8 bước tối ưu Long Description giúp tăng thứ hạng app trên Google Play

Thủy Nguyễn 13/04/2023

Tối ưu mô tả dài (Long Description) trên cửa hàng ứng dụng Google Play là một phần quan trong để tối ưu hóa ASO, nhằm tăng lượt tải cũng như cải thiện tỷ lệ chuyển đổi app. Dưới đây, Bizfly sẽ giúp bạn hiểu rõ mô tả dài trên Google Play là gì và 9 bước cần thiết để tối ưu Long Description giúp gia tăng thứ hạng và tỷ lệ chuyển đổi cho ứng dụng của bạn trên Google Play.

Mô tả dài trên Google Play (Long Description) là gì?

Mô tả dài (Long Description) là một đoạn văn bản đầy đủ mô tả, giới thiệu về ứng dụng các tính năng, cấu trúc, mục đích, đặc điểm, công dụng,... hiển thị ở trang sản phẩm của ứng dụng hoặc trò chơi trên Google Play Store. Thông qua đoạn mô tả này, người dùng có thể nắm được các thông tin, nguồn gốc, nội dung liên quan đến ứng dụng mà họ đang tìm hiểu.

Mô tả dài (Long Description) của ứng dụng trên Google Play

Mô tả dài (Long Description) của ứng dụng trên Google Play

Yêu cầu của mô tả dài trên Google Play

Cửa hàng ứng dụng Google Play quy định đoạn mô tả dài phải được tối ưu tối đa 4000 ký tự. Nhà phát triển được phép sử dụng các định dạng và biểu tượng cảm xúc trong đoạn mô tả này để làm cho mô tả hấp dẫn và dễ đọc hơn.

Tại sao Long Description quan trọng?

Mặc dù chưa đến 2% người dùng nhấn vào để đọc lại toàn bộ đoạn mô tả dài trên cửa hàng ứng dụng Google Play. Tuy nhiên, đoạn mô tả này lại đóng góp vai trò vô cùng quan trọng quyết định tỷ lệ tải xuống và thứ hạng app trên cửa hàng. Cụ thể:

  • Long Descripton thường được tối ưu keyword (từ khóa) để đáp ứng được điều kiện thuật toán của cửa hàng ứng dụng. Từ đó, góp phần tăng xếp hạng của ứng dụng và gia tăng tỷ lệ xuất hiện của app trước mặt người dùng khi họ sử dụng công cụ tìm kiếm.
  • Long Descripton giúp tăng khả năng thuyết phục người dùng sử dụng, khám phá ứng dụng hoặc trò chơi. Từ những thông tin mà đoạn mô tả cung cấp sẽ là cơ sở để người dùng đưa ra quyết định cài đặt ứng dụng. Nhờ đó, tỷ lệ chuyển đổi app sẽ tăng lên.

8 bước tối ưu Long Description giúp gia tăng thứ hạng app trên Google Play

Bước 1: Phân tích, nghiên cứu từ khóa

Người dùng sẽ sử dụng một từ khóa để tìm kiếm ứng dụng thích hợp trên thanh tìm kiếm của cửa hàng ứng dụng Google Play. Do đó, công việc đầu tiên mà nhà phát triển app cần thực hiện là phân tích và nghiên cứu những từ khóa phù hợp với sản phẩm ứng dụng của mình. Sau đó, triển khai các từ khóa quan trọng vào đoạn mô tả và sau khi đoạn description này được lập chỉ mục thì thứ hạng của ứng dụng trên cửa hàng sẽ được cải thiện đáng kể.

Để nghiên cứu từ khóa, bạn có thể sử dụng một vài cách sau:

  • Sử dụng các công cụ nghiên cứu keyword như: Google Keyword Planner, Ahrefs, Spineditor,...
  • Nghiên cứu đoạn mô tả dài của đối thủ trên cửa hàng ứng dụng để tìm kiếm những từ khóa dài mà đối thủ đang sử dụng.

Lưu ý: Nhà phát triển nên ưu tiên sử dụng những từ khóa có volume (lượt tìm kiếm) cao để phủ app dễ dàng hơn.

Sau khi danh sách từ khóa được lập, nhà phát triển cần tối ưu càng nhiều từ khóa càng tốt vào đoạn mô tả dài. Đây là cơ sở để người dùng có thể tìm thấy ứng dụng của bạn khi search từ khóa lên công cụ tìm kiếm ở cửa hàng ứng dụng.

Nghiên cứu từ khóa app bằng công cụ Google Keyword Planner

Nghiên cứu từ khóa app bằng công cụ Google Keyword Planner

Bước 2: Xây dựng cấu trúc cho đoạn mô tả

Mặc dù đoạn mô tả chỉ được tối ưu không quá 4000 ký tự nhưng vẫn nên được viết theo cấu trúc nhất định để phân chia nội dung và phân bổ các từ khóa một cách hợp lý. Thông thường một đoạn mô tả cấu trúc thường bao gồm 5 phần sau:

  • Đoạn đầu: tối ưu trong khoảng 200 đến 300 ký tự.
  • Giới thiệu tính năng: tối ưu trong khoảng từ 1500 đến 2500 ký tự.
  • Phần dẫn chứng (Social Proof): khoảng 300 đến 500 ký tự.
  • Yêu cầu kỹ thuật: khoảng 200 đến 400 ký tự.
  • Thông tin liên hệ của app: 100 đến 300 ký tự.

Số lượng ký tự được giới thiệu ở phía trên chỉ mang tính chất tham khảo. Nhà phát triển có thể thay đổi độ dài của từng phần tùy theo nhu cầu tối ưu.

Bước 3: Viết đoạn mô tả đầu tiên

Đoạn đầu tiên là phần quan trọng nhất trong đoạn mô tả, bởi nó quyết định người dùng có đọc tiếp hay không. Vậy nên, tiêu chí quan trọng nhất mà đoạn đầu tiên phải đáp ứng được là độc đáo, hấp dẫn, thu hút và lôi cuốn người đọc. 

Loại nội dung hiệu quả nhất dành cho đoạn mở đầu là viết theo hướng vắn tắt ngắn gọn tất cả các thông tin quan trọng về ứng dụng như: đặc điểm, tính năng, mục đích,... Chi tiết như sau: 

  • Đặt tên cho tất cả các tính năng sao cho vừa ngắn gọn vừa hấp dẫn người đọc.
  • Nêu những điểm giúp ứng dụng trở nên đặc biệt và khác biệt hơn những loại app tương tự trên thị trường.
  • Khái quát một số lợi ích, điểm mạnh và sự tiện lợi mà ứng dụng mang lại cho người dùng.
  • Có thể thêm các bằng chứng thực tế do người dùng trước nhận xét.

Tất cả những nội dung trên nên được tối ưu trong khoảng 200 đến 300 ký tự.

Bước 4: Viết đoạn mô tả tính năng

Tính năng là phần quan trọng nhất của một đoạn mô tả bởi nó là minh chứng cho những chức năng, vai trò,... mà ứng dụng có thể mang lại cho người dùng. Thông qua phân mục này, người dùng sẽ biết được app này có ích với mình hay không để đưa ra quyết định tải xuống. Do đó, nội dung của đoạn mô tả tính năng nên được đặt càng nhiều các từ khóa liên quan các tốt để tạo nên tác động cho kết quả tìm kiếm của người dùng.

Theo các chuyên gia, phần tính năng nên được xây dựng dưới dạng cốt truyện, các thông tin sẽ được kết nối với nhau theo một trình tự nhất định để mang lại sự thú vị và có thể dẫn dắt người dùng. Dưới đây là 3 loại cốt truyện hoàn hảo nhất dành cho đoạn mô tả tính năng:

Câu chuyện giao dịch (Transactional Story)

Dạng cốt truyện này phù hợp với bất kỳ ứng dụng nào có hành trình người dùng tuyến tính, ngắn và mang lại kết quả cụ thể ở cuối mỗi hành trình như: app vận chuyển, điều hướng, mua sắm & thị trường. Quá trình tìm kiếm này bao gồm:

  • SERP: Có bố cục rõ ràng và thân thiện với người dùng trên các kết quả tìm kiếm được hiển thị.
  • Các trang chi tiết: Nhấn mạnh sự đa dạng về các chi tiết, hình ảnh và đánh giá tính năng mà ứng dụng có thể mang lại.
  • Danh sách yêu thích: Gợi ý danh sách các tiện ích tối ưu vượt trội của ứng dụng so với đối thủ.
  • Gợi ý quy trình: Gợi ý quy trình mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ từ A đến Z trên ứng dụng.

Ví dụ về tối ưu long description trên app giao hàng Lalamove

Ví dụ về tối ưu long description trên app giao hàng

Câu chuyện tiến triển

Cách trình bày tính năng này dành riêng cho các ứng dụng có hành trình tuyến tính nhưng không mang lại kết quả sau một lần dùng, mà kết quả chỉ được trả về sau một hành trình gắn bó lâu dài với ứng dụng. Loại cốt truyện này phù hợp với: Ứng dụng giáo dục, ứng dụng tập thể dục - fitness, ứng dụng liên quan tới sở thích (làm vườn, dụng cụ, nghệ thuật), một số loại trò chơi,...

Dưới đây là ví dụ các bước trình bày nội dung dạng tiến trình cho app tập thể dục:

  • Giới thiệu các bài tập và tác dụng cụ thể của bài tập lên bộ phận cơ thể.
  • Mô tả sự dễ hiểu, đồ họa và mức độ trực quan của các video hướng dẫn.
  • Giới thiệu huấn luyện viên, âm thanh, thời gian cho từng bài tập,...
  • Giới thiệu các nút thông báo, nhắc nhở để người không không bỏ lỡ thời gian tập luyện.
  • Giới thiệu bảng theo dõi thành tích và kết quả rèn luyện để tạo động lực cho người dùng.

Cốt truyện tiến triển thường dùng cho app thể dục - fitness

Cốt truyện tiến triển thường dùng cho app thể dục - fitness

Câu chuyện phức tạp

Câu chuyện phức tạp là năng chia sẻ tính năng dành cho các ứng dụng không có hành trình tuyến tính như: tiện ích di động hoặc laptop, tiện ích hàng ngày (lịch, lập kế hoạch, lịch trình,...), app liên lạc (messenger, zalo, line,...), app tin tức (báo, thời tiết, bóng đá,..), ứng dụng thiết kế ảnh - âm nhạc hoặc video.

Câu chuyện phức tạp là nội dung giúp người dùng điều hướng đến những trải nghiệm và kết quả khác nhau. Dưới đây là ví dụ về cốt truyện hoàn hảo cho một tiện ích máy tính trên thiết bị di động:

  • Giới thiệu tổng quát về các hàm hỗ trợ phép tính cơ bản của app.
  • Giải thích các hàm trung gian hỗ trợ tính tỷ lệ phần trăm và phân số.
  • Đề cập các phép toán phức tạp và phân tích vector ở hàm chuyên gia.
  • Cung cấp thông tin về các tính năng tiện lợi khác.

Ví dụ về mô tả tính năng trên app sổ tay ghi chú

Ví dụ về mô tả tính năng trên app sổ tay ghi chú

Bước 5: Thêm Social Proof (bằng chứng xã hội)

Social Proof (bằng chứng xã hội) là những nội dung chứng minh chất lượng của ứng dụng để người dùng tin tưởng và lựa chọn. Điều này cho người dùng mới biết rằng ứng dụng của bạn thành công, người dùng hiện tại của bạn thích ứng dụng này và những người đánh giá khen ngợi ứng dụng đó. Tốt hơn hết, nhà phát triển nên lựa chọn những đánh giá 5* mang tính chất khen ngợi.

Dưới đây là một số cách làm nội dung cho phần bằng chứng xã hội phù hợp với mô tả ứng dụng của bạn:

  • Cung cấp số lượng người dùng đang sử dụng ứng dụng này.
  • Đề cập đến số vấn đề mà ứng dụng của bạn đã giải quyết, ví dụ như số cặp đôi đã được ghép đôi trong ứng dụng hẹn hò, số lượt khách đã đặt tour du lịch trong ứng dụng du lịch,... và những số liệu ấn tượng khác.
  • Trích dẫn thông tin báo chí nói về ứng dụng của bạn.
  • Những giải thưởng mà ứng dụng đã đạt được.
  • Update bảng xếp hạng hiện tại của ứng dụng.

Mô tả dài của ứng dụng Duolingo với các trích dẫn báo chí nói về ứng dụng

Mô tả dài của ứng dụng Duolingo với các trích dẫn báo chí nói về ứng dụng

Bước 6: Bổ sung yêu cầu kỹ thuật

Nội dung phần mô tả kỹ thuật cần làm rõ được toàn bộ những vấn đề sau:

  • Loại thiết bị mà ứng dụng có thể hỗ trợ.
  • Tổng hợp quyền hoạt động giúp ứng dụng được phép hoạt động bình thường như: định vị, truy cập danh bạ, máy ảnh,...
  • Chế độ hoạt động là online hay offline.
  • Tiết lộ app hoạt động trả phí hay không trả phí hoặc những nội dung cần phải trả phí mới có thể dùng. Lưu ý: các ứng dụng game không nên nhắc đến vấn đề tiêu hao tiền tệ trong phần mô tả kỹ thuật vì dễ gây hiểu nhầm.
  • Cập nhật thông tin về ngôn ngữ để người dùng nắm bắt.

Bước 7: Thêm thông tin liên hệ

Thông tin này cho phép người dùng liên hệ với đơn vị sản xuất để feedback hoặc đưa ra cải thiện ứng dụng: 

  • Thông tin website
  • Địa chỉ email
  • Số điện thoại đường dây nóng
  • Tài khoản mạng xã hội như: Facebook, Zalo,...

Nhà phát triển có thể thêm đường dẫn liên kết để đảm bảo sự chính xác và nhanh chóng cho người dùng.

Thông tin liên hệ được đính kèm link để thuận tiện hơn cho người dùng

Thông tin liên hệ được đính kèm link để thuận tiện hơn cho người dùng

Bước 8: Làm đẹp mô tả cho ứng dụng

Sau khi thêm đầy đủ thông tin cần thiết, nhà phát triển nên làm đẹp cho bài mô tả để tạo nên sự thú vị và sức hút cho người đọc. Dưới đây là quy tắc hiệu quả nhất. 

  • Thêm hình ảnh mô tả
  • Chia nhỏ bài mô tả thành đoạn ngắn để người dùng dễ theo dõi.
  • Làm tiêu đề bằng chữ IN HOA để người dùng nắm được tổng thể nội dung.
  • Thêm các thẻ HTML để tạo sự nổi bật trực quan cho văn bản như: in đậm, nghiêng, gạch chân,...
  • Sử dụng biểu tượng cảm xúc trong đoạn mô tả.

Lưu ý: Để bản mô tả dài luôn hoàn hảo, doanh nghiệp cần rà soát lại chính tả, cấu trúc và bố cục để đảm bảo không xảy ra sai sót.

Trong bài viết trên, Bizfly đã chia sẻ chi tiết về mô tả dài trên Google Play là gì và các cách tối ưu đoạn mô tả dài để tăng thứ hạng app. Mong rằng, những kiến thức trên sẽ giúp ích cho quý doanh nghiệp cải thiện được tỷ lệ hiển thị và gia tăng tỷ lệ cài đặt cho ứng dụng của mình.

Quý doanh nghiệp có nhu cầu thiết kế giao diện app, làm lại app, tích hợp tính năng app, hoặc cần tư vấn giải pháp mobile app marketing. Hãy liên hệ với Bizfly App qua hotline 1900 63 64 65 để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.

Bizfly App tặng ngay gói tối ưu ASO cho khách hàng đăng ký thành công dịch vụ mobile app qua website, giúp tăng khả năng hiển thị và cài đặt ứng dụng trên App Store, tăng chuyển đổi cho doanh nghiệp.

Mọi chi tiết xem tại: Thiết kế app chuyên nghiệp - Bizfly App

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly