“Mobile ads là gì” và làm thế nào để áp dụng chiến lược marketing này một cách hiệu quả là câu hỏi được nhiều bạn quan tâm. Đây một phương thức quảng cáo hiện đại sử dụng các thiết bị di động như điện thoại thông minh và máy tính bảng để tiếp cận khách hàng. Qua bài viết này, bạn hãy cùng Bizfly tìm hiểu rõ hơn về xu hướng Mobile ads nhé!
Mobile ads là quảng cáo được thiết kế tối ưu để hiển thị trên thiết bị di động và máy tính bảng. Nhờ vào đó, người dùng có thể dễ dàng tiếp cận thông tin khi sử dụng các ứng dụng như Youtube, trình duyệt web hoặc chơi game.
Các quảng cáo này được cá nhân hóa dựa trên dữ liệu người dùng như lịch sử tìm kiếm, vị trí, thông tin cá nhân và thói quen mua sắm của user. Dựa vào những thông tin này, bạn sẽ lọc và hiển thị quảng cáo điện thoại phù hợp với sở thích và nhu cầu của mình.
Mobile ads được thiết kế với hình ảnh và nội dung rõ ràng, dễ hiểu nhưng vẫn đảm bảo tính hấp dẫn. Mục tiêu là để người dùng có thể nhanh chóng hiểu được thông tin cơ bản về sản phẩm được quảng bá.
Mobile ads mang lại nhiều lợi ích cho thương hiệu. Đặc biệt là trong bối cảnh số lượng người dùng điện thoại di động và lượt truy cập internet qua thiết bị di động ngày càng tăng. Báo cáo Digital 2024 cho biết tỷ lệ người dùng mạng xã hội chiếm 62,3% tổng số dân số thế giới. Lý do vì Mobile ads sở hữu các ưu điểm sau đây:
Sau khi tìm hiểu Mobile ads là gì, bạn hãy cùng Bizfly khám phá ngay các loại quảng cáo di động được sử dụng phổ biến nhất hiện nay nhé. Việc hiểu rõ về từng kiểu ads sẽ giúp bạn có lựa chọn phù hợp cho chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp sử dụng quảng cáo banner để hiển thị thông tin khuyến mãi hoặc kêu gọi hành động ngay tại phần đầu của các trang web di động. Banner thường bao gồm nội dung hấp dẫn và nút nhấn để khuyến khích người dùng tương tác. Từ đó giúp tăng độ nhận diện thương hiệu, quảng bá sản phẩm.
Khi người dùng truy cập vào các trang web trên điện thoại, họ sẽ thấy quảng cáo pop-up do doanh nghiệp cung cấp xuất hiện một cách bất ngờ trên màn hình. Loại quảng cáo hiển thị thông tin khuyến mãi hoặc ưu đãi một cách ngắn gọn, từ đó khuyến khích người dùng tương tác bằng cách nhấp vào quảng cáo hoặc chọn bỏ qua để tiếp tục xem web.
Ví dụ: Khi người dùng truy cập vào website của Thế Giới Di Động, một quảng cáo pop-up sẽ xuất hiện. Quảng cáo này hiển thị thông tin về sản phẩm mới như “Đồng hồ Casio” hoặc thông báo về chương trình khuyến mãi.
Phần lớn, doanh nghiệp lựa chọn quảng cáo dưới dạng video với mục tiêu tăng tỷ lệ chuyển đổi khi giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ. Loại quảng cáo này giúp người dùng có thông tin bao quát nhất về sản phẩm mà không phải mất nhiều thời gian tìm kiếm.
Một ví dụ nổi bật gần đây về chiến dịch quảng cáo video là "Shot on iPhone" của Apple. Trong chiến dịch này, Apple không chỉ đơn thuần quảng cáo về chất lượng camera của iPhone mà còn khích lệ người dùng chia sẻ những hình ảnh và video đẹp mắt được chụp và quay bằng iPhone của họ.
Các video trong chiến dịch này thường được lựa chọn cẩn thận để thể hiện chất lượng hình ảnh xuất sắc. Đồng thời, Apple cũng muốn nhấn mạnh khả năng chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng yếu và các tính năng nổi bật khác của camera iPhone.
Quảng cáo dựa trên vị trí địa lý còn được gọi là geo-targeting. Đây là một chiến lược tiếp thị hiệu quả mà doanh nghiệp sử dụng để nhắm mục tiêu đến người dùng dựa trên vị trí cụ thể của họ.
Phương pháp này cho phép doanh nghiệp gửi thông điệp quảng cáo, khuyến mãi hoặc thông báo về các sự kiện đặc biệt đang diễn ra tại các địa điểm gần người dùng.
Hệ thống sẽ tự động phát hiện khi khách hàng đang ở trong bán kính 1km so với cửa hàng. Sau đó, họ sẽ gửi một thông báo kèm hình ảnh với nội dung: “Chào mừng bạn đến gần cửa hàng cà phê A Hãy ghé qua và thưởng thức ly cà phê yêu thích của bạn với mức giảm giá 20% chỉ hôm nay.
Đây là quảng cáo xuất hiện trong khoảng thời gian người dùng chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác trên ứng dụng. Ví dụ như chờ đợi video mới tải hoặc khi bắt đầu một trò chơi mới. Loại quảng cáo này giúp doanh nghiệp thu hút sự chú ý của người dùng mà không cần quá nhiều thời gian chờ đợi.
Quảng cáo Google Search cho phép doanh nghiệp hiển thị quảng cáo trên trang kết quả tìm kiếm của Google dựa trên các từ khóa mà người dùng nhập. Điều này giúp bạn tiếp cận khách hàng tiềm năng ngay tại thời điểm họ đang tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ.
Cách thức hoạt động của quảng cáo Google Search dựa trên hệ thống đấu giá từ khóa. Doanh nghiệp sẽ chọn lựa các từ khóa liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của mình và đặt giá thầu cho mỗi lần nhấp chuột.
Để triển khai chiến lược marketing hiệu quả, bạn cần phải xác định mục tiêu chiến dịch Mobile ads là gì và lập kế hoạch rõ ràng. Cùng Bizfly tìm hiểu ngay một số mẹo sau đây nhé:
Doanh nghiệp cần chọn một nhóm người hoặc phân khúc đối tượng cụ thể mà bạn muốn hướng quảng cáo đến. Cách này giúp bạn tạo ra nội dung quảng cáo phù hợp, hấp dẫn, dễ dàng thu hút sự chú ý.
Ví dụ: Nike xác định đối tượng mục tiêu của mình là những vận động viên chuyên nghiệp hay người yêu thích thể thao và luyện tập thường xuyên.
Bạn nên thu thập và phân tích dữ liệu về khách hàng mục tiêu. Dữ liệu này bao gồm thông tin về sở thích, hành vi trực tuyến và mức độ tương tác với thương hiệu của bạn.
Mỗi chiến dịch quảng cáo di động cần có những mục tiêu rõ ràng, từ tăng doanh thu, tăng lượng truy cập web đến việc nâng cao nhận thức về thương hiệu. Các mục tiêu này phải đo lường được để bạn có thể theo dõi và đánh giá hiệu quả của chiến dịch.
Việc sử dụng hình ảnh chất lượng cao và nội dung dễ hiểu là yếu tố quan trọng giúp thu hút sự chú ý của người dùng. Bạn cần đảm bảo rằng thiết kế quảng cáo không chỉ bắt mắt, thân thiện trên thiết bị di động mà còn truyền đạt được thông điệp một cách rõ ràng và hiệu quả.
Các chiến dịch Mobile ads không chỉ giúp doanh nghiệp phủ sóng rộng rãi mà còn thúc đẩy doanh số. Dưới đây là năm thương hiệu đã thành công rực rỡ trong việc áp dụng Mobile ads mà bạn có thể tham khảo:
Domino's
Để cạnh tranh với Pizza Hut trong mùa Super Bowl, Domino's đã khởi động chương trình "Piece of the Pie Rewards". Khách hàng sử dụng ứng dụng di động của Domino's để quét bất kỳ chiếc pizza nào, kiếm điểm và sau cùng đổi lấy pizza miễn phí. Chiến dịch sử dụng công nghệ AI để xác định và tích điểm, khuyến khích người dùng tương tác với thương hiệu.
Ford
Ford đã tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách đơn giản nhưng hiệu quả thông qua chiến dịch SMS. Người dùng nhắn tin "FORD" đến số 63611 để nhận thông tin về các dòng xe Escape và Taurus. Qua đó, Ford thu thập được thông tin liên lạc để tương tác trực tiếp. Chiến dịch này tận dụng quảng cáo di động để thu hút sự chú ý và tăng tỷ lệ chuyển đổi thông qua liên lạc trực tiếp.
Calvin Klein
Calvin Klein đã khởi xướng một chiến dịch marketing di động thành công qua việc khuyến khích sử dụng hashtag #MyCalvins trên mạng xã hội. Thương hiệu đã tạo ra một trào lưu rộng rãi, thúc đẩy tương tác người dùng và tăng độ nhận diện thương hiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội.
Starbucks
Ứng dụng Starbucks đã thiết lập một tiêu chuẩn mới cho ứng dụng di động trong ngành cà phê. Với khả năng chỉ đường tới cửa hàng gần nhất, hiển thị thực đơn và chấp nhận thanh toán, ứng dụng này sẽ giúp cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng. Qua đó, Starbucks đã tận dụng quảng cáo di động để tăng doanh thu và khách hàng thân thiết.
IKEA
IKEA Place là ứng dụng sử dụng công nghệ AR cho phép người dùng xem trước sản phẩm trong không gian sống của họ. Tính năng này khuyến khích tương tác và tạo ra trải nghiệm mua sắm mới mẻ. Đồng thời, kiểu tiếp thị này cũng giúp IKEA tăng lượng người dùng hoạt động hàng tháng.
Trong năm 2023, ngành tiếp thị game di động chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng nhà quảng cáo và tỷ lệ của các quảng cáo mới phát hành. Theo báo cáo của Are Social & Meltwater, vào đầu năm 2024, Việt Nam ghi nhận 78,44 triệu người dùng Internet, với tỷ lệ sử dụng đạt 79,1%. Điều này cho thấy tiềm năng triển vọng của quảng cáo di động.
Bên cạnh đó, theo thống kê, các video ngắn như Reels có đến 43% người dùng xem, trong khi chỉ 18% chú ý đến video dài trên IGTV. Do đó, các thương hiệu cần tập trung vào việc tạo nội dung video ngắn để tận dụng sức hút của các nền tảng này. Việc này không chỉ giúp tăng cường khả năng tiếp cận mà còn cải thiện sự tương tác với khách hàng tiềm năng.
Ngoài ra, một xu hướng mới của Mobile ads là quảng cáo thông qua trò chơi. Lý do là vì trò chơi trên thiết bị di động đã trở thành một phương tiện giải trí phổ biến. Điều này cho phép bạn tích hợp Mobile App Campaign một cách tự nhiên vào trò chơi.
Khảo sát cho thấy, 33% lượt cài đặt ứng dụng xuất phát từ quảng cáo và 74% người dùng sẵn lòng chi tiêu cho vật phẩm trong game. Hơn nữa, người dùng dành 10% thời gian của họ cho việc chơi game trên thiết bị di động. Những con số này cho thấy tiềm năng lớn trong việc sử dụng trò chơi di động như một kênh quảng cáo hiệu quả.
Bài viết đã giúp bạn tìm hiểu Mobile ads là gì và ưu điểm của loại hình quảng cáo này. Trong tương lai, xu hướng Mobile ads dự kiến sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ với sự hỗ trợ của công nghệ. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về phương thức quảng cáo này thì hãy liên hệ Bizfly để được giải đáp nhé!
Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” – John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại