Tối ưu ASO cho Apple App Store và Google Play Store khác nhau như thế nào?

Thủy Nguyễn 21/04/2023

Tối ưu hóa cửa hàng ứng dụng (ASO) là việc cải thiện khả năng hiển thị của app thông qua việc tối ưu các yếu tố giúp tăng khả năng chuyển đổi trên cửa hàng ứng dụng, nhằm thu hút người dùng và nhận được nhiều lượt tải xuống hơn. Hiện nay có hai cửa hàng ứng dụng phổ biến nhất với các nhà phát triển app đó là Apple App Store và Google Play Store, mỗi cửa hàng ứng dụng này đều có yêu cầu và cách tối ưu hóa riêng.

Trong bài viết này, Bizfly sẽ giúp bạn hiểu giữa tối ưu ASO cho Apple App Store và Google Play Store khác nhau như thế nào, và những thông tin cần thiết để bạn có thể bắt đầu tối ưu hóa cho hai cửa hàng ứng dụng này.

Metadata ứng dụng trên cửa hàng App Store và Google Play

Metadata (hay Siêu dữ liệu ứng dụng) trong App Store và Google Play dùng để chỉ các trường chứa đầy đủ thông tin về một ứng dụng. Chúng được chia thành văn bản (tiêu đề, phụ đề, văn bản quảng cáo, mô tả ngắn, mô tả đầy đủ) và hình ảnh (biểu tượng, ảnh chụp màn hình, video).

Một số trường metadata được lập chỉ mục bởi các thuật toán tìm kiếm của App Store và Google Play, điều này có nghĩa là những từ khóa liên quan trong đó có thể giúp cải thiện thứ hạng ứng dụng. Dưới đây là minh họa về và Google Play Store:

  • Metadata trên Apple App Store:

Metadata ứng dụng trên Apple App Store

Metadata ứng dụng trên Apple App Store
1. Tiêu đề (Title)
2. Phụ đề (Subtitle)
3. Icon ứng dụng
4. Xếp hạng & số lượng đánh giá
5. Tuổi
6. Bảng xếp hạng trong danh mục
7. Nhà phát triển, ngôn ngữ có sẵn, kích cỡ
8. Video + Ảnh chụp màn hình (Screenshot)
9. Văn bản quảng cáo (Promo-text) + Mô tả
10. Xếp hạng & nhận xét
11. Ứng dụng khác của cùng nhà phát triển
12. Có thể bạn cũng thích
  • Metadata trên Google Play Store:

Metadata ứng dụng trên Google Play Store

Metadata ứng dụng trên Google Play Store
1. Tên ứng dụng (App's name)
2. Tên nhà phát triển (Developer's name)
3. Icon ứng dụng
4. Xếp hạng & số bài đánh giá
5. Kích cỡ
6. Tuổi
7. Cài đặt
8. Video + Ảnh chụp màn hình (Screenshot)
9. Mô tả ngắn (Short description - 80 ký tự)
Mô tả đầy đủ (Full description - 4000 ký tự)
10. Điểm xếp hạng & bài đánh giá
11. Ứng dụng tương tự
12. Ứng dụng khác của cùng nhà phát triển

Các yếu tố xếp hạng của Apple App Store và Google Play Store

Để có thể tối ưu ASO thì vấn đề quan trọng hàng đầu mà bạn cần phải hiểu đó là các tiêu chí và yếu tố xếp hạng của Apple App Store và Google Play Store. Các yếu tố xếp hạng là những yếu tố giúp cho app của bạn được xếp hạng cao khi người dùng tìm kiếm trên cửa hàng ứng dụng App Store và Google Play.

Trong tối ưu ASO, yếu tố ảnh hưởng đến xếp hạng ứng dụng trên App Store và Google Play bao gồm các yếu tố xếp hạng bên trong và các yếu tố xếp hạng bên ngoài. Dưới đây là bảng so sánh các yếu tố xếp hạng giữa hai cửa hàng ứng dụng:

Các yếu tố xếp hạng bên trong App Store và Google Play

Yếu tố bên trong Apple App Store Google Play Store
Tên ứng dụng
(App name / App title​)
30 ký tự khả dụng
Mô tả ngắn
(Short description​)
  • 170 ký tự khả dụng
  • Không phải là một yếu tố xếp hạng quan trọng
  • 80 ký tự khả dụng
  • Được tính đến khi xếp hạng
Phụ đề
(Subtitle)
  • 30 ký tự khả dụng
  • Hiển thị cho người dùng
Không cung cấp
Mô tả
(Description/ Long description)
  • 4000 ký tự khả dụng
  • Không ảnh hưởng trực tiếp đến vị trí trong kết quả
  • 4000 ký tự khả dụng
  • Là một yếu tố để xếp hạng
Trường từ khóa
(Keyword field)
  • 100 ký tự khả dụng
  • Không hiển thị với người dùng, nhưng quan trọng đối với Apple
Không
Bản địa hóa
(Localization)
1 quốc gia chính và 1 (hoặc nhiều) quốc gia khác 1 quốc gia chính - 1 bản địa hóa duy nhất

6 yếu tố hàng đầu mà chuyên gia ASO cần phải tối ưu cho ứng dụng của mình bao gồm: Tiêu đề ứng dụng (title), mô tả ngắn (short description), phụ đề (subtitle) - với App Store, mô tả dài (description), trường từ khóa (keyword field) - với App Store, và bản địa hóa (localization).

Để có thể tối ưu được các yếu tố này, bạn sẽ cần phải phân tích, nghiên cứu từ khóa, xây dựng cấu trúc và viết các phần tiêu đề, mô tả,... theo bộ từ khóa đã phân tích.

Tham khảo ví dụ: 8 bước tối ưu Long Description giúp tăng thứ hạng app trên Google Play

Các yếu tố xếp hạng bên ngoài App Store và Google Play

Yếu tố bên ngoài Apple App Store Google Play Store
Số lượt tải xuống/ cài đặt
  • Ảnh hưởng đến vị trí xếp hạng trong kết quả tìm kiếm khi người dùng search theo từ khóa
  • Ảnh hưởng đến việc lọt vào các bảng xếp hạng hàng đầu, nổi bật
Điểm xếp hạng đánh giá
(Average rating​)
  • Phân theo quốc gia
  • Hiển thị điểm xếp hạng trung bình của phiên bản ứng dụng hiện tại hoặc tính chung
  • Hiển thị xếp hạng toàn cầu và mọi thời đại
Điểm xếp hạng và bình luận
(Ratings and comments)
  • Phân theo quốc gia
  • Chỉ dành cho phiên bản ứng dụng hiện tại hoặc mọi lúc
  • Hiển thị bằng ngôn ngữ giao diện người dùng (UI)
  • Cho mọi thời đại
  • Phản hồi của nhà phát triển có sẵn cho người dùng
  • Xếp hạng và đánh giá đều quan trọng như nhau
Liên kết ngoài
(External link)

Không tính

  • Cá tác động tích cực đến vị trí trong kết quả tìm kiếm
Số lần xóa ứng dụng
(Number of deletions)
  • Tỷ lệ rời bỏ (churn rate) cao ảnh hưởng tiêu cực đến thứ hạng ứng dụng
  • Theo dõi tỷ lệ tối ưu của số lượt tải mới và tỷ lệ rời bỏ
Doanh thu
(Revenue)
  • Chỉ quan trọng với ứng dụng trả phí
  • Hệ thống xếp hạng các ứng dụng thu nhập cao hơn

Bên cạnh các yếu tố tối ưu xếp hạng bên trong của ứng dụng, thuật toán của các cửa hàng sẽ dựa trên cả các yếu tố bên ngoài để xếp hạng ứng dụng. Những yếu tố này bao gồm: số lượng tải/ cài đặt, số lượng đánh giá tích cực, tỷ lệ tải về và đánh giá tích cực so với số lượt xem.

Trong đó, số lượng tải về và đánh giá tích cực được coi là những yếu tố quan trọng nhất để xếp hạng cao trên cả hai nền tảng. Ngoài ra, tỷ lệ tải về cũng là yếu tố quan trọng để xếp hạng. Nếu một ứng dụng có số lượt xem cao nhưng tỷ lệ tải về và đánh giá tích cực thấp thì khả năng cao sẽ bị xếp hạng thấp hơn.

Thuật toán tìm kiếm của App Store và Google Play

Cách mà công cụ tìm kiếm của App Store và Google Play diễn giải metadata mà bạn đã biên soạn, và lập chỉ mục cho ứng dụng với các từ khóa là thuật toán nội bộ của App Store và Google Play. Tuy vậy theo kinh nghiệm của các chuyên gia trong ngành ASO, có thể xác đinh được một số đặc điểm của thuật toán như sau:

  • App Store tạo các cụm từ của từ khóa mà bạn đã ghi trong tổ hợp “tiêu đề+phụ đề+từ khóa”. Đó là lý do mà trong tất cả các hướng dẫn tối ưu hóa ứng dụng iOS, bạn sẽ được khuyên không trùng lặp từ khóa nếu chúng đã được đề cập tại một trong các trường metadata này. Việc lặp lại các truy vấn tìm kiếm trong metadata sẽ không làm tăng index của chúng. Vấn đề chính cần lưu ý đó là phạm vi bao phủ đầy đủ nhất có thể của lõi ngữ nghĩa bằng việc kết hợp “tiêu đề+phụ đề+từ khóa”.
  • Ngược lại, thuật toán Google Play sẽ lần lượt nhằm phân tích toàn bộ mảng metadata, tìm các cụm từ khóa ngữ nghĩa, và tập trung vào số lần lặp lại của một số từ nhất định. Do đó, khi được hướng dẫn tối ưu hóa cho ứng dụng Android, bạn có thể bắt gặp thuật ngữ như overspam - lặp lại quá thường xuyên các từ khóa trong metadata. Do đó, metadata (cụ thể ở đây là full description - mô tả đầy đủ) nên được cân bằng - có đủ số lần lặp lại của các từ khóa để được lập chỉ mục, nhưng không nhiều hơn mức cần thiết tránh bị spam. Quy tắc bất thành văn để tránh overspam là chỉ nên lặp lại 1 lần trên 250 ký tự. Bạn nên sử dụng công cụ trình phân tích văn bản như Text Analyzer để kiểm tra tần suất xuất hiện của các từ khóa trong mô tả ứng dụng đầy đủ cho Google Play.

Xu hướng người dùng trên App Store và Google Play

Xu hướng người dùng là yếu tố quan trọng để tối ưu ASO. Người dùng thay đổi xu hướng liên tục và bạn cần phải nắm bắt được những xu hướng đó để cải thiện ASO của ứng dụng của mình. Ngoài ra, xu hướng người dùng cũng có thể thay đổi phụ thuộc vào vị trí địa lý.

Theo một nghiên cứu của AppTweak năm 2022, tỷ lệ chuyển đổi ứng dụng trung bình ở Mỹ trên các danh mục App Store là 31% và Google Play là 33%. Trong đó, các ứng dụng có tỷ lệ chuyển đổi cao nhất trên App Store là các ứng dụng thuộc danh mục thời tiết (86%), trờ chơi - câu đố (79,9%), sách (74,2%), ảnh & video (65,9%). Các ứng dụng chuyển đổi cao nhất trên Google Play là du lịch & địa phương (60,2%), nhà cửa (52,6%), trờ chơi - âm nhạc (51,2%), ứng dụng xã hội (50,8%).

Tỷ lệ chuyển đổi ứng dụng trung bình trên App Store và Google Play tại Mỹ

Tỷ lệ chuyển đổi ứng dụng trung bình trên App Store và Google Play tại Mỹ (Nghiên cứu của AppTweak năm 2022)

Một số xu hướng ASO đáng chú ý hiện nay mà bạn nên tham khảo:

  • Tăng sự tương tác với người dùng: Cả Apple App Store và Google Play đều đánh giá cao sự tương tác của người dùng với ứng dụng. Vì vậy, bạn cần cải thiện sự tương tác này bằng cách tạo ra nội dung hấp dẫn, cập nhật thường xuyên và giải đáp thắc mắc của người dùng.
  • Phát triển ứng dụng dành cho nhiều ngôn ngữ: Việc phát triển ứng dụng dành cho nhiều ngôn ngữ giúp bạn mở rộng thị trường và thu hút nhiều người dùng hơn. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo rằng nội dung của ứng dụng của bạn được dịch đúng và phù hợp với từng ngôn ngữ.
  • Tích hợp tính năng social sharing: Tính năng social sharing giúp người dùng dễ dàng chia sẻ ứng dụng của bạn với bạn bè và gia đình. Điều này giúp bạn tăng lượt tải xuống và cải thiện xếp hạng của ứng dụng của bạn.
  • Tích hợp tính năng đánh giá và nhận xét: Tính năng đánh giá và nhận xét giúp bạn thu thập ý kiến của người dùng về ứng dụng của bạn và cải thiện chất lượng của ứng dụng. Điều này cũng giúp bạn tăng lượt tải xuống và cải thiện xếp hạng của ứng dụng của bạn.

Ngôn ngữ bổ sung trên cửa hàng ứng dụng App Store và Google Play

Các ngôn ngữ bổ sung có thể được tính là yếu tố xếp hạng bên trong, với Google Play có một hạn chế nhỏ đó là chỉ 1 quốc gia và 1 ngôn ngữ Đối với người dùng, ngôn ngữ của thiết bị rất quan trọng, vì đây là ngôn ngữ sẽ xác định ngôn ngữ của trang ứng dụng.

Đối với App Store, để tối ưu hóa ASO cho các ứng dụng iOS, thì khái niệm về các ngôn ngữ bổ sung là khá quan trọng. App Store được đại diện tại hơn 175 quốc gia trên thế giới và hầu hết mọi quốc gia đều có một ngôn ngữ bổ sung. Ví dụ: Ngôn ngữ Vương quốc Anh là ngôn ngữ phổ biến nhất và bao gồm 153 quốc gia, nghĩa là bạn có thể sử dụng ngôn ngữ này để mở rộng trường từ khóa của mình cho hầu hết mọi quốc gia. Một số quốc gia có nhiều hơn hai ngôn ngữ bổ sung: Thụy Sĩ có thêm 3 ngôn ngữ được lập chỉ mục bên cạnh ngôn ngữ gốc Đức...

Các yêu cầu kỹ thuật riêng của hai cửa hàng ứng dụng

Apple App Store:

  • Tiêu đề ứng dụng: Tối đa 30 ký tự và phải chứa từ khóa liên quan đến ứng dụng của bạn.
  • Mô tả ứng dụng: Tối đa 4.000 ký tự và phải giải thích rõ ràng tính năng, lợi ích và giá trị của ứng dụng. Từ khóa cũng rất quan trọng, hãy đảm bảo sử dụng từ khóa có liên quan đến ứng dụng của bạn.
  • Từ khóa: Tối đa 100 ký tự và phải chứa từ khóa liên quan đến ứng dụng của bạn. Apple khuyến khích sử dụng các từ khóa cụ thể và chi tiết hơn để giúp ứng dụng của bạn được tìm kiếm dễ dàng hơn.
  • Hình ảnh: Các hình ảnh phải đảm bảo rõ ràng, chất lượng và phải thể hiện được tính năng và giá trị của ứng dụng của bạn. Hình ảnh cũng phải đáp ứng các tiêu chuẩn kích thước và độ phân giải cụ thể của Apple.

Google Play Store:

  • Tiêu đề ứng dụng: Tối đa 50 ký tự và phải chứa từ khóa liên quan đến ứng dụng của bạn.
  • Mô tả ứng dụng: Tối đa 4.000 ký tự và phải giải thích rõ ràng tính năng, lợi ích và giá trị của ứng dụng. Từ khóa cũng rất quan trọng, hãy đảm bảo sử dụng từ khóa có liên quan đến ứng dụng của bạn.
  • Từ khóa: Tối đa 100 ký tự và phải chứa từ khóa liên quan đến ứng dụng của bạn. Google khuyến khích sử dụng các từ khóa cụ thể và chi tiết.

Như vậy, Bizfly đã cùng bạn tìm hiểu sự khác nhau giữa tối ưu ASO cho App Store và Google Play. Hy vọng với những kiến thức trên sẽ giúp bạn và doanh nghiệp tối ưu được ASO trên các cửa hàng ứng dụng, qua đó gia tăng được hiển thị cũng như chuyển đổi, giúp ứng dụng ngày càng phát triển.

Doanh nghiệp có nhu cầu thiết kế app, làm lại app, tích hợp tính năng, hoặc cần tư vấn giải pháp app marketing. Hãy liên hệ với Bizfly App qua hotline 1900 63 64 65 để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.

Đặc biệt, Bizfly App tặng ngay gói tối ưu ASO cho khách hàng đăng ký dịch vụ mobile app qua website, giúp tăng khả năng hiển thị và cài đặt ứng dụng trên App Store, tăng chuyển đổi cho doanh nghiệp.

Mọi chi tiết xem trong: Thiết kế app - Bizfly App

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly