Nhu cầu mua bán hàng hóa trên Shopee đang ngày càng tăng, số lượng chủ shop và khách hàng gia nhập thị trường Shopee ngày càng lớn. Vì vậy, để hỗ trợ hiệu quả cho người chủ và người mua, Shopee Analytics được ra đời. Vậy người dùng sẽ nhận được gì khi sử dụng Shopee Analytics? Hãy cùng Bizfly khám phá bài viết dưới đây nhé!
Shopee Analytics là bộ công cụ hoàn hảo được thiết kế và phát triển bởi Shopee với mục đích là phân tích mọi dữ liệu hoạt động của người dùng trong suốt quá trình mua bán, trao đổi sản phẩm trên Shopee. Từ đó, người bán hàng và người mua hàng có thể tìm kiếm được những thông tin họ quan tâm cũng như đưa ra các quyết định quan trọng.
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng Shopee của người dùng mà sẽ có những hướng đi khác nhau. Nếu là người mua, họ có thể tìm kiếm những sản phẩm nào giá rẻ nhưng có chất lượng cao để sử dụng. Còn với người bán, họ có thể lên một chiến lược kinh doanh hiệu quả để kích thích sự thích thú và mua hàng của khách hàng hơn.
Shopee Analytics sở hữu rất nhiều chức năng hữu hiệu, cụ thể như sau:
Shopee Analytics sẽ tiến hành nghiên cứu các sản phẩm và phân tích dữ liệu của chúng để đưa đến khách hàng một bản phác thảo tổng quan về mặt hàng mà họ đang quan tâm.
Mọi dữ liệu mà Shopee Analytics đều được lấy chính xác từ hệ thống máy chủ Shopee. Khi áp dụng chức năng này, người dùng có thể định vị được sản phẩm nào đang thu hút sự quan tâm của phần lớn khách hàng, từ đó xây dựng nên một chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Đây là chức năng Shopee Analytics thiết kế nhằm cung cấp cho người dùng cái nhìn sâu sắc về những xu hướng cùng từng ngành hàng. Từ đó, kể cả người bán và người mua đề có thể phân tích và đưa ra quyết định kinh doanh hoặc mua hàng phù hợp và đem lại nhiều lợi ích nhất.
Chức năng này sẽ cung cấp những thông tin chính xác nhất về chu kỳ tăng trưởng và xu hướng phát triển của từng sản phẩm. Thông tin sẽ đem lại cho người dùng câu trả lời lý do vì sao những sản phẩm này lại trở nên phổ biến và thu hút được nhiều khách hàng như vậy.
Ngoài ra, một điểm nổi bật nữa của tính năng này là có thể nhận ra sản phẩm nào có tiềm năng phát triển trong tương lai, từ đó đề xuất một hướng đi mới để người bán có thể xây dựng nên kế hoạch kinh doanh thông minh nhất.
Dữ liệu xếp hạng cung cấp bảng xếp hạng của các loại hàng hóa và từ khóa phổ biến nhất trong từng ngành hàng. Đối với người bán, phân tích dữ liệu xếp hạng sẽ đem lại cái nhìn sâu sắc về tình hình sản phẩm hiện nay, từ đó đưa ra những quyết định chính xác hơn về sản phẩm nhằm nâng cao vị thế của sản phẩm trên đấu trường kinh doanh khốc liệt.
Đây là tính năng giúp người dùng xác định được là những từ khóa được người mua quan tâm nhất. Dựa vào tính năng này, người bán có thể dễ dàng đính kèm các từ khóa này trên phần mô tả sản phẩm để tối đa khả năng xuất hiện trên mục tìm kiếm của khách hàng.
Chức năng này sẽ giúp cung cấp thông tin về mức độ tăng trưởng và hiệu suất hoạt động của cửa hàng. Đây được xem là một nguồn thông báo quan trọng để người bán có thể nhìn nhận lại cửa hàng mình và lên kế hoạch cải thiện hoặc phát triển để gia tăng hiệu suất và tiếp cận được với nhiều khách hàng hơn.
Tiếp theo, Bizfly sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy trình 4 bước để thu thập được thật nhiều mã giảm giá tại Shopee Analytics.
Trên đây là tổng hợp 4 bước nhanh nhất để tìm kiếm và sở hữu những mã giảm giá chất lượng khi đặt hàng tại Shopee.
Lý do mà Shopee có thể trở thành sàn thương mại điện tử được ưa chuộng bởi phần lớn khách hàng là bởi những lợi ích khổng lồ mà Shopee có thể đem lại cho cả người mua và người bán, cụ thể như:
Shopee Analytics sẽ hỗ trợ người mua thống kê lịch sử giá bán của từng sản phẩm. Tiếp theo, họ sẽ tiến hành bước so sánh với giá bán đang hiện hữu để đưa ra những quyết định có thể tối ưu hóa lợi nhuận cho chính họ.
Ngoài ra, Shopee Analytics cũng sẽ cung cấp cho người mua bản tóm tắt về những sản phẩm, đồng thời đi kèm với một đồ thị về giá để người mua có thể dễ dàng phân tích hơn.
Tại website của Shopee Analytics, người dùng có thể dán link sản phẩm vào khung tìm kiếm ở mục “Tìm kiếm mã giảm Shopee” để tìm riêng mã giảm giá cho sản phẩm đó.
Ngoài ra, hệ thống còn tổng hợp và thống kê mã giảm giá theo từng ngành hàng kèm với số lượng mã còn lại và thời gian sử dụng để khách hàng dễ lựa chọn. Vì vậy, người mua có thể dễ dàng tìm kiếm và thu hoạch nhiều mã giảm giá hấp dẫn trên trang tổng hợp của Shopee Analytics.
Shopee Analytics cung cấp danh sách tổng hợp những loại hàng hóa có lượt mua cao và hay được khách hàng quan tâm nhiều nhất trong vòng 1 tháng trở lại. Bằng những dữ liệu đã thu thập được, người bán có thể cân nhắc xem những loại sản phẩm ấy có phù hợp với cửa hàng mình không để tiến hành lên kế hoạch mở bán những loại hàng hóa mới.
Shopee Analytics cung cấp chức năng hỗ trợ người bán xem các thông tin kinh doanh của đối thủ miễn phí.
Cụ thể hơn, người bán hàng tại Shopee có thể xem được những sản phẩm mà đối thủ đang kinh doanh, những chương trình khuyến mãi đang áp dụng, số người đang quan tâm đến sản phẩm đó và đánh giá của khách hàng khi sở hữu được sản phẩm đó.
Từ đó, các gian hàng có thể thiết lập những kế hoạch mua bán sản phẩm riêng biệt để tạo ra sự khác biệt so với đối thủ.
Mọi từ khóa tìm kiếm của khách hàng đều được Shopee Analytics thống kê và tiến hành phân tích. Người bán có thể áp dụng chức năng này vào chu trình kinh doanh để nhập sản phẩm xu hướng với mức giá cạnh tranh hơn nhằm tối đa hóa lợi thế kinh doanh.
Trên đây là toàn bộ thông tin về công cụ phân tích dữ liệu Shopee Analytics. Bizfly hy vọng rằng, bài viết này sẽ đem đến bạn đọc những thông tin hiệu quả nhất, sau đó, bạn đọc có thể áp dụng Shopee Analytics trong quá trình mua hàng hoặc bán hàng của mình tại Shopee để có thể đem lại nhiều lợi ích nhất nhé!
Quản lý bán hàng - Bứt tốc doanh thu nhờ BizShop - Phần mềm quản lý bán hàng Online
Lựa chọn hàng đầu của 5600+ Doanh nghiệp