Meta Tag là gì? 9 loại thẻ meta quan trọng trong SEO website

Nguyễn Hữu Dũng 20/05/2024

Meta Tag đóng vai trò quan trọng trong việc giúp website khai báo các thành phần cơ bản như tiêu đề, mô tả cho các công cụ tìm kiếm, trình duyệt... Trong bài viết này, cùng Bizfly tìm hiểu chi tiết về thẻ meta và cách sử dụng nó hiệu quả nhất nhé.

Meta Tag là gì?

Meta Tag hay còn được gọi là thẻ meta. Đây là thẻ HTML được dùng để khai báo các thông tin cơ bản của một website cho công cụ tìm kiếm như Google, Bing cùng các trình duyệt khác. Thông thường, dữ liệu được khai báo sẽ là thẻ tiêu đề hoặc phần mô tả của trang web.

Thẻ meta chỉ tồn tại trong HTML, thường ở “đầu” của trang. Nó chỉ hiển thị với các công cụ tìm kiếm (và những người biết nơi để tìm). “Meta” là viết tắt của “siêu dữ liệu”, là loại dữ liệu mà các thẻ này cung cấp – dữ liệu về dữ liệu trên trang của bạn. 

Meta tag là gì
Meta tag là một phần quan trọng "ẩn" bên trong website

Thẻ meta có mức độ quan trọng khác nhau đối với thương hiệu dựa trên loại nội dung được sản xuất và cách bạn muốn tài liệu được lập chỉ mục. Các thẻ meta sẽ không xuất hiện ở giao diện chính của website. Thay vào đó, meta tag sẽ chỉ được liệt kê trong phần mã nguồn của website đó.

Các thẻ meta sẽ không xuất hiện ở giao diện chính của website. Thay vào đó, meta tag sẽ chỉ được liệt kê trong phần mã nguồn của website đó. 

Vai trò của thẻ meta trong SEO

Trong SEO vai trò của Meta Tag thể hiện như sau: 

Mô tả thông tin về trang web 

Đoạn mô tả thông tin sẽ giúp người đọc biết rõ hơn về thông tin doanh nghiệp. Với những đoạn mô tả thông tin hấp dẫn sẽ thu hút người dùng nhấp chuột (CTR) vào website. Từ đó,  giúp cải thiện vị trí hiển thị trang web trên các công cụ tìm kiếm và trình duyệt khác. 

Tối ưu website chuẩn SEO

Meta Tag đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa trang web trên công cụ tìm kiếm (SEO). Trên thực thế, dù meta từ khóa sẽ ít được sử dụng hơn so với keyword nhưng meta từ khóa sẽ ảnh hưởng đến việc xác định chủ đề của website. Do đó, sử dụng Meta Tag hiệu quả sẽ giúp website có thứ hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm. 

Kiểm soát cách hiển thị trang web

Meta Tag có thể được sử dụng để kiểm soát cách hiển thị của trang web trên các thiết bị khác nhau, chẳng hạn như điện thoại thông minh và máy tính bảng. Ngày này, hầu như các doanh nghiệp luôn chú ý đến việc website phải đạt được yếu tố Mobile Friendly, do đó, thẻ meta mà cụ thể là Meta Viewport sẽ giúp ích rất nhiều cho việc này. 

Vai trò của thẻ meta
Trong SEO, meta tag là thành phần không thể thiếu

9 loại meta tag quan trọng trong SEO

Meta Title (Tiêu đề trang)

Là tiêu đề của trang web hiển thị trong kết quả tìm kiếm và trên thanh tiêu đề của trình duyệt. Meta Title phải chứa từ khóa chính của trang, đảm bảo tính ngắn gọn đồng thời ưu tiên các tính từ thu hút người đọc. Thông thường, tiêu đề trang có độ dài tối ưu từ 50 - 60 ký tự và phải mô tả chính xác nội dung trang. 

Tiêu đề ví dụ

Meta Title (Tiêu đề trang)
Thẻ meta tiêu đề

Meta Description

Meta Description là thành phần quan trọng trong mã HTML của website. Thẻ được sử dụng để tạo ra bằng một đoạn mô tả ngắn gọn khoảng 155-160 ký tự, có  nội dung hấp dẫn để thu hút người dùng đọc và tăng tỉ lệ nhấp chuột. 

Thông thường, thẻ Meta Description sẽ giúp bạn tìm ra kết quả phù hợp và sát nhất với nhu cầu của mình. Trong WordPress, thẻ Meta Description sẽ nằm ở bên dưới tiêu đề trang (Title) khi người dùng nhập truy vấn của mình trên các công cụ tìm kiếm trên internet. 

Meta Description
Meta Description sẽ có dạng như thế này

Heading Tags (H1-H6)

Heading Tags là thẻ HTML xác định tiêu đề và tiêu đề phụ trong nội dung. Mục đích của thẻ này nhằm giúp Google hiểu nội dung trên trang để thu thập thông tin dễ dàng hơn. Đồng thời giúp người dùng dễ dàng nắm bắt, theo dõi nội dung. 

Heading Tags (H1-H6)
Meta tag heading sẽ có dạng như trên hình

Meta Robots

Meta Robots là một thẻ HTML dùng để điều khiển trình tự thu thập dữ liệu của công cụ tìm kiếm và lập chỉ mục trang web. Ngoài ra, còn sử dụng để ngăn chặn lập chỉ mục trang web (noindex), ngăn chặn theo dõi liên kết (nofollow) đồng thời cho phép lập chỉ mục trang web nhưng không hiển thị trong kết quả tìm kiếm (nosearch)....

Meta Robots
Thẻ meta này có nhiều chức năng với website doanh nghiệp

Meta Viewport

Thẻ Meta Viewport là thẻ HTML nhằm kiểm soát cách trang web hiển thị trên các thiết bị khác nhau. Meta Viewport cung cấp thông tin về kích thước và tỷ lệ của trang để đảm bảo rằng trang web của bạn thân thiện với thiết bị di động qua việc hiển thị kích thước, hình ảnh linh hoạt. 

Meta Viewport
Meta Viewport

Canonical Tag

Thẻ Canonical Tag là thẻ HTML nhằm xác định URL chính thức cho nội dung. Thẻ này nhằm giải quyết các vấn đề trùng lặp nội dung trên website, nghĩa là khi có nhiều URL trỏ về cùng một nội dung, bài viết.

Từ đó, giúp người quản trị web xác định URL chính thức để lập chỉ mục, tránh trùng lặp nội dung làm ảnh hưởng thứ hạng và chỉ tập trung sức mạnh SEO vào 1 URL. Ngoài ra, thẻ canonical còn giúp loại bỏ hiển thị không mong muốn, nghĩa là loại bỏ phiên bản cũ, không cần thiết để hiển thị phiên bản mong muốn (mới nhất, phù hợp). 

Canonical Tag
Canonical Tag

Schema Markup

Schema Markup là loại ngôn ngữ để đánh dấu dữ liệu có cấu trúc(structured data) nhằm giúp quá trình tìm kiếm, nhận biết và phân loại website chính xác và nhanh chóng hơn. Thêm thẻ Schema Markup tức là thêm các đoạn mã chi tiết để website nổi bật hơn trong SERPs. 

Schema Markup
Schema Markup

Social Media Meta Tag

Là thẻ meta truyền thông ,mạng xã hội cho phép bạn kiểm soát giao diện của website khi được chia sẻ lên mạng xã hội. Các thẻ Social Media Meta Tag được sử dụng để tăng cường giao diện của các liên kết mạng xã hội đến với website của bạn, từ đó tiếp cận với nhiều người dùng hơn.

Social Media Meta Tag
Social Media Meta Tag

Image Alt Attributes

Image Alt Attributes là thẻ meta văn bản thay thế trong hình ảnh hay còn được gọi là thẻ meta alt. Mục đích chính của thẻ này là  dùng để tối ưu ảnh trong SEO, giúp website của bạn có cơ hội xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm của Google.

Image Alt Attributes
Thẻ Alt ảnh

Những lỗi phổ biến khi dùng Meta Tag

Một số lỗi phổ biến khi dùng Meta Tag như là: 

  • Thiếu đoạn thẻ Meta Description

Meta Description là thẻ giúp cải thiện tỷ lệ nhấp chuột từ kết quả tìm kiếm đồng thời giúp hiểu rõ hơn về nội dung của trang web. Nếu thiếu này hoặc thể hiện những nội dung không liên quan sẽ làm giảm hiệu suất SEO của website.

  • Sử dụng quá nhiều Meta Keywords Tag

Bạn nên nhớ rằng các công cụ tìm kiếm không sử dụng Meta Keywords Tag để sắp xếp thứ hạng website. Do đó, nếu quá lạm dụng và spam từ khóa trong thẻ này sẽ gây nên những hệ quả tiêu cực cho website của bạn. 

  • Dùng thẻ Meta Robots sai mục đích

Việc sử dụng Meta Robots Tag sai mục đích có thể khiến cho website không lập được chỉ mục hoặc không được theo dõi bởi các công cụ tìm kiếm. Điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến việc xếp hạng website.

  • Dùng thẻ Meta Refresh khi không cần thiết

Cách bạn dùng Meta Refresh Tag để chuyển hướng trang web nếu thiếu thận trọng cũng có thể gây ra lỗi cho website và gây ảnh hưởng xấu đến trải nghiệm người dùng.

Lỗi khi dùng Meta tag
Những lỗi phổ biến khi dùng Meta Tag

Q&A: Meta Tag

Thẻ meta nào quan trọng nhất?

Trong 9 loại thẻ meta phổ biến mà Bizfly nêu trên, các loại meta quan trọng nhất là Meta Title,  Meta Description và, Heading meta bởi nó liên quan đến trải nghiệm người dùng và xếp hạng nội dung website. Hãy thử đọc lại một lần nữa về ý nghĩa của các loại thẻ ấy để vận dụng cho đúng bạn nhé!

Làm sao để đưa thẻ meta vào trang web

Có hai cách chính để đưa thẻ meta vào trang web:

Thêm thủ công vào mã HTML:

của tài liệu HTML.

  • Vị trí: Thẻ meta được đặt trong phần
  • Cấu trúc: Thẻ meta có dạng .
  • Name: Thuộc tính xác định loại thông tin mà thẻ meta cung cấp.
  • Content: Giá trị cung cấp thông tin cụ thể cho thuộc tính.

Sử dụng plugin hoặc công cụ SEO:

Nhiều hệ thống quản trị nội dung (CMS) như WordPress, Joomla, Drupal có plugin hỗ trợ thêm và quản lý thẻ meta dễ dàng. Ngoài ra, các công cụ SEO như Yoast SEO, Ahrefs cũng cung cấp tính năng quản lý thẻ meta trực quan.

Như vậy, Meta Tags là gì? Có vai trò ra sao đối với website đã được tìm được câu trả lời chính xác nhất qua bài viết trên đây! Mong rằng kiến thức mà Bizfly cung cấp sẽ giúp cho bạn tự tin hơn khi vận dụng vào quá trình tối ưu website của mình. 

BizWebsite - Ứng dụng công nghệ mới - Xử lý mọi vấn đề về bảo mật
Giải quyết các vấn đề về lỗ hổng bảo mật bằng công nghệ OWASP

Tư vấn miễn phí Tìm hiểu thêm

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly