App icon (biểu tượng ứng dụng) thường là điều đầu tiên mà người dùng sẽ nhìn thấy khi tìm kiếm app của bạn trong cửa hàng ứng dụng. Chúng ta thường nghe đến việc những hình ảnh trực quan sẽ được bộ não chúng ta ghi nhớ và xử lý nhanh hơn so với chữ và văn bản. Do đó, việc tạo và tối ưu app icon là yếu tố quan trọng hàng đầu trong ASO, nhằm tạo ấn tượng với người dùng tiềm năng và thu hút khách hàng.
Trong bài viết này, Bizfly sẽ giúp bạn hiểu được app icon là gì, sự quan trọng của app icon trong tối ưu ASO và cách để tạo app icon hấp dẫn đối với người dùng. Cùng theo dõi ngay dưới đây!
App icon (biểu tượng của ứng dụng) là hình ảnh duy nhất đại diện cho một ứng dụng trên điện thoại hoặc máy tính. App icon thường được đặt trên màn hình chính hoặc trong thư mục ứng dụng, để người dùng có thể dễ dàng nhận dạng và truy cập vào ứng dụng. Nó có thể là hình ảnh, biểu tượng, logo hoặc bất kỳ hình dáng nào khác mà người dùng có thể dễ dàng nhận ra và nhớ lại.
Với những ứng dụng có sẵn trên các cửa hàng ứng dụng App Store và Google Play, app icon cũng sẽ xuất hiện và hiển thị khi người dùng muốn tìm kiếm và cài đặt các ứng dụng đó.
Ví dụ về biểu tượng của ứng dụng - app icon
App icon không nhất thiết phải là logo. Logo là một biểu tượng để nhận diện một thương hiệu hoặc doanh nghiệp, mang các giá trị về thương hiệu và mục tiêu riêng. Trong nhiều trường hợp, biểu tượng ứng dụng - app icon có thể chứa các yếu tố thương hiệu hoặc thậm chí bao gồm toàn bộ logo thương hiêu, nhưng nó cũng có thể chỉ là một hình ảnh hoặc biểu tượng độc lập được thiết kế riêng cho ứng dụng đó.
Vì vậy, biểu tượng ứng dụng và logo là hai thứ khác nhau, mặc dù chúng có thể có mối liên hệ với nhau. Tuy nhiên, nếu thương hiệu của bạn là một thương hiệu nổi tiếng, lâu đời, bạn có thể thoải mái thêm logo của bạn vào app icon theo bất kỳ cách nào, nhưng không nên quá tập trung vào nó.
Dưới đây là ví dụ về app icon của nhà phát triển game Electronic Arts (EA). App icon có thể là biểu tượng độc lập như các ứng dụng trò chơi Plants vs Zombies, F1 Mobile Racing, Bejeweled... hoặc chứa logo thương hiệu như các tựa game The Sims, FIFA, Star Wars...
Ví dụ về app icon của nhà phát triển game Electronic Arts (EA)
App icon là yếu tố rất quan trọng trong đối với ứng dụng cũng như trong tối ưu ASO. Dưới đây là những lợi ích khi thiết kế một biểu tượng ứng dụng hấp dẫn và thu hút người dùng:
Đảm bảo ứng dụng của bạn dễ hiểu, dễ nhận diện, không gây nhầm lẫn cho người dùng. Bạn cần xác định được đối tượng mục tiêu bạn muốn hướng đến, từ đó sử dụng các yếu tố màu sắc cho phù hợp để tạo được ấn tượng đầu tiên với họ. Bạn nên cố gắng truyền đạt ý nghĩa của ứng dụng ngay trong app icon.
Đảm bảo truyền đạt đầy đủ ý nghĩa của ứng dụng trong app icon (Ví dụ về một số tựa game đua xe trên Google Play)
Nếu ứng dụng của bạn có một bảng màu cụ thể, thì bạn không nên thiết kế hình ảnh ngoài phong cách đó. Bạn cần định hình kỳ vọng của người dùng ứng dụng của bạn, họ mong đợi điều gì khi họ mở ứng dụng. Điều này sẽ đơn giản hóa trải nghiệm người dùng và tạo ra trải nghiệm người dùng mạch lạc cho ứng dụng.
Bên cạnh đó, khi app icon của bạn bám sát các thông số kỹ thuật màu và cách phối màu của thương hiệu, sẽ giúp đảm bảo tính nhất quán, tạo sự liên kết và đảm bảo được sự cân đối, hài hòa về màu sắc cho ứng dụng.
Biểu tượng ứng dụng TikTok với màu sắc chủ đạo là màu đen - trắng
Như đã nói ở trên, logo là biểu tượng đại diện cho thương hiệu và phản ánh về thương hiệu nhiều hơn. Do đó, nếu thương hiệu của bạn ít được biết đến hoặc không gợi lên sự liên tưởng rõ ràng, thì bạn không nên sử dụng nó làm biểu tượng ứng dụng.
Ví dụ: Dấu Swoosh trên logo thể thao của Nike mọi người đã rõ ràng sản phẩm này là về thể thao. Do đó nhà phát triển có thể thêm yếu tố này vào giúp gia tăng sự chuyên nghiệp và uy tín của ứng dụng.
Các biểu tượng ứng dụng của Nike
Nếu có thể, bạn hãy thêm đường viền vào app icon của mình. Đường viền sẽ làm cho biểu tượng ứng dụng nổi bật và hiển thị rõ hơn khi tìm kiếm và trình duyệt qua các cửa hàng.
Điều chỉnh sao cho biểu tượng ứng dụng của bạn hiển thị phù hợp trên cả nền điện thoại sáng và tối.
Nên dùng các từ để tối ưu hóa văn bản, từ ngắn và đơn giản để thu hút sự chú ý của người dùng, thay cho việc sử dụng các văn bản dài dòng vào biểu tượng.
Sử dụng từ khóa, tối ưu văn bản trong app icon giúp nêu bật ý nghĩa của ứng dụng (Ví dụ ứng dụng game thẻ bài UNO)
Khi thiết kế app icon, tùy thuộc theo chủ đề, xu hướng, sẽ có các yếu tố và cách phối màu điển hình dành riêng cho chúng. Dưới đây là một số xu hướng thích hợp của app icon dựa trên nghiên cứu và phân tích thị trường:
A/B testing app icon là một phương pháp đánh giá hiệu quả của các biểu tượng ứng dụng bằng cách so sánh tác động của hai biểu tượng khác nhau đối với người dùng. Bạn sẽ biết được người dùng của mình thích loại thiết kế trực quan nào dựa trên tỷ lệ chuyển đổi.
Bạn nên cập nhật biểu tượng của mình theo các sự kiện ngày lễ hoặc thay đổi theo mùa. Thêm các yếu tố kết hợp - trong những ngày lễ năm mới, bạn có thể thêm vào các thuộc tính khác. Thật dễ dàng để tạo một biểu tượng cho Halloween bằng cách thêm bí ngô, mạng nhện hoặc các chi tiết đáng sợ. Điều này sẽ cho người dùng thấy rằng bạn đang tiếp tục sử dụng ứng dụng và có thể cải thiện tỷ lệ chuyển đổi.
Xem thêm: Tính thời vụ ứng dụng (App Seasonality) trong tối ưu ASO và chiến lược Mobile App Marketing
Cập nhật icon app theo sự kiện ngày lễ, theo mùa
Biểu tượng ứng dụng của bạn giống với các đối thủ cạnh tranh hàng đầu sẽ có cả mặt lợi và mặt hạn chế. Mặt lợi là giúp app icon tuân thủ các quy tắc và các xu hướng liên quan đến nó, nhưng mặt hạn chế đó là ứng dụng của bạn kém nổi bật ở trên nền tảng. Mặt khác, nếu một biểu tượng quá khác biệt sẽ có thể gây nhầm lẫn cho người dùng.
Vậy nên, bạn hãy học hỏi từ các đối thủ nhưng phải tạo được dấu ấn riêng cho app icon của mình.
Học hỏi ý tưởng từ đối thủ và tự tạo sự khác biệt cho app icon của mình
Biểu tượng ứng dụng phải dễ hiểu và có thể đọc được ở bất kỳ tỷ lệ hiển thị nào như thế sẽ tạo cảm giác dễ chịu cho người dùng.
Trước khi tạo biểu tượng ứng dụng, hãy nghiên cứu kỹ các yêu cầu kỹ thuật của nền tảng dành cho iOS, Android... Đừng dựa vào tính linh hoạt. Bạn hãy khám phá các biểu tượng của đối thủ cạnh tranh trong các cửa hàng khác nhau, và tạo app icon khác nhau cho từng cửa hàng ứng dụng.
Ngoài ra, bạn cần đảm bảo app icon tuân thủ các nguyên tắc trên nền tảng (App Store, Google Play). Ví dụ: App Store không khuyến khích sử dụng ảnh trong suốt trên app icon và bạn phải tuân theo các nguyên tắc này.
Hãy tìm kiếm những điều mới, xu hướng mới và theo dõi những thay đổi các biểu tượng trong cửa hàng và hướng đi chính của chúng. Đừng bỏ lỡ công việc cập nhật và cải thiện biểu tượng ứng dụng.
Như vậy, Bizfly đã cùng bạn tìm hiểu app icon là gì và những cách cơ bản để tạo icon cho ứng dụng nhằm thu hút sự chú ý của người dùng. Hy vọng những thông tin trên có ích cho nhà phát triển nhằm tạo ra những app icon ấn tượng, hấp dẫn, giúp gia tăng tỷ lệ chuyển đổi cho ứng dụng của mình.