Shopper Insight là chủ đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm hiện nay. Bởi đây là yếu tố quan trọng tác động lớn đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Bài viết sau của Bizfly sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin cụ thể hơn về Shopper Insight, cũng như sự khác nhau giữa Shopper Insight và Consumer Insight. Bạn cùng theo dõi ngay nhé!
Shopper Insight là một khái niệm chỉ việc nắm bắt và hiểu rõ về nhu cầu, hành vi mua sắm của khách hàng. Đây là một thuật ngữ thường được dùng trong lĩnh vực marketing và bán lẻ. Thông qua Shopper Insight, người bán sẽ hiểu được nhu cầu của khách hàng khi họ thực hiện việc tìm kiếm thông tin hay mua sắm tại doanh nghiệp. Qua đó, các nhà bán lẻ có thể hiểu rõ người tiêu dùng hơn để đưa ra các quyết định kinh doanh hiệu quả nhất.
Ngoài ra, Shopper Insight còn được thu thập thông qua nhiều phương tiện khác nhau như khảo sát, phỏng vấn, quan sát trực tiếp, thử nghiệm sản phẩm và phân tích dữ liệu khách hàng từ hệ thống.
Shopper Insight giúp người bán sẽ hiểu được nhu cầu cụ thể của khách hàng
Shopper Insight là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của đơn vị bán hàng. Dưới đây là một số lý do cho thấy tầm quan trọng của việc thấu hiểu Shopper Insight mà bạn nên quan tâm:
Nhờ dữ liệu được thu thập, doanh nghiệp sẽ hiểu rõ hơn về khách hàng của mình, bao gồm nhu cầu, mong muốn, sở thích và hành vi mua sắm. Từ đó, các nhà bán lẻ có thể biết được thị hiếu cũ và xu hướng mua sắm trong thời gian gần. Đây là cơ sở để doanh nghiệp xây dựng các chiến lược tiếp thị, quảng bá phù hợp cũng như đưa ra những chương trình nhằm thu hút người dùng trải nghiệm sản phẩm của mình.
Khi 1 đơn vị kinh doanh có thông tin chi tiết về khách hàng, thị trường thông qua Shopper Insight, có thể dễ dàng tạo ra được những chiến lược bán hàng và tiếp thị hiệu quả. Chiến lược này giữ vai trò quan trọng giúp thu hút, giữ chân khách hàng hơn.
Chẳng hạn, bạn đã thu thập được thông tin nhiều khách hàng thường xuyên mua hàng trên vào cuối tuần. Nhờ điều này, doanh nghiệp có thể đưa ra các chính sách hỗ trợ, tư vấn trực tuyến, cung cấp những chương trình ưu đãi đặc biệt nhằm xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng.
Shopper Insight có thể giúp doanh nghiệp hiểu được nhu cầu, mong muốn, hành vi của khách hàng ngay khi họ thực hiện giao dịch tại cửa hàng. Qua đó, bạn nghiên cứu để có các kế hoạch nhằm phát triển sản phẩm/dịch vụ tốt hơn, có thể qua việc gia tăng trải nghiệm dùng thử, các chương trình ưu đãi ngay tại cửa hàng. Bằng cách này, công ty sẽ thực hiện việc cung cấp các tính năng giúp người mua có được trải nghiệm tuyệt vời nhất.
Chẳng hạn, doanh nghiệp bạn chuyên bán lẻ đồ điện tử. Bằng cách nắm bắt Shopper Insight, bạn nhận thấy khách hàng thường có nhu cầu kiểm tra và trải nghiệm thực tế sản phẩm trước khi quyết định mua tại cửa hàng. Họ muốn biết chất lượng hình ảnh, âm thanh, tính năng và khả năng tương thích của sản phẩm với các thiết bị khác. Dựa trên điều này bạn có thể tạo ra một không gian trưng bày sản phẩm rộng rãi hơn để khách hàng thoải mái thử nghiệm các sản phẩm khác nhau.
Một số lý do khiến doanh nghiệp cần phải hiểu rõ về cái nhìn mua sắm của khách hàng
Shopper Insight là yếu tố giúp doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu của khách hàng thân thiết. Từ đó đơn vị sẽ có các phương phát phát triển và thu hút người tiêu dùng tốt nhất. Cái nhìn sâu sắc của người mua sẽ được thu thập bằng nhiều phương pháp khác nhau, cụ thể như:
Kết quả thu thập được sẽ được sử dụng để doanh nghiệp phát triển sản phẩm trên nhiều phương diện. Bên cạnh đó, đơn vị có thể kết hợp đầu tư vào các chiến lược bán hàng, marketing, quảng cáo với mục đích thu hút và giữ chân khách hàng.
Một số phương pháp giúp thu thập thông tin mua sắm của khách hàng cực kỳ hiệu quả
Shopper Insight và Customer Insight đều là các khái niệm rất quan trọng trong lĩnh vực Marketing và bán lẻ. Cả hai đều thể hiện các thông tin mua sắm của khách hàng mà mỗi doanh nghiệp luôn muốn biết. Tuy nhiên, mỗi khái niệm cũng sẽ có những điểm khác biệt riêng, cụ thể như sau:
Customer Insight tập trung vào các thông tin về khách hàng như nhu cầu, mong đợi và hành vi mua hàng. Trong khi đó, Shopper Insight luôn chú trọng vào người mua về các quyết định mua hàng, hành vi mua sắm và tâm lý của người mua ở điểm bán hàng. Tuỳ thuộc vào lợi thế cũng như đối tượng chiến lược mà công ty hướng đến, đơn vị sẽ biết cách để phát triển theo khách hàng hay người mua để mang lại kết quả tốt nhất.
Customer Insight cung cấp thông tin về khách hàng trong nhiều ngữ cảnh cả trước, trong và sau khi mua. Với Shopper Insight lại quan tâm đến hành vi mua sắm của người mua trong cửa hàng như cách khách hàng tìm kiếm, tương tác và quyết định mua sản phẩm.
Ví dụ: Một khách hàng quan tâm và đã tìm hiểu và quyết định mua tủ lạnh LG 2 ngăn phù hợp với kinh tế cũng như nhu cầu sử dụng của gia đình. Ở giai đoạn này, khách đã trở thành customer. Hôm sau, vị khách này đến cửa hàng để mua sản phẩm đã tham khảo trước đó.
Khi đến cửa hàng, khách hàng trở thành shopper. Qua quá trình tham khảo và lắng nghe các nhân viên tư vấn thì vị khách lại chọn một chiếc tủ lạnh Toshiba với lý do là sản phẩm đang được khuyến mãi nên giá rẻ hơn so với loại mà khách đã chọn trước đó và còn có thêm thẻ quà tặng.
Từ tình huống trên, bạn có thể nhận ra sự khác biệt giữa 2 yếu tố này. Consumer Insight là những điều sâu thẳm trong mỗi khách hàng, gắn liền mật thiết đến quá trình sử dụng sản phẩm. Còn Shopper Insight cũng là hành vi mua sắm xuất hiện trong suy nghĩ của chủ thể nhưng thường được hình thành tại điểm bán. Do đó, nếu doanh nghiệp tối ưu hóa trải nghiệm và tăng doanh số bán hàng tại điểm bán, Shopper Insight sẽ là lựa chọn phù hợp.
Phân biệt Shopper Insight và Customer Insight
Trên đây là những chia sẻ về Shopper Insight cũng như các thông tin giúp bạn phân biệt với Customer Insight. Hy vọng, qua bài viết, bạn đã có thể biết thêm cách để tối ưu hóa Shopper Insight, giúp doanh nghiệp thu về lợi nhuận cũng cao nhất. Nếu bạn muốn biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác thì có thể liên hệ với Bizfly để được tư vấn nhé!
Quản lý bán hàng - Bứt tốc doanh thu nhờ BizShop - Phần mềm quản lý bán hàng Online
Lựa chọn hàng đầu của 5600+ Doanh nghiệp