịp thời và toàn diện.

Hệ thống quản lý học tập LMS thường được ứng dụng với mục đích giải quyết các nhu cầu tương tác giữa người cung cấp, người sử dụng và người điều hành các nội dung học trực tuyến trong hệ thống học trực tuyến.

Vai trò của hệ thống quản lý học tập LMS 

Hầu hết các doanh nghiệp khi nắm rõ được khái niệm LMS là gì đều có sự ưa chuộng nhất định với nó. Ngoài ra, LMS được lựa chọn là bởi vai trò của nó trong việc quản lý học tập như sau.

Tăng tương tác cho học viên 

Các học viên tham gia khóa học trực tuyến có thể tương tác như ngoài đời thật với sự hỗ trợ của kết nối ADSL thông thường cùng các tư liệu như hình ảnh trực quan, video sống động, file âm thanh.

Vai trò của hệ thống quản lý học tập LMS

Vai trò của hệ thống quản lý học tập LMS 

Bên cạnh đó, thông qua hệ thống chat trực tuyến và diễn đàn, học viên có khả năng trao đổi trực tiếp với giảng viên và các học viên khác.

Thời gian, địa điểm học tập linh hoạt 

Mọi giáo trình và tư liệu giảng dạy đều được LMS lưu giữ một cách an toàn trên internet. Điều này giúp học viên có thể truy cập vào hệ thống dễ dàng trong một khoảng thời gian bất kỳ và địa điểm bất kỳ miễn là thuận tiện và có kết nối internet.

Dễ dàng trong quản lý 

Hệ thống quản lý học tập LMS hỗ trợ các tính năng báo cáo và theo dõi chi tiết giúp ghi chép, thống kê và báo cáo một cách đầy đủ. Và tự động mọi hoạt động trong hệ thống như lớp học, khoá học hay học viên.

Tiết kiệm chi phí, thời gian 

Khác với các phương thức đào tạo truyền thống, hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến LMS giúp tiết kiệm được tối đa thời gian trong việc tổ chức và triển khai các khóa học trong.

Hệt hống quản lý học tập LMS giúp tiếp kiệm thời gian và chi phí tối ưu

 Ứng dụng của LMS trong giáo dục giúp tiết kiệm thời gian và chi phí

Đồng thời tiết kiệm được lượng lớn chi phí bao gồm chi phí thuê địa điểm, ăn ở, liên lạc, phòng phẩm, đi lại, nguồn lực lập kế hoạch và thuê giảng viên với các dự án đào tạo được tổ chức thường xuyên.

Cập nhật thông tin nhanh chóng 

LMS cho phép người quản trị có thể truy cập và bổ sung các tư liệu giảng dạy bất cứ lúc nào để các khóa học luôn được cập nhật theo đúng tình hình thực tế. Học viên sẽ nhận được thông báo khi khoá học thay đổi.

Các thành phần của LMS

Hệ thống quản lý học tập và đào tạo trực tuyến sẽ có những thành phần khác nhau, dưới đây là một số thành phần chính, là cốt lõi hoạt động của LMS:

  • Hệ thống quản lý người dùng: Thành phần quản lý thông tin cá nhân, thông tin đăng nhập, mật khẩu của người dùng trên hệ thống LMS.
  • Quản lý khóa học: Đây là thành phần cho phép quản lý và tạo khóa học trực tuyến, bao gồm nội dung, chương trình học, bài kiểm tra và đánh giá.
  • Quản lý nội dung: Quản lý các tài liệu, bài giảng, video, âm thanh, hình ảnh, tài liệu tham khảo và các tài nguyên học tập khác.
  • Quản lý kết quả học tập: đây là thành phần cho phép quản lý và phân tích kết quả học tập của học viên để đánh giá hiệu quả của quá trình đào tạo và cải thiện chất lượng đào tạo.
  • Quản lý đào tạo: Quản lý lịch trình đào tạo, quản lý đăng ký học viên, hỗ trợ học viên hoàn thành khóa học và theo dõi tiến độ đào tạo của họ.
  • Bảo mật và quản lý dữ liệu: Thành phần quản lý bảo mật và quản lý dữ liệu của người dùng, các tài liệu học tập và thông tin đào tạo trên hệ thống LMS.
  • Phòng học trực tuyến: Nơi người dùng có thể thực hiện tương tác với nhau thông qua buổi học Livestream. Thông tin bài học sẽ được thu âm và ghi hình lại và lưu trữ trên hệ thống.  
  • Quản lý giao dịch: LMS có khả năng kiểm soát được mọi giao dịch phát sinh giữa học viên với nhà cung cấp dịch vụ và giữa nhà cung cấp dịch vụ với giảng viên.
  • Đa chủ thể: Hệ thống quản lý học tập LMS hỗ trợ các chương trình đào tạo trực tuyến hay các lớp học có thể tham gia tương tác cùng giáo viên và học viên đến từ nhiều nơi khác nhau trên thế giới.
  • Đa ngôn ngữ: Khả năng chuyển đổi ngôn ngữ qua lại được tích hợp trong LMS giúp tăng cao khả năng tiếp cận cá nhân tại các quốc gia trên thế giới.
  • Đáp ứng: Thành phần hỗ trợ các thiết bị công nghệ như máy tính, laptop, máy tính bảng hoặc thiết bị di đồng đều có thể truy cập vào LMS. 

Các chức năng của hệ thống quản lý học tập LMS

Các thành phần của LMS

Một số ứng dụng LMS nổi bật hiện nay

  • Moodle: Moodle là một hệ thống quản lý học tập mã nguồn mở phổ biến. Nó cung cấp một nền tảng đầy đủ tính năng cho việc quản lý học tập trực tuyến, bao gồm quản lý nội dung khóa học, trao đổi thông tin và hỗ trợ học viên.
  • Blackboard: Blackboard là một trong những ứng dụng LMS phổ biến nhất. Nó cung cấp một nền tảng toàn diện cho việc quản lý học tập trực tuyến, bao gồm quản lý nội dung khóa học, hỗ trợ học viên và đánh giá.
  • Schoology: Schoology là một hệ thống quản lý học tập dành cho giáo dục phổ thông và đại học. Nó cung cấp các tính năng như quản lý nội dung khóa học, hỗ trợ học viên, đánh giá và phân tích dữ liệu.
  • Edmodo: Edmodo là một hệ thống quản lý học tập trực tuyến phổ biến được sử dụng trong giáo dục phổ thông. Nó cung cấp các tính năng như quản lý nội dung khóa học, hỗ trợ học viên và đánh giá.

Xem thêm thông tin về Hệ thống đào tạo trực tuyến và quản lý học tập Moodle tại đây: https://bizfly.vn/techblog/moodle-la-gi.html

Lưu ý khi triển khai hệ thống quản lý học tập LMS 

Bạn cần phải biết thêm được những lưu ý khi triển khai LMS sau để việc học tập được chất lượng hơn.

Không phân quyền quá nhiều quản trị viên 

Hệ thống quản lý học tập LMS thông thường sẽ dựa trên yêu cầu thực tế để tạo ra quản trị viên. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc thật kỹ về số lượng người quản trị. Bởi nếu số lượng này quá lớn thì sẽ khiến cho các công việc, nhiệm vụ bị chồng chéo, sự thống nhất không tồn tại.

Khi triển khai hệ thống quản lý học tập LMS không nên phân quyền nhiều

Khi triển khai hệ thống quản lý học tập LMS không nên phân quyền nhiều

Điều này không đảm bảo được chất lượng khóa học và ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của học viên.

Cần thu thập ý kiến từ học viên, nhân viên 

Các ý kiến, phản hồi từ nhân viên, học viên phải được thu thập một cách đầy đủ để hệ thống LMS được cải thiện toàn diện. Từ đó không chỉ giúp đánh giá hiệu quả của LMS một cách chuẩn xác mà còn giúp thu hút thêm học viên tham gia vào khoá học một cách nhanh chóng.

Tích hợp với mạng xã hội 

Tích hợp với các trang mạng xã hội là việc làm cần thiết giúp hệ thống quản lý học tập LMS dễ dàng kết nối và tận dụng được hết tất cả các tính năng.

Tích hợp hệ thống quản lý học tập LMS với Mạng xã hội

Tích hợp hệ thống quản lý học tập LMS với Mạng xã hội

Bên cạnh đó, LMS khi được tích hợp với các web mạng xã hội có thể cho phép học viên chia sẻ các khóa học mà họ đã hoàn thành và các giấy chứng nhận được đề cập trong hồ sơ xã hội.

Nắm rõ về tính năng của LMS 

Yêu cầu cơ bản và quan trọng nhất dành cho quản trị viên của hệ thống quản lý học tập LMS chính là khả năng chuyên môn và nắm bắt một cách rõ ràng các tính năng của hệ thống. Có như vậy, nhà quản trị mới có thể giải quyết được một cách toàn diện nhất các vấn đề phát sinh của học viên và của hệ thống.

Qua bài viết hữu ích mà Bizfly chia sẻ đã giúp bạn có thể hiểu rõ hơn LMS là gì cũng như các chức năng, vai trò và lưu ý quan trọng khi triển khai hệ thống quản lý đào tạo này. Từ đó, có thể ứng dụng LMS một cách tốt nhất nếu bạn đang tham gia trong lĩnh vực này.

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly