Quy mô thị trường là gì? Việc xác định quy mô thị trường có tầm quan trọng và cách xác định như thế nào? Hãy cùng Bizfly đi tìm đáp án cho các câu hỏi này với nội dung được chia sẻ với bài viết dưới đây.
Quy mô thị trường (Market Size) là một thuật ngữ trong kinh tế học để mô tả phạm vi và kích thước của một thị trường cụ thể. Nó được đo bằng nhiều đại lượng khác nhau ví dụ như tổng số lượng người tham gia, số lượng sản phẩm, dịch vụ được giao dịch hoặc doanh thu bán hàng mà doanh nghiệp đo lường được ở một thời gian cụ thể.
Quy mô thị trường là gì?
Cơ bản, quy mô thị trường thường được phân loại theo 3 loại như sau:
Việc xác định quy mô thị trường đối với doanh nghiệp có rất nhiều lợi ích, sau đây là những giá trị mà nó mang lại:
Việc phân tích và xác định quy mô thị trường sẽ giúp doanh nghiệp định hướng và xác định chiến lược kinh doanh. Nếu một doanh nghiệp có quy mô nhỏ, có thể sử dụng các chiến lược tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu cụ thể của thị trường. Trong khi đó, với doanh nghiệp có quy mô lớn thì sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề hơn như khách hàng, điều kiện kinh doanh, đối thủ, cơ hội và thách thức...từ đó đưa ra chiến lược phức tạp hơn.
Quy mô thị trường càng lớn thì cơ hội và khả năng sinh lời càng cao. Việc phân tích thị trường sẽ giúp doanh nghiệp biết được nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của khách hàng để từ đó có thể xác định được lượng người tiêu dùng sẽ mua hàng của mình như thế nào và dự đoán được nguồn thu.
Khi phân tích và xác định quy mô thị trường, doanh nghiệp có thể phát hiện ra được những thị trường tiềm năng, màu mỡ, mang lại lợi nhuận tốt mà trước đây mình chưa từng biết đến. Điều này giúp ích rất lớn đến quá trình mở rộng thị phần cho doanh nghiệp, đặc biệt là đối với quá trình giới thiệu những sản phẩm, dịch vụ mới.
Tầm quan trọng của việc xác định quy mô thị trường
Hiểu rõ quy mô thị trường là gì, nắm được cách vận hành của nó, thói quen khách hàng, xu hướng thị trường, phân tích đối thủ... là bước quan trọng giúp doanh nghiệp phát triển được các chiến lược cạnh tranh hiệu quả. Nếu doanh nghiệp còn nhỏ, đòi hỏi phải có những chiến lược cạnh tranh phù hợp để đối đầu với những đối thủ lớn hơn.
Thường xuyên theo dõi quy mô thị trường sẽ giúp bạn xác định và nắm bắt được xu hướng tiêu dùng. Từ đó bạn sẽ biết được khách hàng sử dụng sản phẩm của bạn đang tăng trưởng hay giảm sút để có kế hoạch điều phối hợp lý.
Nếu doanh nghiệp hiểu rõ quy mô thị trường, nó có thể phân bổ nguồn lực như nguồn vốn, công nghệ, nhân lực, quảng cáo,... một cách hiệu quả để đáp ứng được nhu cầu và mong đợi của thị trường mục tiêu.
Xác định quy mô thị trường là một phần quan trọng trong quá trình lập kế hoạch marketing. Khi doanh nghiệp hiểu rõ về quy mô thị trường, nó có thể đưa ra các chiến lược và hoạt động marketing phù hợp để tiếp cận, tương tác và thu hút khách hàng mục tiêu.
Để xác định quy mô thị trường thì mọi người có thể tham khảo một số cách đơn giản mà Bizfly chia sẻ dưới đây:
Đây là hình thức thông qua thống kê cụ thể của việc xuất, nhập khẩu những sản phẩm nhất định trong một khoảng thời gian cụ thể để bạn có thể xác định được quy mô thị trường. Khi sử dụng phương pháp này, bạn cần lưu ý rằng các số liệu thống kê trước đó có thể không chính xác 100% vì những sản phẩm giả mạo hay nhập khẩu bất bất hợp pháp thường không được tính đến.
Thị trường càng lớn thì nhu cầu sử dụng sản phẩm càng cao. Khi sử dụng phương pháp này, bạn cần phải thu thập được các thông tin liên quan đến hành vi khách hàng, thói quen mua sắm và những đặc điểm của người mua để có thể xác định được những phân khúc lớn hơn.
Cách này đòi hỏi doanh nghiệp phải tiến hành nghiên cứu định lượng theo những mẫu cuộc gọi hoặc thông qua các khảo sát trực tiếp. Phương pháp này thường được sử dụng cho thị trường hàng tiêu dùng nhanh (FMCG).
Cách xác định quy mô thị trường dựa trên lượng tiêu thụ sản phẩm
Sử dụng cách này, bạn có thể tính được dung lượng thị trường dựa vào khối lượng sản xuất. Đồng thời, có thể xác định được số lượng mà đối thủ sản xuất và đưa ra thị trường mỗi năm. Bạn tiến hành tổng hợp tất cả số liệu này và nhân chúng cho tổng giá sản phẩm trung bình thì bạn sẽ biết được quy mô thị trường mà bạn đang hướng đến lớn như thế nào.
Thị trường có quy mô tiêu thụ sản phẩm với số lượng hàng hóa lớn đồng nghĩa bạn sẽ thu về nguồn doanh số cao và ngược lại. Chính vì vậy, căn cứ vào doanh số để xác định quy mô thị trường là cách không tồi khi kinh doanh.
Sau đây Bizfly giới thiệu 3 bước đơn giản giúp bạn thu thập và xác định được quy mô thị trường chính xác.
Phân tích từ trên xuống là bước đầu tiên trong chiến lược xác định quy mô thị trường. Với phương pháp này, bạn cần lên kế hoạch bắt đầu bằng cách nghiên cứu thị trường toàn diện cho sản phẩm của mình. Sau đó tiến hành hình thành một ước tính cụ thể về phần của bạn từ thị trường đó.
Càng nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường, ngành công nghiệp và đối thủ cạnh tranh là chìa khóa để ước lượng chính xác.
Xác định quy mô thị trường chính xác giúp tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
Khác với phương pháp phân tích từ trên xuống, phân tích từ dưới lên gần như loại bỏ các điều kiện kinh tế vĩ mô và ngành. Thay vào đó, doanh nghiệp cần phải chú trọng phát triển một ước tính hợp lý về tiềm năng tăng trưởng của doanh số, mức tiêu thụ sản phẩm. Các yếu tố cần chú ý:
Quy mô thị trường thường phụ thuộc rất nhiều vào số lượng đối thủ cạnh tranh trực tiếp mà bạn sẽ phải đối mặt. Trong trường hợp đối thủ kinh doanh của bạn sử dụng sản phẩm cũ, dịch vụ khách hàng không tốt nhưng giá cả cao thì doanh nghiệp của bạn hoàn toàn thu hút lượng khách hàng bằng cách làm ngược lại. Còn nếu đối thủ cạnh tranh của bạn quá mạnh thì bạn không nên thâm nhập vào thị trường đó nữa.
Xem thêm: Cách phân tích đối thủ cạnh tranh trực tiếp, tiềm ẩn trong kinh doanh
Hiểu và nắm rõ được khái niệm quy mô thị trường là gì cũng như các bước thực hiện quy mô thị trường hiệu quả sẽ tạo cho doanh nghiệp nhiều ưu thế khi cạnh tranh. Với những thông tin mà Bizfly mang đến sẽ giúp ích cho bạn trong việc hoàn thiện chiến lược kinh doanh của mình.
Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” – John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại