Cách nghiên cứu thị trường Shopee Việt Nam chi tiết

Thủy Nguyễn 31/08/2023

Đứng trước những biến động lớn của TMĐT, việc nghiên cứu thị trường Shopee trở nên vô cùng quan trọng đối với mọi đơn vị kinh doanh. Bắt đầu từ việc nghiên cứu mô hình kinh doanh Shopee, cách thức hoạt động, xu hướng thị trường sẽ giúp những cá nhân hay doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh trên nền tảng này thay đổi hiệu quả tăng trưởng một cách nhanh chóng. 

Để nắm bắt tốt cơ hội kinh doanh trực tuyến trên Shopee, hãy cùng Bizfly cập nhật phương pháp phân tích và nghiên cứu thị trường Shopee trong bài viết dưới đây. 

Xu hướng tăng trưởng Shopee trong thị trường TMĐT

Theo báo cáo từ Bộ Công Thương, tốc độ tăng trưởng của ngành thương mại điện tử Việt nam dự kiến tăng 9% vào năm 2025 (tính từ năm 2022). Mặc dù bị do ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu, khiến mức độ tăng trưởng chậm hơn so với năm 2021 (13,7%), 2022 (12,7%), nhưng sự gia tăng trong lĩnh vực TMĐT tại Việt Nam sẽ tiếp tục được duy trì trong thời gian tới.  

Sự ổn định của thị trường thương mại điện tử Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế chủ yếu xuất phát từ dân số. Phần lớn nhóm người dưới 40 tuổi có trình độ công nghệ hiện đại so với thế hệ trước đó. Điều ảnh tác động trực tiếp tới hành vi người tiêu dùng tại Việt Nam - Ước tính thế hệ Gen Z chiếm 40% tổng mức tiêu dùng của Việt Nam vào năm 2023. 

Báo cáo tổng quan xu hướng tăng trưởng Shopee và các nền tảng TMĐT

Báo cáo tổng quan xu hướng tăng trưởng Shopee và các nền tảng TMĐT

Tuy đà tăng trưởng có dấu hiệu chậm lại, nhưng Shopee vẫn là nền tảng thương mại điện tử có sức hút lớn. Theo báo cáo tổng quan thị trường thương mại điện tử năm 2022 của Metric, Shopee chiếm gần 73% tổng doanh thu (Trị giá khoảng 3,8 tỷ USD) - Trở thành nền tảng TMĐT phổ biến nhất tại Việt Nam. Tiếp sau đó là Lazada, Tik Tok Shop, Tiki. 

Cách nghiên cứu thị trường Shopee chuẩn

Trên thực tế, việc nghiên cứu thị trường Shopee không chỉ dừng lại ở việc thu thập thông tin và dữ liệu, hay những báo cáo xu hướng. Mà nó cần tối ưu bởi những phương pháp phân tích chuyên sâu. Thông thường, quá trình này được thực hiện bởi những bước cơ bản dưới đây. 

Bước 1: Nghiên cứu ngành hàng và tổng thể thị trường Shopee 

Dù việc khởi đầu kinh doanh ở thị trường thương mại điện tử Shopee hay mô hình kinh doanh khác, công việc nghiên cứu nên được bắt đầu với việc xem xét mọi thông tin về xu hướng tăng trưởng ngành hàng, đường cung-cầu sản phẩm, mức độ cạnh tranh tổng thể thị trường,... Đây được xem là nền móng vững chắc cho mọi quyết định kinh doanh, lựa chọn chiến lược phù hợp giúp tối ưu hóa tiềm năng kinh doanh của mình.

Nghiên cứu ngành hàng và tổng thể thị trường Shopee

Nghiên cứu ngành hàng và tổng thể thị trường Shopee 

Để bắt đầu nghiên cứu ngành hàng và thị trường trên Shopee bạn có thể tự đặt ra một vài câu hỏi và tìm câu trả lời cho nó:

  • Mức độ phát triển và tính phổ biến của ngành hàng?
  • Xu hướng phát triển của ngành hàng là gì?
  • Những tác động ảnh hưởng trực tiếp tới ngành hàng như thế nào?
  • Nhu cầu của người dùng đối với ngành hàng như thế nào?
  • Những hạn chế của ngành hàng này là gì?

Bên cạnh đó, nên cập nhật thường xuyên những nguồn tài liệu trực tuyến về kinh doanh, báo cáo thị trường. Không phủ nhận tính chính xác của số liệu và hiệu quả định hướng chiến lược khi tự có cho mình từ những báo cáo độc quyền. Tuy nhiên, bạn sẽ phải đầu tư thời gian và nguồn lực tương đối lớn khi thực hiện công việc này. Vậy nên, để tiết kiệm chi phí hãy bắt đầu với một vài trang tin kinh tế tài chính, báo cáo từ những đơn vị có thẩm quyền, trang web Chính Phủ, các sàn giao dịch tài chính… Và thực hiện thêm khảo sát thị trường khi thật sự cần thiết với định hướng phát triển riêng. 

Hiện nay, có nhiều công cụ phân tích thị trường, phần mềm quản lý bán hàng online giá rẻ giúp bạn vừa quản lý hiệu quả kinh doanh, cập nhật xu hướng mua sắm của người tiêu dùng. Bạn có thể  tìm hiểu thêm và kết hợp sử dụng để tối ưu hiệu quả đánh giá.

Bước 2: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh trên Shopee 

Nhờ nghiên cứu đối thủ cạnh tranh trên Shopee mà quá trình nghiên cứu thị trường sẽ có thêm cơ sở để tối ưu hóa sản phẩm, giá cả, cách tiếp cận khách hàng hoặc xác định lợi thế cạnh tranh của cửa hàng.

Nhờ nghiên cứu đối thủ cạnh tranh trên Shopee bạn sẽ biết được những yếu tố quan trọng mang lại lợi thế cạnh tranh tốt hơn

Nhờ nghiên cứu đối thủ cạnh tranh trên Shopee bạn sẽ biết được những yếu tố quan trọng mang lại lợi thế cạnh tranh tốt hơn

Chúng ta không thể nghiên cứu đối thủ cạnh tranh một cách ngẫu nhiên, đặc biệt là trên thị trường có nhiều phân khúc khách hàng, phân khúc sản phẩm như thương mại điện tử. Hãy bắt đầu việc nghiên cứu đối thủ từ nhóm khách hàng mục tiêu hoặc phân khúc thị trường cụ thể. Bạn sẽ dễ dàng nhận thấy lợi thế cạnh tranh, nhược điểm của mình khi thực hiện đánh giá dựa theo mô hình SWOT.

Ngoài ra, những thay đổi về giá cả của đối thủ cũng phản ánh chiến lược giá mà họ đang thực hiện, có kế hoạch theo dõi chặt chẽ sẽ giúp bạn hiểu cách họ cạnh tranh và xác định được lỗ hổng có thể tận dụng để tạo ưu thế giá cả mới cho khách hàng.

Bước 3: Tìm hiểu nhóm khách hàng mua sắm trên Shopee 

Không chỉ phục vụ quá trình nghiên cứu thị trường Shopee, việc tìm hiểu nhóm khách hàng mua sắm ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh trên mọi nền tảng của cửa hàng. Một số thông tin bạn cần biết bao gồm: Độ tuổi, giới tính, sở thích, hành vi mua sắm, yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua. Những thông tin này có thể cập nhật từ đánh giá trải nghiệm mua sắm trực tuyến của khách hàng hoặc tổng hợp thông qua báo cáo mà phần mềm quản lý bán hàng đa kênh online cung cấp. 

4 nhóm khách hàng phổ biến của nền tảng Shopee

4 nhóm khách hàng phổ biến của nền tảng Shopee 

Xu hướng trải nghiệm mua sắm hiện nay đã dần chuyển sang siêu cá nhân hóa, do đó việc tìm hiểu khách hàng không nên giới hạn ở những thông tin cơ bản nêu trên. Bạn nên mở rộng phân tích tỷ lệ từ bỏ đơn hàng, sản phẩm khách hàng thường xem, đánh giá và phản hồi… để hiểu rõ tâm lý người tiêu dùng trước, trong và sau quá trình mua sắm trên Shopee. 

Theo một báo cáo từ Shopee, khách hàng thường xuyên có nhu cầu mua sắm trên nền tảng này được chia thành 4 nhóm cụ thể: 

  • Nhóm người dùng thích "Săn Hàng Giá Tốt", ưu đãi (chiếm 57%)
  • Nhóm lướt xem sản phẩm và ra quyết định mua ngẫu hứng ( chiếm 16%)
  • Nhóm khách hàng yêu thích sự thuận tiện của phương pháp mua sắm trực tuyến (chiếm 13%)
  • Nhóm khách hàng thực hiện mua sắm khi có phần thưởng và quà tặng online (chiếm khoảng 13%)

Việc lắng nghe khách hàng khi kinh doanh online có phần đặc biệt hơn những hình thức kinh doanh truyền thống. Phần lớn bạn sẽ phải dựa vào những số liệu cụ thể để hiểu được mong muốn, nỗi đau của khách hàng và tìm phương án thỏa mãn nhu cầu người dùng Shopee. Vì thế, hãy tạo ra nhiều cơ hội để khách hàng thực hiện tương tác, trao đổi trực tuyến hoặc sử dụng công cụ phân tích dữ liệu để quá trình nghiên cứu thị trường Shopee được tối ưu về thời gian và chất lượng. 

Bước 4: Phân tích dữ liệu thu thập được

Ở bước này, bạn cần tổng hợp toàn bộ dữ liệu về xu hướng phát triển của ngành hàng, đối thủ cạnh tranh, dữ liệu người dùng đã có và tiến hành xử lý chúng. Vậy nên xử lý dữ liệu như thế nào là hiệu quả?

Nhiều doanh nghiệp hiện nay áp dụng các phương pháp phân tích thống kê để thực hiện công việc này. Nổi bật kể đến như: Phân tích tần suất mua sắm (Purchase Frequency), phân tích tình trạng giỏ hàng (Shopping Cart), phân tích từ khóa khách hàng tìm kiếm trên Shopee,... 

Mỗi phương pháp phân tích dữ liệu sẽ tương ứng với từng yếu tố trong quá trình nghiên cứu thị trường Shopee. Do đó, bạn nên thực hiện chúng song song với nhau. 

 Phân tích dữ liệu thu thập được để tổng kết thành tỷ lệ phần trăm sẽ giúp bạn định hình được lượng thông tin lớn

 Phân tích dữ liệu thu thập được để tổng kết thành tỷ lệ phần trăm sẽ giúp bạn định hình được lượng thông tin lớn

Ngoài ra, trong quá trình xử lý thông tin, bạn cần lưu ý loại bỏ những dữ liệu nhiễu ( dữ liệu không chính xác hoặc thiếu), sử dụng biểu đồ trực quan từ công cụ phân tích thống kê hoặc phần mềm quản lý bán hàng đa kênh để đọc dữ liệu và thực hiện dựa trên một kịch bản rõ ràng. 

Bước 5: Tổng hợp và đề xuất chiến lược tiếp cận thị trường

Mọi việc còn lại bạn cần làm để hoàn thiện quá trình nghiên cứu thị trường Shopee đó là tổng hợp và đề xuất được một vài chiến lược tiếp cận thị trường phù hợp như chiến lược chăm sóc khách hàng đa kênh, chiến lược kinh doanh/bán hàng đa nền tảng, tối ưu hóa gian hàng Shopee,... Mỗi chiến lược sẽ phụ thuộc vào nhu cầu và mục tiêu phát triển của từng đơn vị kinh doanh. 

Cần lưu ý, mọi chiến lược cần phải được số hóa dữ liệu, để thuận tiện hơn trong việc tối ưu và đánh giá hiệu xuất. Ngoài ra, việc làm này cũng mang đến khả năng đón đầu xu hướng và rủi ro bền vững cho doanh nghiệp. 

Shopee đã mở ra cuộc cách mạng kinh doanh mới cho nền tảng thương mại điện tử nói riêng và nền kinh tế nói chung. Nắm bắt “luật chơi” qua quá trình nghiên cứu thị trường Shopee bài bản giúp chúng ta ra quyết định hành động chắc chắn, hiệu quả cao. Hy vọng từ những thông tin chia sẻ của Bizfly, mọi người đã hiểu được cách nghiên cứu thị trường Shopee và những thông tin giá trị về thực trạng phát triển kinh tế để đưa ra nhận định đúng đắn nhất về tốc độ tăng trưởng của riêng mình. 

Quản lý bán hàng - Bứt tốc doanh thu nhờ BizShop - Phần mềm quản lý bán hàng Online
Lựa chọn hàng đầu của +3,500 Doanh nghiệp

Dùng thử ngay Tìm hiểu thêm

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly