Mô tả ngắn, mô tả dài là gì? Cách viết mô tả hoàn hảo cho app trên Google Play

Thủy Nguyễn 06/06/2023

Trong tối ưu hóa ứng dụng trên cửa hàng Google Play, mô tả ngắn và mô tả dài của app có vai trò rất quan trọng do chúng có những tác động nhất định đến thuật toán tìm kiếm trên cửa hàng. Vậy mô tả ngắn (short description) và mô tả dài (long description) của app trên Google Play là gì, và bạn nên triển khai chúng như thế nào? Hãy cùng Bizfly tìm hiểu ngay dưới đây.

Mô tả ngắn (short description) trên Google Play là gì?

Mô tả ngắn (short description) trên Google Play là một đoạn văn bản ngắn về ứng dụng hoặc trò chơi trên cửa hàng Google Play. Đây một trong những phần quan trọng đầu tiên mà người dùng sẽ đọc khi tìm kiếm hoặc khám phá ứng dụng trên Google Play (bao gồm: tiêu đề ứng dụng, nhà phát triển, các chỉ số hiệu suất ứng dụng - "xếp hạng trung bình, sô lượt tải, số bài đánh giá", screenshot, nút cài đặt, và mô tả ngắn).

Sau đó, nếu người dùng muốn đọc thêm về ứng dụng của bạn, họ sẽ nhấn vào thông tin về ứng dụng và chuyển đến màn hình mô tả dài (long description) với nội dung chi tiết hơn.

Mô tả ngắn (short description) trên Google Play

Mô tả ngắn (short description) trên Google Play

Theo một số chuyên gia về ASO nhận định, dù thuật toán của Google lập chỉ mục các từ khóa bạn sử dụng trong mô tả ngắn, nhưng chúng tác động đến thứ hạng ít hơn so với từ khóa trong tiêu đề ứng dụng hoặc việc có mật độ từ khóa cao trong mô tả dài.

Yêu cầu kỹ thuật đối với mô tả ngắn

Đoạn văn bản mô tả ngắn trong Google Play Store có giới hạn là 80 ký tự. Mục tiêu chính của mô tả ngắn là để người dùng có thêm thông tin về ứng dụng nhằm thu hút sự quan tâm của người dùng tiềm năng. Mô tả ngắn của bạn nên tập trung vào lợi ích, tính năng, nội dung và các khía cạnh giá trị của người dùng. Nếu bạn phát hành trò chơi, hãy nghĩ đến cơ chế trò chơi, lối chơi, tính năng, chủ đề, mục tiêu của người chơi,vv...

Là một chuyên gia ASO, bạn sẽ muốn sử dụng các mô tả ngắn để thúc đẩy các từ khóa quan trọng của mình nhằm cải thiện thứ hạng và tăng tỷ lệ chuyển đổi. Kết hợp với ảnh chụp màn hình, bạn sẽ có rất nhiều cơ hội để đạt được những mục tiêu đó.

Bên cạnh đó, Google Play cũng có đề xuất cho bạn những điều nên tránh khi viết mô tả ngắn:

  • Tránh sử dụng tiếng lóng hoặc biệt ngữ, trừ khi đó là dạng ngôn ngữ quen thuộc với người dùng mục tiêu của bạn.
  • Tránh dùng thông điệp lặp lại và dài dòng trên đoạn mô tả ngắn, ảnh chụp màn hình, ảnh nổi bật hoặc video của nhà phát triển (Lưu ý rằng những nội dung này có thể hiển thị cạnh nhau).
  • Tránh sử dụng nội dung chỉ có giá trị trong một thời gian nhất định và có thể nhanh chóng lỗi thời để bạn không cần phải cập nhật thường xuyên.

Nguyên tắc về nội dung mô tả ngắn của Google Play

Nguyên tắc về nội dung mô tả ngắn của Google Play (Nguồn: Play Console)

Tránh dùng những từ ngữ không liên quan đến chức năng hoặc mục đích của ứng dụng, bao gồm:

  • Từ ngữ thể hiện hoặc ám chỉ hiệu suất trên Google Play, thứ hạng, danh hiệu hoặc giải thưởng, lời chứng thực của người dùng hoặc giá cả và thông tin khuyến mãi. Ví dụ: “Tốt nhất”, “Số 1”, “Hàng đầu”, “Mới”, “Chiết khấu”, “Giảm giá” hoặc “Hàng triệu lượt tải xuống”.
  • Lời kêu gọi hành động, ví dụ: “tải xuống ngay”, “cài đặt ngay”, “chơi ngay” hoặc “thử ngay”.
  • Từ khóa không cần thiết với mong muốn tăng thứ hạng trong kết quả tìm kiếm. Cách làm này không tác động đến thứ hạng mà chỉ đem lại trải nghiệm không tốt cho người dùng.
  • Chỉ dùng dấu chấm ở cuối câu nếu đoạn mô tả ngắn của bạn gồm nhiều câu.
  • Dùng dấu cách khi cần giữa các từ, dấu chấm (.), dấu phẩy (,) và ký tự đặc biệt (ví dụ: &).
  • Không dùng ký tự đặc biệt, dấu ngắt dòng, biểu tượng cảm xúc, dấu câu lặp lại (ví dụ: ?, !!, ?!, !?!, , \\, --,***, +_+, …, ((, !!, $%^, ~&~, ~~~) hoặc biểu tượng (ví dụ: ★ hoặc ☆). Khi đủ điều kiện, các trường hợp ngoại lệ gồm Bản quyền (©), Nhãn hiệu đã đăng ký (®) và Nhãn hiệu (™) sẽ được chấp nhận.
  • Không viết hoa để nhấn mạnh (Hãy viết hoa theo quy chuẩn trong ngôn ngữ của bạn).

Bạn có thể tham khảo trong tài liệu Trợ giúp chính thức của Play Console.

Cách viết mô tả ngắn tối ưu trên Google Play

Để viết mô tả ngắn tối ưu cho ứng dụng của bạn trên Google Play, bạn cần phải làm rõ tính năng và nội dung về ứng dụng của bạn một cách súc tích và hấp dẫn để thu hút sự chú ý của người dùng. Dưới đây là một số cách viết mô tả ngắn tối ưu trên Google Play khuyên dùng:

Trước khi bắt đầu mô tả một ứng dụng trên Google Play, bạn cần xác định thông điệp chính của ứng dụng đó là gì. Điều này sẽ giúp bạn tập trung vào những tính năng quan trọng để truyền tải thông điệp một cách rõ ràng, hiệu quả và thu hút sự chú ý của người dùng.

Không sử dụng trường này chỉ để đặt từ khóa, hãy sử dụng nó như một câu thuyết phục người dùng, là nơi bạn có thể giải thích thêm về mục đích ứng dụng của mình.

Bạn hãy nhớ rằng, đây là trường quan trọng thứ hai đối với thuật toán xếp hạng của Google Play, và đây thường là thông tin duy nhất mà người dùng tiềm năng sẽ đọc sau tiêu đề ứng dụng của bạn.

Do đó, mô tả ngắn cần truyền tải thông điệp một cách rõ ràng các tính năng chính về ứng dụng. Hãy sắp xếp các tính năng theo độ ưu tiên để đảm bảo rằng các tính năng quan trọng nhất được đề cập trước. Điều này sẽ giúp người dùng hiểu rõ hơn về tính năng của ứng dụng.

Google là một siêu công cụ tìm kiếm, nó đủ thông minh để hiểu khi bạn đưa thông tin ngẫu nhiên vào văn bản của mình thay vì cung cấp một văn bản dễ hiểu và đủ thông tin. Người kiểm duyệt Google Play không thích nhồi nhét từ khóa và có thể từ chối đưa ứng dụng của bạn vào danh sách.

Vì vậy, hãy sử dụng các từ khóa một cách tự nhiên trong mô tả của bạn, nghĩa là không chèn các từ khóa quá nhiều hoặc sử dụng chúng một cách không hợp lý. Chỉ khi chúng phù hợp với nội dung của mô tả và giúp người dùng hiểu rõ hơn về tính năng của ứng dụng của bạn. 

Google Play cho phép bạn sử dụng danh sách cửa hàng tùy chỉnh để tạo ra danh sách người dùng có hành vi mua sắm hoặc quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn trên các cửa hàng trực tuyến như Amazon, Google Play, App Store,vv... Tính năng mạnh mẽ này cũng hỗ trợ thêm một mô tả ngắn và dài tùy chỉnh, đây là một cách tuyệt vời để thu hẹp các thông điệp chính của bạn.

Thực hiện A/B testing cho mô tả ngắn là một cách tuyệt vời để tìm phiên bản phù hợp hơn với mọi người. Google Play cung cấp các thử nghiệm danh sách cửa hàng, một cách miễn phí và dễ dàng để kiểm tra các thành phần trong ứng dụng của bạn. Bạn có thể thử đồng thời các mô tả ngắn với tối đa năm bản địa hóa và theo dõi hiệu suất của chúng.

Lưu ý rằng bạn cần phải tuân thủ các nguyên tắc và quy trình thống kê học, đồng thời đảm bảo rằng các thử nghiệm được thực hiện trong một thời gian đủ dài để thu thập đủ dữ liệu để đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy.

Tham khảo: A/B testing cho ASO là gì? Cách thực hiện A/B testing trong tối ưu ASO

Ví dụ và phân tích mô tả ngắn

Có rất nhiều ví dụ tuyệt vời về mô tả ngắn trong Cửa hàng Google Play, chúng ta có thể lấy ví dụ về ứng dụng tin tức. Bạn nên thực hiện nghiên cứu thị trường và phân tích cách tiếp cận của đối thủ cạnh tranh khi bắt đầu tối ưu hóa cửa hàng ứng dụng. Hình ảnh hiển thị danh sách ứng dụng tin tức khác nhau trên cửa hàng Google Play.

Bằng cách xem danh sách cửa hàng và mô tả ngắn của họ, chúng ta có thể nhanh chóng phát hiện ra các từ khóa họ muốn xếp hạng và thông tin nào họ muốn nhấn mạnh.

Ví dụ phân tích mô tả ngắn ứng dụng đọc báo

Ví dụ phân tích mô tả ngắn ứng dụng đọc báo

Tất cả các ứng dụng đều muốn có liên quan đến "báo", "tin", "đọc báo", "tin tức", "24h". Chúng ta có thể thấy rằng họ cũng đẩy những từ khóa này vào tiêu đề ứng dụng của họ. Các mô tả ngắn chứa nhiều từ khóa - nhà xuất bản ứng dụng tập trung vào các tính năng của ứng dụng và không quan tâm nhiều đến kết quả. Cuối cùng, chúng ta có thể thấy rằng từ khóa "đọc báo" và "tin tức" rất quan trọng và các ứng dụng muốn có mức độ liên quan cao với từ khóa đó.

Phân tích nhanh này cho thấy rằng mô tả ngắn không phải lúc nào cũng đòi hỏi cần phải sáng tạo và độc đáo. Nếu các ứng dụng hàng đầu trong danh mục của bạn sử dụng một phương pháp đơn giản phù hợp với chúng, thì bạn cũng nên cố gắng tuân theo nó.

Mô tả dài (long description) trên Google Play là gì?

Mô tả dài (long description) là một trường văn bản mà các nhà tiếp thị sử dụng để cung cấp thông tin chi tiết về ứng dụng hoặc trò chơi trên cửa hàng Google Play. Đây là phần quan trọng thứ hai mà người dùng sẽ đọc để hiểu rõ hơn về ứng dụng hoặc trò chơi trước khi quyết định tải xuống và sử dụng.

Mô tả dài thường được viết một cách sáng tạo và thu hút, giúp người dùng hiểu rõ hơn về ứng dụng hoặc trò chơi và giải đáp các câu hỏi thường gặp của người dùng. Ngoài ra, mô tả dài cũng là nơi để nhà phát triển truyền tải thông điệp và giá trị độc đáo của ứng dụng hoặc trò chơi của họ đến người dùng, tạo sự kết nối giữa người dùng và nhà phát triển, và thúc đẩy sự tương tác giữa hai bên.

Cần lưu ý, hầu hết người dùng sẽ không đọc toàn bộ hoặc thậm chí một phần mô tả dài của bạn. Nhưng thuật toán của Google có thể nhận thấy những từ khóa bạn đề cập thường xuyên hơn.

Mô tả dài của ứng dụng trên Google Play

Mô tả dài của ứng dụng trên Google Play (Ứng dụng: BizCRM)

Yêu cầu kỹ thuật đối với mô tả dài

Mô tả dài có độ dài tối đa là 4000 ký tự, số ký tự này mặc dù trông khá nhiều và có thể hầu hết mọi người sẽ không đọc toàn bộ văn bản bạn cung cấp. Bạn không cần sử dụng hết giới hạn tổng số ký tự, nếu bạn có thể giải thích chức năng của ứng dụng và bao gồm các từ khóa chính của bạn dưới 1000 ký tự thì điều đó hoàn toàn ổn.

Tài liệu của Apple App Store khuyến cáo không nên lặp lại từ khóa đối với ứng dụng iOS, nhưng Google Play thì ngược lại, bạn nên lặp lại từ khóa trong phần mô tả dài. Bạn phải lặp lại các từ khóa để Google hiểu nó cần thiết cho ứng dụng của bạn. Nguyên tắc chung là mật độ từ khóa là khoảng 2% và bạn nên tăng số lượng từ khóa mục tiêu với mỗi lần cập nhật để làm cho các từ khóa có liên quan đến việc lập chỉ mục và định vị ứng dụng của bạn.

Cửa hàng Google Play cho phép bạn thêm dấu đầu dòng, biểu tượng cảm xúc và ký tự đặc biệt trong phần mô tả dài. Tùy chọn định dạng này cung cấp một cơ hội tuyệt vời để nhấn mạnh các thông điệp chính của bạn cho người đọc sẽ đọc lướt qua văn bản.

Cách viết mô tả dài tối ưu trên Google Play

Khi viết mô tả dài tối ưu trên Google Play cho ứng dụng, bạn nên làm theo các đề xuất sau.

Là một nhà tiếp thị ứng dụng, bạn nên tìm hiểu về những điều khó khăn, mối quan tâm và nhu cầu của khách hàng. Nếu bạn biết rằng người dùng của mình thực sự quan tâm đến các khía cạnh nhất định trong doanh nghiệp của bạn hoặc bạn muốn cung cấp thông tin quan trọng về việc sử dụng ứng dụng, thì mô tả dài là một nơi tuyệt vời để làm điều đó.

Bạn cần phải mô tả đầy đủ và chỉ ra các tính năng của ứng dụng và cách người dùng có thể sử dụng ứng dụng của bạn. Ngoài ra, hãy giải thích rõ ràng mục tiêu của ứng dụng hoặc trò chơi dành cho thiết bị di động của bạn.

Cấu trúc nội dung của bạn trong các đoạn văn, phụ đề rõ ràng và nội dung dễ đọc. Giúp khách truy cập cửa hàng quét nội dung của bạn dễ dàng hơn và tìm thông tin phù hợp nhất.

Hãy đếm những câu đầu tiên. Không nhiều người dùng sẽ đọc toàn bộ mô tả dài. Thu hút sự chú ý của họ bằng cách truyền tải thông điệp chính của bạn trong 3 dòng đầu tiên. Và để tối đa hóa tác động từ khóa của mô tả đầy đủ, hãy bao gồm các từ khóa có giá trị nhất của bạn trong một vài dòng đầu tiên. Google coi trọng các từ khóa được sử dụng trong vài dòng đầu tiên hơn là các từ khóa được lặp lại sau đó trong văn bản.

Bạn nên thêm phần đề xuất các xếp hạng và đánh giá có tác động từ người dùng của mình. Tuy nhiên, hãy tuân thủ các nguyên tắc chung của Google Play và không đưa vào các bài đánh giá giả mạo, không có nguồn gốc hoặc ẩn danh. 

Một trong những yếu tố quan trọng trong việc tạo một mô tả dài hiệu quả trên Google Play là tránh lỗi ngữ pháp và chính tả. Khi mô tả dài bị lỗi chính tả và ngữ pháp có thể làm giảm uy tín của ứng dụng và ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận của nó.

Vì vậy, nếu bạn đang bản địa hóa ứng dụng của mình, hãy đảm bảo rằng bạn nhận được sự hỗ trợ từ các dịch giả chuyên nghiệp hoặc người dân địa phương, những người biết rõ ngôn ngữ bạn cần cho ứng dụng của mình.

Việc bản địa hóa mô tả dài là một phần quan trọng trong chiến lược tiếp thị toàn cầu của ứng dụng. Nó giúp ứng dụng của bạn đạt được sự hiểu biết và quan tâm từ người dùng trong các khu vực khác nhau trên thế giới, tăng cường khả năng tiếp cận của ứng dụng và thu hút sự quan tâm từ các thị trường mới.

Tuy nhiên, bạn cần có một bản dịch chính xác và chuyên nghiệp của mô tả dài từ ngôn ngữ gốc sang ngôn ngữ mục tiêu. Bạn cũng nên xem xét việc sử dụng từ khóa phù hợp với ngôn ngữ và thị trường mục tiêu của mình để tối ưu hóa khả năng tìm kiếm trên Google Play.

Thêm địa chỉ liên hệ hoặc địa chỉ hỗ trợ của bạn và thời gian phản hồi cho người dùng đang hoạt động ở cuối phần mô tả. Điều này sẽ giúp tăng độ tin cậy của khách hàng đối với sản phẩm của bạn.

Thông tin bổ sung cho phép người dùng tìm thấy tất cả thông tin cần thiết về ứng dụng của bạn trong một danh sách cửa hàng duy nhất. Nếu người dùng cần biết về các tính năng chuyên nghiệp, chính sách quyền riêng tư và điều khoản sử dụng của bạn, hãy bao gồm thông tin đó.

Trên đây, Bizfly đã chia sẻ đến bạn khái niệm về mô tả ngắn (short description) và mô tả dài (long description) trên Google Play, và cách triển khai chúng. Hy vọng qua đó, nhà phát triển sẽ có những chiến lược phù hợp để tiếp thị ứng dụng hoặc sản phẩm của mình trên Google Play.

Quý doanh nghiệp có nhu cầu thiết kế app, làm giao diện app, tích hợp tính năng, hoặc cần tư vấn các giải pháp app marketing. Hãy liên hệ với Bizfly App qua hotline 1900 63 64 65 để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.

Bizfly App tặng ngay gói tối ưu ASO cho khách hàng đăng ký thành công dịch vụ app qua website, giúp tăng khả năng hiển thị và cài đặt ứng dụng trên App Store và Google Play, giúp gia tăng chuyển đổi cho doanh nghiệp.

Chi tiết xem tại: Thiết kế app mobile theo yêu cầu

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly