Đối tượng mục tiêu là gì? Cách xác định đối tượng mục tiêu của ứng dụng

Thủy Nguyễn 06/04/2023

Đối tượng mục tiêu là bài toán marketing được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm. Tùy vào nền tảng, sản phẩm và dịch vụ các doanh nghiệp sẽ hướng đến những đối tượng khác nhau. Bizfly sẽ lý giải đối tượng mục tiêu là gì và cách xác định đối tượng mục tiêu cho ứng dụng của bạn trong bài viết dưới đây.

Đối tượng mục tiêu là gì?

Đối tượng mục tiêu (Target Audience) là những khách hàng, người dùng quan tâm hoặc có nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Do đó, khi các chiến lược quảng cáo hoặc sản phẩm/dịch vụ được tối ưu theo sở thích và nhu cầu của những đối tượng này, thì khả năng doanh nghiệp sẽ bán được sản phẩm hoặc dịch vụ để mang về doanh số rất cao.

Với ứng dụng di động, đối tượng mục tiêu của sản phẩm app là những người dùng smartphone hoặc laptop đang quan tâm hoặc có nhu cầu tải xuống và cài đặt ứng dụng. Hiện nay, đối tượng mục tiêu của ứng dụng được phân chia thành 2 dạng bao gồm: khách hàng có tiềm năng cài đặt app trong tương lai hoặc khách hàng đã/đang sử dụng app.

Đối tượng mục tiêu của app là những người dùng smartphone có nhu cầu tải app

Đối tượng mục tiêu của app là những người dùng smartphone có nhu cầu tải app

Tại sao cần phải xác định đối tượng mục tiêu của ứng dụng?

Người dùng trên toàn thế giới lên đến hàng tỷ người và không một ứng dụng nào có thể làm hài lòng tất cả mọi người. Do đó, xác định đối tượng mục tiêu là cơ sở để doanh nghiệp tìm ra nhu cầu, mong muốn, sở thích của người dùng... Từ đó, cải thiện chất lượng ứng dụng theo ý muốn để xây dựng kết nối giá trị giữa sản phẩm - người dùng. Ngoài ra, khi tìm ra đối tượng mục tiêu, doanh nghiệp còn tìm ra định hướng để cho tính năng, mô hình kiếm tiền và giao diện người dùng ứng dụng (UX/UI).

Tìm kiếm đối tượng mục tiêu trước khi làm app còn giúp nhà phát triển có thể mở rộng quy mô phát triển cho app. Những dữ liệu về xu hướng hành vi người dùng còn góp phần gia tăng hiệu quả cho các chiến lược mobile app marketing. Nhờ đó, ứng dụng sẽ được nhiều người biết đến, tải xuống và sử dụng hơn.

Cách xác định đối tượng khách hàng mục tiêu cho mobile app

Để xác định đối tượng mục tiêu cho ứng dụng của mình, nhà phát triển app cần tiến hành theo các bước sau:

1. Hiểu sản phẩm dưới góc nhìn người dùng

Xác định giá trị của app dưới góc độ của người dùng sẽ giúp nhà phát triển tìm được hướng đi đúng đắn cho ứng dụng của mình. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần tìm đáp án cho các nghi vấn dưới đây:

  • Vấn đề mà ứng dụng đang giải quyết là gì?
  • App được thiết kế dành cho ai và có thể giúp ai?
  • Điểm khác biệt của sản phẩm là gì?
  • Làm sao để người dùng tải và cài đặt ứng dụng?

Khi giải đáp được những câu hỏi này, doanh nghiệp có thể hình dung được nhóm đối tượng mục tiêu phù hợp với ứng dụng của mình. Đây chính là nền tảng để tạo đà cho quá trình phát triển giao diện app và tăng lượt doanh thu. Vậy nên, những câu hỏi trên là bước đầu của quy trình xác định đối tượng mục tiêu.

Doanh nghiệp nên tìm hiểu sản phẩm dưới góc nhìn người dùng

Doanh nghiệp nên tìm hiểu sản phẩm dưới góc nhìn người dùng

2. Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường sẽ giúp nhà phát triển app hiểu rõ mọi mặt của đối thủ cạnh tranh như: sản phẩm/dịch vụ, điểm thành công, điểm thiếu sót, chiến lược tiếp cận khách hàng,... Những thông tin này chính là điểm sáng để doanh nghiệp tìm ra được những điều cần học tập, những điểm cần tránh để nâng cao tỷ lệ thành công cho ứng dụng.

3. Xác định nhân khẩu học đối tượng mục tiêu

Nhân khẩu học người dùng bao gồm 2 yếu tố là: đặc điểm nhân khẩu và tính cách nhân khẩu. Cụ thể như sau:

  • Độ tuổi: Doanh nghiệp nên phân luồng độ tuổi người dùng dựa trên 4 nhóm là trẻ em, trẻ vị thành niên, thanh niên, trung niên và người già. Sau đó, tiếp tục chia nhỏ các nhóm tuổi để rút gọn và tìm ra những đối tượng có thể mang về tỷ lệ chuyển đổi cao nhất.
  • Giới tính: Tính cách, nhu cầu và sở thích giữa đàn ông, phụ nữ, bạn gái và bạn nam hoàn toàn khác nhau. Ví dụ như ứng dụng làm đẹp, mua sắm không có sức hút với đàn ông nhưng lại rất được các chị em để ý. Ngược lại, đàn ông lại thích app công nghệ nhưng các chị em lại không có hứng thú với loại app này.
  • Vị trí địa lý: Nhà phát triển cần xác định vị trí cụ thể tiếp thị app. Có thể là cả thế giới, châu lục, quốc gia, thành phố… Yếu tố này còn phụ thuộc vào mục tiêu của nhà phát triển.
  • Ngôn ngữ: Mỗi một quốc gia và vùng lãnh thổ đều sử dụng ngôn ngữ riêng. Vậy nên, doanh nghiệp cần lựa chọn ngôn ngữ cho app dựa trên vị trí. Tuy nhiên, tiếng Anh vẫn là giải pháp thông dụng và được nhiều dùng ưu ái. Nhà phát triển có thể khai thác nền tảng này cho app.
  • Trình độ học vấn (giáo dục): Yếu tố này sẽ quyết định phương tiện giao tiếp giữa doanh nghiệp và người dùng. Ví dụ: người trẻ tuổi thích ngôn ngữ phóng khoáng còn người trung niên thường thích ngôn ngữ trang trọng, đơn giản.
  • Nghề nghiệp: Tiêu chí này sẽ giúp doanh nghiệp xác định số lượng thời gian mà người dùng có thể bỏ ra cho app? app có cần thiết cho công việc không?
  • Tình trạng hôn nhân: Đây chính là đơn thân, đã kết hôn, ly hôn hay góa vợ/chồng. Yếu tố này thường tác động đến quyết định tải xuống của người dùng.
  • Tình trạng gia đình: Với một số ứng dụng dành cho trẻ em, người thân trong gia đình chính là người thay các em quyết định tải xuống ứng dụng.

Xác định vị trí địa lý làm một trong những cách để xác định nhân khẩu học của đối tượng mục tiêu

Xác định vị trí địa lý làm một trong những cách để xác định nhân khẩu học của đối tượng mục tiêu

4. Xây dựng chân dung đối tượng mục tiêu

Chân dung là những hồ sơ của đối tượng mục tiêu mang tính trực quan hóa và nhân cách hóa. Thông qua những thông tin về chân dùng, nhà phát triển có thể cho ra đời bản thiết kế giao diện app đẹp hơn, cũng như định hướng được tiến trình phát triển và tiếp thị. Để vẽ nên chân dung, doanh nghiệp cần tìm hiểu những vấn đề sau:

  • Sở thích: Đây là tiêu chí giúp doanh nghiệp xác định hành vi hàng ngày của đối tượng mục tiêu và cá nhân hóa ứng dụng sao cho nó có thể thu hút sự chú ý hoặc tác động đến quyết định tải xuống của họ.
  • Thiết bị: Với tiêu chí này, doanh nghiệp sẽ biết được những ai đang dùng smartphone? dùng loại nào? nền tảng Android hay iOS? apple watch hay máy tính bảng và laptop? Đây là nguồn dữ liệu quan trọng có thể giúp doanh nghiệp thiết kế được ứng dụng tương thích nhất với sở thích người dùng.
  • Tính cách: Những tích cách như: hướng nội, hướng ngoại, nhạy cảm, tình cảm, năng động… đều là hiện thân của những nhu cầu của người dùng. Nhờ vào thông tin này, doanh nghiệp có thể xây dựng app dựa trên tình huống cụ thể để tương thích hơn với tính cách của người dùng.
  • Giá trị: Đây là tập hợp những giá trị mà người dùng coi trọng như: điều mà khách hàng mong muốn hướng đến khi sử dụng app, tiền hay công việc là thứ người dùng lưu tâm? gia đình hay kinh tế quan trọng hơn? đối với họ cuộc sống này điều gì quan trọng nhất?
  • Hành vi: Thu thập hành vi, thói quen hàng ngày của người dùng sẽ giúp nhà phát triển có thể điều chỉnh thiết kế giao diện và chức năng ứng dụng phù hợp với hành vi của họ. Nhờ đó, trải nghiệm dùng app của người dùng sẽ được tối ưu hơn, đây là cơ sở để làm hài lòng họ.
  • Thói quen: Đây là yếu tố đại diện cho lối sống, phong cách hàng ngày. Khi nắm rõ thói quen, doanh nghiệp có thể cho ra đời những ứng dụng mang đến cảm giác thoải mái, tương thích với mong muốn của người dùng.

5. Sử dụng công cụ theo dõi, phân tích

Sau khi hoàn tất quá trình thu thập dữ liệu, doanh nghiệp nên sử dụng Mobile Analytics để phân tích các chỉ số: phiên truy cập, tỷ lệ duy trì, tỷ lệ rời bỏ, lượng cài đặt và ROAS. Nhờ vào thông tin này, nhà phát triển có thể mở rộng quy mô phát triển app và tối ưu các chỉ số liên quan.

Sử dụng công cụ Mobile Analytics để phân tích người dùng

Sử dụng công cụ Mobile Analytics để phân tích người dùng

6. Tìm hiểu đối tượng mục tiêu bằng quảng cáo network

Doanh nghiệp có thể sử dụng quảng cáo network trên nền tảng Facebook, Google... để testing vị trí, hành vi, sở thích, đặc điểm nhân khẩu người dùng để đảm bảo danh sách được tạo ra là tối ưu nhất.

7. Testing A/B app

Thử nghiệm A/B cho phép doanh nghiệp nghiên cứu, triển khai dần các bước quảng cáo trên cửa hàng ứng dụng để thu thập phản ứng của đối tượng mục tiêu. Thông qua đó, doanh nghiệp có thể cải thiện dần những điều còn thiếu sót của app. Dưới đây là quy trình thử nghiệm A/B đạt chuẩn:

  • Xây dựng giả thuyết về kết quả thử nghiệm từ dữ liệu đã nghiên cứu, phân tích.
  • Phân tách đối tượng mục tiêu thành các nhóm dựa trên hành vi, thói quen.
  • Phân tích kết quả để kiểm tra giả thuyết.
  • Thay đổi phương án nhắm mục tiêu và ad creative.
  • Sửa đổi giả thuyết và lặp lại thử nghiệm, tiếp tục điều chỉnh để thu về kết quả tốt hơn.

Bizfly đã giải đáp đối tượng mục tiêu là gì và các cách xác định đối tượng mục tiêu trong bài viết trên. Mong rằng, gợi ý của chúng tôi có thể giúp quý doanh nghiệp khắc họa được chân dung người dùng tiềm năng cho ứng dụng của mình.

>> 8 mẹo tăng tương tác ứng dụng nhờ cá nhân hóa

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly