Phân loại khách hàng theo độ tuổi giúp doanh nghiệp dễ nắm bắt tâm lý khách hàng để đưa ra những sản phẩm, chiến lược tiếp thị phù hợp. Đọc ngay bài viết dưới đây của Bizfly để hiểu rõ hơn vì sao doanh nghiệp cần phân loại khách hàng và phân loại khách hàng theo độ tuổi sẽ bao gồm những nhóm nào.
Phân loại khách hàng theo độ tuổi hỗ trợ doanh nghiệp cải tiến dịch vụ, mở rộng sản phẩm phân phối, tối ưu giá cả từ đó dễ dàng trong việc kinh doanh cũng như gia tăng lợi nhuận.
Phân loại khách hàng theo độ tuổi mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng: Mở rộng sản phẩm, nâng cấp dịch vụ
Phân loại khách hàng theo độ tuổi giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu và ưu tiên của từng nhóm khách hàng. Bằng cách hiểu được những khác biệt này, doanh nghiệp có thể tùy chỉnh dịch vụ và cung cấp trải nghiệm tốt hơn cho từng nhóm khách hàng ở các độ tuổi khác nhau, từ đó nâng cao sự hài lòng và tạo dựng lòng trung thành đối với mỗi khách hàng.
Khách hàng trẻ tuổi có thể có nhu cầu sử dụng dịch vụ nhanh chóng, tiện lợi và công nghệ cao. Trong khi khách hàng ở độ tuổi trung niên có thể quan tâm đến sự tin cậy và chất lượng sản phẩm/dịch vụ.
Ví dụ, một công ty thực phẩm có thể phân loại khách hàng thành hai nhóm chính là "thanh thiếu niên" và "người trung niên". Nhóm thanh thiếu niên có thể đặt nhu cầu vào việc tiện lợi, nhanh chóng và giá cả phải chăng ví dụ như mì ăn liền.
Trong khi nhóm người trung niên thường quan tâm đến chất lượng và lợi ích dinh dưỡng, công ty có thể cung cấp sản phẩm mì có thể thêm thịt thật, không chiên qua dầu mỡ nhiều lần. Dựa trên phân loại này, công ty có thể tạo ra các sản phẩm phù hợp để đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng nhóm khách hàng.
Phân loại khách hàng theo độ tuổi giúp doanh nghiệp nhìn thấy những cơ hội mở rộng sản phẩm hoặc dịch vụ. Khi nhận ra nhóm khách hàng nào đang phát triển mạnh hoặc có nhu cầu đặc biệt, doanh nghiệp có thể tạo ra và tiếp thị các sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu, từ đó giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, gia tăng doanh số.
Ví dụ, một công ty thời trang phát hiện rằng nhóm khách hàng trẻ tuổi đang có nhu cầu mua sắm nhiều sản phẩm thời trang hot trend, theo xu hướng mới. Dựa vào yếu tố này, công ty quyết địnha phát triển các dòng sản phẩm mới dành riêng cho nhóm khách hàng này với các kiểu dáng và mẫu mã phù hợp với xu hướng hiện tại, từ đó giúp công ty tận dụng thành công cơ hội thị trường mới và gia tăng doanh thu.
Khách hàng ở các nhóm độ tuổi khác nhau có khả năng và nguyện vọng trả giá khác nhau. Hiểu được điều này, doanh nghiệp có thể đưa ra chính sách giá linh hoạt, đáp ứng được nhu cầu kinh tế của từng nhóm khách hàng mà vẫn đảm bảo lợi nhuận.
Ví dụ như một hãng hàng không có thể thiết lập bảng giá vé cho các nhóm khách hàng khác nhau dựa trên độ tuổi. Ví dụ, hãng có thể cung cấp giá vé ưu đãi cho sinh viên và người già, trong khi giữ giá vé thông thường cho nhóm khách hàng trung niên. Việc tối ưu hóa giá cả như vậy giúp hãng hàng không thu hút khách hàng từ các nhóm độ tuổi khác nhau mà vẫn đảm bảo lợi nhuận.
Đây là cách tiếp cận phổ biến trong việc quản lý khách hàng của doanh nghiệp. Dưới đây là nội dung về phân loại khách hàng theo độ tuổi cho ba nhóm chính: khách hàng dưới 18 tuổi, nhóm khách hàng từ 18 đến dưới 50 tuổi và nhóm khách hàng từ 50 tuổi trở lên.
Phân nhóm khách hàng thường được thực hiện dựa trên 3 nhóm chính.
Nhóm khách hàng này chủ yếu là thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên. Họ có sự phụ thuộc kinh tế, tác động tâm lý từ người thân, gia đình.
Vì vậy việc tiếp cận các đối tượng khách hàng này không chỉ là chăm sóc khách hàng sử dụng trực tiếp mà còn là tiếp cận người thân - người mà họ phụ thuộc vào.
Ví dụ, các cửa hàng làm đẹp, spa sẽ tiếp cận, giới thiệu và cung cấp các gói dịch vụ trị mụn, trị thâm sẹo trực tiếp cho nhóm khách hàng này hoặc thông qua người thân, gia đình - người có tác động đến việc sử dụng dịch vụ sẽ thu về lượng khách hàng tối đa cho cửa hàng của mình.
Đây là nhóm khách hàng trưởng thành, đang trong độ tuổi lao động, có thu nhập ổn định, tự chủ về kinh tế và họ hoàn toàn có khả năng chi trả cho tất cả các nhu cầu mà họ mong muốn.
Nhóm này có nhu cầu đa dạng, từ sản phẩm tiêu dùng hàng ngày cho đến dịch vụ chuyên ngành. Doanh nghiệp cần hiểu rõ sự khác biệt về phong cách sống, sở thích và nhu cầu của từng đối tượng trong nhóm này để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ phù hợp.
Bên cạnh đó, nhóm khách hàng này là những người thường xuyên sử dụng các nền tảng mạng xã hội nhất. Vì vậy, doanh nghiệp cần nắm bắt cơ hội này để đưa ra những chiến lược marketing phù hợp.
Ví dụ, một công ty sản xuất và bán hàng mỹ phẩm có thể phát triển các sản phẩm chăm sóc da từ thiên nhiên để đáp ứng được nhiều lứa tuổi từ 18-50 khi họ bắt đầu quan tâm đến các sản phẩm lành tính, tốt cho da mà ít không bận tâm quá nhiều về giá cả bằng cách thu thập danh sách email và gửi các email marketing giới thiệu về các sản phẩm cho các khách hàng tiềm năng này.
Đây là nhóm khách hàng cao tuổi hoặc đã về hưu. Nhóm này có nhu cầu đặc biệt như chăm sóc sức khỏe, giải trí và dịch vụ hỗ trợ. Điều quan trọng là hiểu rõ về sức khỏe, tài chính và lối sống của nhóm khách hàng này để cung cấp các sản phẩm và dịch vụ phù hợp.
Tuy nhiên, đây là nhóm khách hàng khá khó tính và họ cũng là những người có thể đóng góp nhiều vào doanh thu của doanh nghiệp, nếu nhu cầu của nhóm này được đáp ứng tốt thì họ có xu hướng trở thành khách hàng trung thành của bạn. Do đó, cần đặc biệt chú trọng đến khâu chăm sóc khách hàng với nhóm người thuộc độ tuổi này.
Ví dụ như một công ty bảo hiểm có thể tiếp cận và cung cấp các gói bảo hiểm y tế, bảo hiểm nhân thọ đáp ứng nhu cầu sức khỏe và an sinh của nhóm khách hàng này.
Đây là 2 phương pháp thường được dùng nhất để nghiên cứu tâm lý khách hàng theo độ tuổi. Từ đó, doanh nghiệp có thể thu thập dữ liệu về sở thích, hành vi mua hàng, và nhận thức về thương hiệu từ các nhóm khách hàng khác nhau theo độ tuổi. Các câu hỏi có thể liên quan đến nhu cầu, mong đợi, đánh giá sản phẩm và dịch vụ, cũng như quyết định mua hàng của khách hàng.
Điều này giúp bạn nhận biết được các xu hướng về sở thích, thái độ. Mọi dữ liệu liên quan đến hành vi, cảm xúc đều là yếu tố quan trọng để phân tích khách hàng trên phương diện tâm lý học.
Ví dụ, dựa vào thống kê trên nền tảng mạng xã hội Facebook, thông qua các bài phỏng vấn và khảo sát, doanh nghiệp có thể thu thập được suy nghĩ, mong muốn, của khách hàng, từ đó chạy các chiến dịch quảng cáo, tiếp thị phù hợp và dành riêng cho từng nhóm khách hàng khác nhau.
Đây cũng là một cách phổ biến được sử dụng để nghiên cứu tâm lý khách hàng trên nhiều phương diện như sở thích, giới tính, độ tuổi, thói quen,…
Công cụ này dựa vào các chỉ số đo lường về quá trình hoạt động, tương tác của khách hàng trong một khoảng thời gian, địa điểm cụ thể. Thông qua đó, nhà quản lý có thể đưa ra nhận định, đánh giá chính xác hơn về hành vi người tiêu dùng đối với các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp.
Qua bài viết trên của Bizfly, mong rằng bạn đã hiểu vì sao cần phân loại khách hàng theo độ tuổi và khi phân loại sẽ bao gồm những nhóm khách hàng nào để đưa ra những kế hoạch, chiến lược kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp mình.
Bạn đã sử dụng BizCRM - Phần mềm quản lý chăm sóc khách hàng chưa?
Lựa chọn hàng đầu của 5600+ Doanh nghiệp