4 bước để tối ưu tiêu đề ứng dụng trên Google Play Store

Thủy Nguyễn 03/04/2023

Tối ưu tiêu đề ứng dụng trên cửa hàng Google Play Store là vấn đề đang được rất nhiều nhà phát triển quan tâm. Đặc biệt là khi Google cập nhật thêm những quy định mới và chỉ cho phép nhà phát triển ứng dụng Android tối ưu tiêu đề tối đa 30 ký tự. Tham khảo bài viết sau của Bizfly để hiểu hơn về cách tối ưu hóa tiêu đề app trong ASO.

Bước 1: Phân tích từ khóa tên của ứng dụng

Đây là bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng hàng đầu theo Bizfly khi bạn muốn tối ưu hóa cho tiêu đề ứng dụng. Các công việc mà bạn cần tập trung vào đó là:

Doanh nghiệp có thể sử dụng một số công cụ phân tích từ khóa như: keyword tool, spineditor, ahref,... để lên danh sách một loạt các từ khóa có thể kết hợp cùng với tên của ứng dụng. Từ khóa kết hợp cần phải đáp ứng được các chỉ số như: volume (lượt tìm kiếm) cao, tạo ra lượt cài đặt hàng tháng,... Ví dụ: tên thương hiệu app là liên quân thì các từ khóa kết hợp có thể là “mobile”, “apk”, “thử nghiệm”,...

Việc kết hợp các từ khóa ngữ cảnh cùng từ khóa thương hiệu sẽ góp phần đẩy app lên vị trí cao hơn trên cửa hàng. Nhờ đó mà lượt tải xuống của ứng dụng sẽ nhiều hơn.

Phân tích hiệu suất các từ khóa liên quan

Phân tích hiệu suất các từ khóa liên quan

Thuật toán của Google Play thường dựa vào mức độ liên quan của các từ khóa xuất hiện trong tiêu đề để quyết định xếp hạng ứng dụng. Cụ thể: Khi người dùng gõ các từ khóa liên quan lên công cụ tìm kiếm trong cửa hàng thì ứng dụng của bạn vẫn xuất hiện trong kết quả tìm kiếm. Ngược lại, nếu gõ một từ khóa nhưng ứng dụng của bạn không xuất hiện thì từ khóa này nên được loại bỏ khỏi tiêu đề bởi Google coi keyword này không liên quan đến ứng dụng.

Doanh nghiệp có thể sử dụng toàn bộ từ khóa đã phân tích được ở bước trên, sau đó gõ lên công cụ tìm kiếm trong cửa hàng ứng dụng để xác định mức độ liên quan của chúng với ứng dụng. Làm tương tự với tất cả các từ khóa sẽ giúp doanh nghiệp lọc được tổ hợp những keyword tốt nhất để tối ưu vào tiêu đề của mình.

Bước 2: Nghiên cứu những từ khóa của đối thủ cạnh tranh

Nghiên cứu và phân tích chi tiết từ khóa của đối thủ cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp xác định: những từ khóa nên lược bỏ, những từ khóa quan trọng mang lại cơ hội xếp hạng cao hơn… Để quá trình nghiên cứu mang lại kết quả cao nhất, doanh nghiệp cần phân tích hiệu suất từ khóa của đối thủ theo phương pháp sau:

  • Lập danh sách ứng dụng của các đối thủ cạnh tranh.
  • Lọc các từ khóa mà đối thủ đang sử dụng và tiến hành nghiên cứu hiệu suất bằng các công cụ chuyên dụng.
  • Lập danh sách các từ khóa tốt nhất có chỉ số volume cao, độ khó vừa phải, tỷ lệ chuyển đổi lớn,... để tối ưu cho ứng dụng của mình.
  • Dự đoán những từ khóa mà đối thủ có khả năng sẽ loại bỏ để tạo ra cơ hội mới cho ứng dụng của doanh nghiệp.

Nghiên cứu từ khóa của đối thủ cạnh tranh

Nghiên cứu từ khóa của đối thủ cạnh tranh

Ví dụ cụ thể:

Nghiên cứu từ khóa của các đối thủ eScort, Obi và Careem để tìm ra cơ hội từ khóa cho thương hiệu Lyft. Trong đó:

  • eScort: Ứng dụng này được xếp hạng top 6 bởi từ khóa “xe máy điện”. Đây là keyword có volume thấp nên mang lại chuyển đổi thấp.
  • Obi: Các từ khóa mục tiêu bao gồm “taxi”, “xe hơi”... Tuy nhiên, lượt chuyển đổi của app lại đến từ tên thương hiệu Obi. Vậy nên, các từ khóa này có thể xóa khỏi tiêu đề mà không gây ảnh hưởng đến thứ hạng.
  • Careem: Ứng dụng này sử dụng các từ khóa mục tiêu là “đi xe”, “đồ ăn”, “cửa hàng”, “thanh toán”... Tuy nhiên, những từ khóa này không mang lại kết quả xếp hạng cao cũng như không thúc đẩy được nhiều lượt tải xuống. Do đó, Careem có thể loại bỏ những từ khóa này khỏi tiêu đề ứng dụng.

Những từ khóa mà các thương hiệu Obi, Careem loại bỏ sẽ mang lại cơ hội cho Lyft. Bây giờ, doanh nghiệp cần sử dụng công cụ phân tích từ khóa để kiểm tra hiệu suất cho các từ khóa taxi, xe hơi, đi xe, đồ ăn, cửa hàng,... và lựa chọn những keyword có volume cao, độ cạnh tranh vừa phải,... để tối ưu vào tiêu đề ứng dụng Lyft.

Bước 3: Nghiên cứu những từ khóa liên quan

Ngoài việc tận dụng những từ khóa cũ, doanh nghiệp cần nghiên cứu để mở rộng vốn từ khóa mới nhằm tìm kiếm những từ khóa thịnh hàng có khả năng thúc đẩy xếp hạng cho ứng dụng. Doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ nghiên cứu và đề xuất từ khóa như: Keyword tool, Google Trend, App Tweak,... để tạo danh sách. Tuy nhiên, các từ khóa liên quan cần phải đáp ứng được các tiêu chí sau:

  • Có khả năng kết hợp với tên thương hiệu để tạo thành một tiêu đề có nghĩa.
  • Hiệu suất tìm kiếm cao, mang lại chuyển đổi tối ưu và độ khó vừa phải.
  • Độ dài vừa phải.
  • Từ khóa không bị trùng lặp với đối thủ cạnh tranh và có thể tạo nên sự khác biệt cho tiêu đề ứng dụng trong cửa hàng.

Bước 4: Thực hiện tối ưu cho tiêu đề ứng dụng

Sau khi hoàn tất các bước nghiên cứu từ khóa, việc tiếp theo mà doanh nghiệp cần làm là tiến hành tối ưu cho tiêu đề của ứng dụng thông qua các bước dưới đây:

  1. Tiến hành phân tích hiệu suất các từ khóa mục tiêu đang được sử dụng trong tên cũ của ứng dụng. Nếu từ khóa đó có hiệu suất hoạt động thấp bạn nên xóa nó và tìm kiếm từ khóa khác để thay thế.
  2. Xem xét các từ khóa mà đối thủ cạnh tranh có thể xóa và lấy những từ khóa bị xóa đó để tối ưu vào tiêu đề ứng dụng của mình. Bởi vì, những thứ đối thủ phải bỏ qua có thể sẽ mang lại cơ hội hiển thị cao cho app của bạn.
  3. Làm mới và làm sáng ngữ nghĩa cho các từ khóa mục tiêu đã được chọn lọc để tạo nên sự khác biệt cho thương hiệu. Cách làm này còn giúp tên của ứng dụng hạn chế bị trùng lặp gây hiểu nhầm cho người sử dụng.
  4. Phân tích và đánh giá các chỉ số cơ hội của từng từ khóa như: điểm xếp hạng, lượt tìm kiếm, khả năng tải xuống và khả năng kết hợp với các từ khóa khác.
  5. Sử dụng các từ khóa tốt nhất để tối ưu vào tiêu đề và phần mô tả ứng dụng. Nên kết hợp từ khóa cùng tên thương hiệu một cách tự nhiên để dễ dàng kích thích người dùng và khơi gợi được sự tò mò của họ. Tiêu đề nên được tối ưu dựa theo quy chuẩn của Google để đảm bảo ứng dụng được xếp hạng đúng vị trí.

Tối ưu tiêu đề ứng dụng từ vốn từ khóa đã phân tích

Tối ưu tiêu đề ứng dụng từ vốn từ khóa đã phân tích

Sau khi hoàn tất tối ưu tiêu đề ứng dụng, doanh nghiệp nên tiếp tục theo dõi và phân tích kết quả nhận được. Nếu tiêu đề này không mang lại kết quả khả quan, doanh nghiệp cần lặp lại các bước trên cho đến khi ứng dụng mang về tỷ lệ chuyển đổi cao nhất.

Lưu ý: Tùy vào đặc điểm, vai trò và công dụng mà các ứng dụng sẽ tương ứng với các từ khóa riêng. Doanh nghiệp nên giao công việc tối ưu tiêu đề cho đội ngũ nhân viên có chuyên môn để đảm bảo thu về kết quả tốt nhất.

Trên đây là tổng hợp 4 bước tối ưu tiêu đề ứng dụng trên cửa hàng Google Play Store được chia sẻ bởi chuyên gia của Bizfly. Hy vọng rằng, thông tin trên sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ quy định mới của Google và tìm kiếm được giải pháp xây dựng tiêu đề hoàn hảo nhất cho ứng dụng của mình.

Doanh nghiệp có nhu cầu thiết kế app, làm lại app, tích hợp tính năng cho app, hoặc cần tư vấn về các giải pháp app marketing. Hãy liên hệ ngay với Bizfly App theo hotline 1900 63 64 65 để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.

Bizfly App tặng ngay gói tối ưu ASO cho khách hàng đăng ký thành công dịch vụ mobile app qua website, giúp tăng khả năng hiển thị và cài đặt ứng dụng trên App Store, gia tăng chuyển đổi cho doanh nghiệp.

Chi tiết xem tại: Dịch vụ thiết kế app chuyên nghiệp và theo yêu cầu - Bizfly App

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly