Là một kiến trúc phần mềm khá phổ biến và thông dụng trên internet, sự quan trọng của restful api không thể nào phủ nhận được. Tất nhiên, nếu là một developer mới, thì chắc chắn đây là phần kiến thức mà bạn cần tìm hiểu chuyên sâu để ứng dụng nó cho công việc của mình.
Vậy cụ thể, Restful API là gì? Ưu điểm, thành phần cơ bản và cách thức hoạt động của restful api ra sao? Cùng Bizfly tìm hiểu trong bài viết sau.
RESTful API (Representational State Transfer API) là một kiểu thiết kế và kiến trúc phần mềm được sử dụng để xây dựng các dịch vụ web (web services) có khả năng trao đổi dữ liệu và thực hiện các thao tác thông qua giao thức HTTP (HyperText Transfer Protocol).
RESTful API xây dựng các dịch vụ web (web services) giúp trao đổi dữ liệu và thực hiện các thao tác thông qua giao thức HTTP
RESTful API dựa trên các nguyên tắc của kiến trúc REST, một phong cách kiến trúc phần mềm được giới thiệu bởi Roy Fielding trong luận văn tiến sĩ của ông vào năm 2000. RESTful API xác định các tài nguyên (resources) là các đối tượng có thể truy cập thông qua các URL (Uniform Resource Locator) và thực hiện các thao tác CRUD (Create, Read, Update, Delete) trên tài nguyên đó bằng cách sử dụng các phương thức HTTP như GET, POST, PUT, DELETE.
Các RESTful API thường trả về dữ liệu dưới dạng các định dạng chuẩn như JSON (JavaScript Object Notation) hoặc XML (eXtensible Markup Language), cho phép các ứng dụng khác có thể trao đổi và sử dụng dữ liệu một cách dễ dàng.
RESTful API đã trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong việc phát triển các ứng dụng web và dịch vụ web, do tính đơn giản, linh hoạt và khả năng tương thích với nhiều ngôn ngữ lập trình và nền tảng khác nhau.
Restful api là một dạng chuyển đổi cấu trúc dữ liệu một cách linh hoạt với phương thức giúp kết nối thư viện và ứng dụng khác. Để giúp bạn có thêm hiểu biết restful api là gì thì chắc chắn không thể bỏ qua những thành phần cơ bản của nó ngay dưới đây:
Restful api là một chuẩn của website đang được ưa chuộng và mang lại những hiệu quả rất lớn cho các lập trình viên. Sau đây là những ưu, nhược điểm của Restfull API: Trước tiên là một vài những ưu điểm có thể kể đến như là:
Ưu điểm, nhược điểm của Restful API
Bên cạnh đó, nó tồn tại một số nhược điểm không đáng kể sau:
Mặc dù vẫn còn tồn tại một số những nhược điểm nói trên nhưng nhìn chung, restful api vẫn là một ứng dụng được sử dụng phổ biến trên các trang web trong không thể nào thiếu và đang trở thành một xu thế đối với các lập trình viên trong việc kết nối đến các thông tin, dữ liệu của họ.
Đến đây, có lẽ bạn đã hiểu được restful api là gì cũng như những thành phần cơ bản của nó rồi. Trong phần tiếp theo, Bizfly sẽ cùng bạn tìm hiểu về cách thức hoạt động của restful api.
Cách thức hoạt động của Restful API
Để hiểu rõ được bản chất vấn đề, trước tiên bạn cần phải hiểu được nguyên lý hoạt động của restful api. Nó hoạt động chủ yếu dựa trên giao thức HTTP. Mỗi hoạt động cơ bản sẽ có một HTTP riêng biệt như:
Các phương thức hay hoạt động này đều được gọi chung là CRUD và chúng có cách dùng tương tự với Create (tạo), Read (đọc), Update (sửa) và delete (xoá).
Hiện nay, hầu hết các lập trình viên sẽ chọn JSON là format chính thức để viết restful api. Bên cạnh đó cũng có không ít các lập trình viên khác lại lựa chọn XML để làm format. Với Bizfly, với cách chọn nào cũng đều có thể sử dụng được, miễn là bạn cảm thấy nó nhanh và thuận tiện nhất với mình.
Trên đây là toàn bộ những thông tin, kiến thức mà Bizfly muốn giới thiệu và cung cấp cho bạn trong bài viết hôm nay. Hy vọng, với những thông tin đó, bạn đã hiểu được restful api là gì cũng như các thành phần cơ bản và cách hoạt động của nó.
BizWebsite - Ứng dụng công nghệ mới - Xử lý mọi vấn đề về bảo mật
Giải quyết các vấn đề về lỗ hổng bảo mật bằng công nghệ OWASP