Sản phẩm du lịch là gì? Đặc điểm, phân loại và ví dụ về sản phẩm du lịch

Nhật Lệ 04/04/2024

Trong lĩnh vực du lịch, sản phẩm du lịch là một khái niệm rất phổ biến được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, không phải ai làm việc trong ngành du lịch cũng có thể hiểu hết về khái niệm này và nếu bạn cũng vậy, hãy cùng đón đọc bài viết sau với những chia sẻ từ Bizfly.

Sản phẩm du lịch là gì?

Sản phẩm du lịch được hiểu đơn giản là một tập hợp của các dịch vụ được doanh nghiệp khai thác từ các tài nguyên thuộc lĩnh vực du lịch với mục đích giúp khách hàng thỏa mãn nhu cầu nghỉ dưỡng, khám phá.

Sản phẩm du lịch là một loại dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong ngành du lịch, cung cấp các trải nghiệm đặc trưng cho khách du lịch. Được hình thành từ việc tận dụng các yếu tố tự nhiên và xã hội, sản phẩm du lịch sử dụng nguồn lực từ một khu vực hoặc quốc gia như cơ sở vật chất, lao động và trang thiết bị... 

Sản phẩm trong du lịch có tầm quan trọng lớn trong ngành du lịch
Sản phẩm trong du lịch có tầm quan trọng lớn trong ngành du lịch

Sản phẩm du lịch có những yếu tố nào? 

Nhắc đến dịch vụ sản phẩm trong ngành du lịch có rất nhiều yếu tố. Dưới đây là một số yếu tố phổ biến cùng với những ví dụ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn:

  • Di chuyển: Gồm các phương tiện hỗ trợ quan trọng cho các hoạt động du lịch, giúp vận chuyển hàng hóa và du khách đến các điểm đến du lịch. Ví dụ như máy bay, xe ô tô đa dạng, xe máy, xe đạp, tàu thuyền và nhiều loại phương tiện khác.
  • Ăn uống, lưu trú: Yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra trải nghiệm du lịch cho du khách. Chúng cung cấp các dịch vụ lưu trú như khách sạn, khu nghỉ dưỡng, lều trại tại các khu vực sinh thái, nhà hàng, quán bar và các điểm bán đồ ăn trên đường đi. 
  • Thăm quan: Đây là những dịch vụ hỗ trợ du khách trong việc khám phá và thưởng ngoạn vẻ đẹp của các điểm du lịch. Các dịch vụ này có thể bao gồm sự hướng dẫn của người dẫn đường hoặc tự do tùy thuộc vào sở thích của du khách. Chúng bao gồm các điểm tham quan, khu di tích, công viên, hội chợ và các cảnh quan đặc trưng. 
  • Sản phẩm bày bán: Đây là các sản phẩm được trưng bày và bán tại các điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm và tâm lý của khách hàng. Các sản phẩm này bao gồm hàng tiêu dùng và quà lưu niệm. 
  • Dịch vụ khác: Bao gồm các dịch vụ giúp du khách tiện lợi trong các thủ tục như xin hộ chiếu, visa và các yêu cầu liên quan khác.
Đa dạng các yếu tố thiết yếu cấu thành sản phẩm trong du lịch
Đa dạng các yếu tố thiết yếu cấu thành sản phẩm trong du lịch

Những đặc điểm cơ bản chung về sản phẩm du lịch 

Như đã nói ở trên, sản phẩm về du lịch bao gồm nhiều yếu tố khác nhau như di chuyển, dịch vụ ăn uống.... Do đó, đặc điểm của thuật ngữ này cũng rất đặc biệt, cụ thể:

Tính vô hình 

Tính vô hình trong sản phẩm du lịch thường xuất hiện thông qua các trải nghiệm, cảm xúc và kỷ niệm mà du khách mang lại sau chuyến đi, không phải là sản phẩm vật lý cụ thể. 

Ví dụ, trong việc trải nghiệm văn hóa, khi du khách tham gia vào các hoạt động như tham quan di tích lịch sử, thưởng thức văn hóa dân gian hoặc tham gia các lễ hội địa phương, họ trải qua những trải nghiệm không thể chạm vào nhưng lại góp phần tạo ra kỷ niệm đáng nhớ.

Sản phẩm du lịch liên kết 

Trong ngành du lịch, sản phẩm chủ yếu là các dịch vụ. Các dịch vụ này không thể tách rời khỏi cá nhân hoặc doanh nghiệp cung cấp chúng. Sự phục vụ không thể tách rời và sản phẩm chỉ tồn tại khi quá trình tiêu thụ diễn ra. Du khách cần đến nơi sản xuất để trải nghiệm sản phẩm. 

Ví dụ: Khi bạn đặt một gói du lịch đến Đà Nẵng, gói tour có thể bao gồm vé máy bay , lưu trú tại một khách sạn, tour tham quan Bà Nà Hills, Cù Lao Chàm, các bữa ăn tại các nhà hàng địa phương,... Tất cả những dịch vụ này liên kết với nhau tạo nên một trải nghiệm du lịch Đà Nẵng đầy đủ để bạn khám phá những điều thú vị tại đây.

Các sản phẩm dịch vụ du lịch có tính liên kết chặt chẽ
Các sản phẩm dịch vụ du lịch có tính liên kết chặt chẽ

Sự cạnh tranh của sản phẩm du lịch 

Nền kinh tế ngày càng phát triển kéo theo nhu cầu về du lịch cũng tăng lên rất nhiều. Để có thể thu hút được khách hàng, sản phẩm của các sản phẩm trong du lịch cũng có tính cạnh tranh rất cao và thấy rõ ở nhiều khía cạnh như: dịch vụ, trải nghiệm, giá cả.

Ví dụ, về khách sạn và nhà nghỉ, trong một khu du lịch, có nhiều khách sạn và nhà nghỉ cung cấp các dịch vụ lưu trú. Để thu hút khách hàng, các khách sạn cạnh tranh với nhau bằng cách cải thiện chất lượng phòng, dịch vụ và tiện ích, cũng như giảm giá hoặc cung cấp các gói ưu đãi đặc biệt.

Ví dụ: Tour du lịch trải nghiệm văn hóa địa phương ở Hội An, Việt Nam và Ubud, Indonesia  có tính cạnh tranh với nhau. Hội An thu hút khách du lịch bằng lịch sử phong phú, phố cổ được UNESCO công nhận, các lớp học nấu ăn đặc sắc. Còn Ubud nổi tiếng với nền văn hóa nghệ thuật đặc sắc, thiền định, trải nghiệm yoga trong môi trường tự nhiên thanh bình. 

Tính không lưu trữ 

Sản phẩm du lịch không chỉ bao gồm nông sản và các món ăn đặc trưng mà còn bao gồm các dịch vụ được cung cấp bởi các công ty du lịch như vận chuyển, ẩm thực, lưu trú... Tất cả các dịch vụ đều được sử dụng trực tiếp và không thể chuyển thể sang dạng khác để lưu trữ. Những dịch vụ sẽ mất đi nếu không được sử dụng ngay. 

Ví dụ: Một chỗ trống trên chuyến bay hoặc tour du lịch không thể được "lưu trữ" cho khách hàng sử dụng sau khi thời gian khởi hành đã qua.

Dịch vụ trong du lịch không thể lưu trữ
Dịch vụ trong du lịch không thể lưu trữ

Tính thời vụ 

Tính thời vụ đề cập đến khoảng thời gian mà khách du lịch thường xuyên đến thăm các điểm du lịch trong một năm. Để ứng phó với các vấn đề liên quan đến tính thời vụ và biến động không ổn định trong nhu cầu, các nhà cung cấp dịch vụ du lịch thường áp dụng các chiến lược giá khác nhau. 

Ví dụ: Tour du lịch ngắm hoa anh đào ở Nhật Bản chỉ thu hút khách du lịch vào mùa xuân. Thời điểm đông khách nhất là vào tháng 3 và tháng 4, khi hoa anh đào nở rộ. Còn những thời điểm khác trong năm hoa anh đào không nở nên lượng khách du lịch sẽ ít hơn.

Các loại hình sản phẩm du lịch phổ biến 

Trong ngành du lịch, các sản phẩm ra đời với mục đích chính là làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng từ đó quảng bá sản phẩm, thúc đẩy du lịch. Trong đó có nhiều loại sản phẩm du lịch khác nhau được phân chia theo sản phẩm quy mô, chủ đề hay sản phẩm đơn lẻ và sản phẩm tổng hợp. Tuy nhiên, cách phân chia thành đơn lẻ, tổng hợp là phù hợp nhất. Cụ thể:

Sản phẩm đơn lẻ 

Sản phẩm đơn lẻ là những sản phẩm được tạo ra bởi các doanh nghiệp nhỏ lẻ tự sản xuất và đưa ra thị trường nhằm phục vụ trực tiếp người tiêu dùng. Đây thường là những sản phẩm phù hợp với nhóm đối tượng là những người trẻ tuổi, đam mê khám phá và khao khát tìm kiếm trải nghiệm mới.

Ví dụ, sản phẩm đơn lẻ là một homestay gia đình ở vùng quê. Ngoài việc cung cấp chỗ ở thoải mái, homestay có thể cung cấp các dịch vụ như bữa ăn gia đình, trải nghiệm nấu ăn, tham gia vào các hoạt động như gieo trồng hoặc chăm sóc động vật. 

Sản phẩm về du lịch hình thức đơn lẻ
Sản phẩm về du lịch hình thức đơn lẻ

Sản phẩm tổng hợp

Đây là những sản phẩm được tổ chức dưới dạng gói du lịch toàn diện, bao gồm các tour du lịch được tổ chức bởi các công ty lữ hành, cùng với sự hợp tác từ các khách sạn hoặc các đơn vị bán tour. Những gói du lịch này thường bao gồm đầy đủ các dịch vụ đơn lẻ như ăn uống, lưu trú và vận chuyển.

Ví dụ, một gói dịch vụ du lịch trọn gói tại resort nghỉ dưỡng ở Nha Trang. Trong gói này, du khách không chỉ được cung cấp về chỗ ở mà còn được hưởng mọi tiện ích như ăn uống, giải trí, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, vận chuyển...

Sản phẩm về du lịch hình thức tổng hợp
Sản phẩm về du lịch hình thức tổng hợp

Như vậy, sản phẩm du lịch là gì đã được giải đáp một cách chi tiết qua bài viết cùng với nhiều thông tin liên quan. Hy vọng với những chia sẻ này bạn sẽ hiểu hơn về ngành du lịch và đừng quên truy cập Bizfly để đón đọc nhiều chia sẻ hay mỗi ngày nhé!

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly