Ngày nay, nghệ thuật PR bản thân chính là “chiếc chìa khóa” giúp ứng viên mở ra nhiều cơ hội việc làm và nâng cao thu nhập. PR còn là cơ sở để ứng viên nhận về những cảm tình và đánh giá cao từ người khác.
Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm vững và ứng dụng tốt nghệ thuật này. Trong bài viết sau, Bizfly sẽ hướng dẫn ứng viên một vài tips tự PR ấn tượng và chuyên nghiệp.
PR bản thân là phản ánh hình ảnh cá nhân theo hướng tích cực và tốt đẹp để quảng bá đến một số đối tượng như: đối tác, khách hàng, cấp trên, nhà tuyển dụng,... Cách làm này sẽ giúp người PR nhận về những cái nhìn cảm tình và tín nhiệm từ đối phương để giúp các công việc như: đàm phán, tư vấn hay phỏng vấn xin việc,... diễn ra theo chiều hướng thuận lợi.
Tự PR là quảng bá những mặt tốt đẹp và tích cực nhất của bản thân với một ai đó
Ngoài ra, thông qua việc tự quảng bá bản thân bất cứ ai cũng có thể xây dựng một hình tượng tốt đẹp để nhận được đánh giá cao từ người khác. Đây là cơ sở để họ gia tăng giá trị và tạo ra sức ảnh hưởng riêng trong tương lai.
Đọc thêm: Cách xây dựng thương hiệu cá nhân hiệu quả cho người mới
Xây dựng hình ảnh thương hiệu cho chính bản thân sẽ giúp ứng viên nhận về vô số lợi ích ở hiện tại lẫn tương lai như:
Bất cứ ai cũng nên học cách PR bản thân càng sớm càng tốt để tự tin chinh phục những buổi đàm phán hay các cuộc phỏng vấn.
Bởi lẽ, việc bắt đầu xây dựng hình ảnh cá nhân sớm thì mọi người sẽ có nhiều thời gian hơn để học hỏi, rút kinh nghiệm và có biện pháp sửa đổi kịp thời. Nhờ vậy, ứng viên có thể trang bị cho bản thân những nền tảng kiến thức vững chắc để chạm tới thành công trong tương lai.
Dưới đây là 6 nghệ thuật quảng bá bản thân chuyên nghiệp và chi tiết mà bất cứ ai cũng có thể áp dụng để tạo thiện cảm với người khác:
Nhận thức và hiểu rõ tầm quan trọng của bản thân để nâng cao giá trị là bước quan trọng nhất khi PR bản thân. Khi nhận thức rõ vai trò và năng lực của bản thân thì ứng viên có thể dễ dàng chứng minh những thế mạnh, tài năng và trách nhiệm vốn có của mình trong một hoặc nhiều lĩnh vực để tạo lòng tin và hứng thú cho người đối diện.
Nhận thức giá trị của bản thân để dễ dàng chia sẻ và minh chứng với nhà tuyển dụng
Pr bản thân không phải là nói quá cũng không phải “ăn không nói có” mà PR cần hướng đến sự trung thực. Nếu đưa ra thông tin sai lệch hoặc không có thật về bản thân, ứng viên sẽ đánh mất đi lòng tin của người khác và tự tay cắt đứt những cơ hội về việc làm, hợp đồng, thăng tiến,... của chính mình.
Lưu ý: PR chỉ thực sự mang đến cơ hội, sự tôn trọng và những mối quan hệ bền vững nếu thông tin xuất phát từ sự thật.
Giải pháp PR bản thân hiệu quả nhất là nên đính kèm thông tin và hình ảnh với nhau rồi sử dụng phương tiện truyền thông để quảng bá. Tuy nhiên, những thông tin và hình ảnh này cần có sự đồng nhất với nhau và phải đáp ứng được các tiêu chuẩn đúng, đủ, chi tiết, rành mạch, rõ ràng, không lan man dài dòng,...
So với đọc chữ, thì độc giả thường hứng thú hơn với các clip, video và hình ảnh. Vì vậy, ứng viên nên lồng ghép hình ảnh - video một cách thông minh kèm theo caption ngắn gọn để tạo sự kích thích, hứng thú và ấn tượng cho người đọc.
Lắng nghe là cầu nối để ứng viên thấu hiểu và xâm nhập vào trái tim của người tuyển dụng. Do đó, khi PR bản thân mọi người không nên chỉ chăm chú vào việc tạo sự chú ý mà hãy học cách lắng nghe và chia sẻ. Tuy nhiên, lắng nghe nên có điểm dừng và không quá sa đà để bản thân không bị xao nhãng hoặc stress bởi những câu chuyện mà đối phương nói ra.
Thay vào đó, nên chia sẻ một vài mẩu chuyện nhỏ về bản thân để rút ngắn khoảng cách và đẩy nhanh tiến độ.
Trong quảng bá bản thân, thời trang và phong thái sẽ giúp mọi người tạo được ấn tượng chuyên nghiệp và chỉn chu trong mắt khách hàng, đối tác, nhà tuyển dụng,... ngay từ lần gặp đầu tiên. Ngoài ra, vẻ bề ngoài được trau chuốt còn giúp mọi người tự tin và mưu trí hơn khi PR bản thân. Đây là những cơ sở để tạo ra sự thành công mỹ mãn cho người PR.
Trau chuốt vẻ bề ngoài để xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp và tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng
Ứng viên không nên phóng đại về kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng của bản thân với người tuyển dụng. Bởi lẽ, PR về bản thân chính là muốn tạo dựng sự uy tín và niềm tin với giám đốc, nhà tuyển dụng, đối tác,... Những lời mà bản thân nói ra rất có thể sẽ bị người khác bắt lỗi bất cứ lúc nào. Vì thế, không nên nói những thứ mà bản thân không làm được để chúng không trở thành con dao 2 lưỡi “phản chủ” trong tương lai.
Khi đi xin việc, hãy áp dụng những nghệ thuật PR sau để tạo được ấn tượng và sự uy tín với nhà tuyển dụng:
Nguyên tắc 5W và 1H đòi hỏi người thực hiện cần phải giải đáp được các vấn đề sau:
Giải đáp được những câu hỏi trên là ứng viên có thể cung cấp đầy đủ thông tin để tạo nên sự hứng thú, thu hút người đọc và tránh được sự lan man trong câu từ, ngôn ngữ.
Trước khi viết PR bản thân để tìm việc, mỗi người nên liệt kê toàn bộ những kinh nghiệm và năng lực của bản thân để xác định mục tiêu. Sau đó, tìm kiếm công ty phù hợp với nhu cầu (nên lựa chọn ít nhất 2-3 công ty) và tìm hiểu xem họ cần điều gì? Họ có yêu cầu như thế nào? rồi viết rõ vào bài viết PR.
Ứng viên nên chuẩn bị những CV được viết đúng trọng tâm để cung cấp thông tin đến nhà tuyển dụng một cách đầy đủ, chi tiết và có giá trị nhất. Lưu ý, tránh những lời giải thích hoặc những câu từ lan man, dài dòng và thừa thãi vì dễ làm mất điểm với nhà tuyển dụng.
Nên rút gọn và chia sẻ những thông tin trọng tâm để tránh lan man, khó hiểu cho nhà tuyển dụng
Để phần PR bản thân thêm sinh động và khác biệt hơn, ứng viên nên lồng ghép thêm một vài câu hỏi để nhà tuyển dụng đối thoại với mình. Một vài câu hỏi khá dễ mến mà mọi người nên áp dụng như: “ Anh/chị có thể cho em xin thêm một vài thông tin về những danh mục sản phẩm mới của công ty không?”,...
Lưu ý: Nên tránh những câu hỏi về ngành hoạt động, tuyển dụng nhân sự,... vì dễ gây mất thiện cảm.
Đọc thêm: Đại sứ thương hiệu là gì? Công việc của một đại sứ thương hiệu
PR bản thân không hề dễ dàng và không phải ai cũng ứng dụng tốt nghệ thuật PR để tạo dấu ấn với khách hàng, đối tác, đồng nghiệp,... Tuy nhiên, chỉ cần vận dụng tinh tế những gợi ý trên của Bizfly là các ứng viên có thể ghi điểm tuyệt đối trong các buổi đàm phán hoặc phỏng vấn.
Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” – John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại