Cách tìm data khách hàng Logistics là một trong những kiến thức quan trọng mà mọi nhân viên Sales Logistics cần nắm được. Bởi vì, điều này sẽ giúp công việc của bạn trở nên dễ dàng hơn và tiết kiệm được tối đa thời gian, công sức. Mời bạn đọc cũng tìm hiểu cách tìm kiếm khách hàng trong bài viết sau đây của Bizfly nhé!
Trước khi khám phá cách tìm data khách hàng Logistics, bạn cần hiểu rõ về các nguyên tắc của quá trình này. Cụ thể, khi tìm kiếm đối tác, bạn nên tuân thủ những nội dung sau:
Tìm kiếm khách hàng phù hợp với phạm vi cung ứng dịch vụ của công ty
Thực tế, bạn có thể tìm kiếm khách hàng bằng nhiều phương pháp và thông qua các kênh khác nhau. Dưới đây là một số cách tìm data khách hàng Logistics hiệu quả, giúp doanh nghiệp tìm được đối tác phù hợp một cách dễ dàng, nhanh chóng hơn:
Đây là các sàn thương mại điện tử hoặc các đơn vị trung gian giúp kết nối các doanh nghiệp trên toàn thế giới như Kompass.com, indiamart.com, Alibaba.com, ec21.com,... Bạn có thể truy cập trực tiếp vào trang web của các trang thương mại điện tử và sử dụng thanh công cụ tìm kiếm để tìm các đối thủ, nhà cung cấp sản phẩm/dịch vụ bạn mong muốn.
Việc tận dụng các trang B2B này sẽ giúp bạn tìm kiếm khách hàng dễ dàng hơn và gia tăng cơ hội kinh doanh dịch vụ vận tải hàng xuất nhập khẩu cho shipper Việt Nam.
Thực tế, hầu hết các quốc gia đều có website danh bạ công ty, gọi là yellowpages. Đây sẽ là một kênh hữu ích để nhân viên kinh doanh Logistics tìm thấy khách hàng tiềm năng. Tại Việt Nam, bạn có thể sử dụng các web danh bạ như hosocongty.vn, hosocongty.com.vn, trangvangvietnam.com, niengiamtrangvang.com, masothue.com, yellowpages.vn…
Cụ thể, bạn có thể truy cập vào các web danh bạ nói trên và tiến hành tra cứu các công ty xuất nhập khẩu. Kết quả sẽ hiện ra hàng loạt danh sách công ty để bạn chọn.
Đây là một trong các cách tìm data khách hàng Logistics hiệu quả mà bạn không thể bỏ qua. Bởi vì, với sự phát triển ngày càng mạnh của công nghệ, các công cụ tìm kiếm cũng trở thành nguồn cung cấp thông tin không thể thiếu với người dùng. Với kênh này, bạn có thể tìm kiếm đối tác thông qua:
Các hiệp hội ngành hàng xuất nhập khẩu cụ thể như Hiệp hội Thủy sản, Hiệp hội Dệt may, Hiệp hội cà phê, Hiệp hội Bông sợi, Hiệp hội Thép,...
Sử dụng các từ khóa ngành hàng cụ thể để search thông tin trên công cụ tìm kiếm như “công ty xuất khẩu giày dép”, “công ty xuất khẩu gạo”...
Hầu hết các công ty xuất nhập khẩu đều sử dụng mạng xã hội để quảng bá sản phẩm và tiếp cận khách hàng trên thế giới. Trong đó, Facebook, LinkedIn, Instagram, Youtube là các nền tảng được sử dụng phổ biến nhất. Tại Việt Nam, để tìm kiếm khách hàng và giới thiệu dịch vụ công ty, bạn có thể tham gia vào các group trên Facebook như “Xuất nhập khẩu nông sản”, “Giải đáp thủ tục hải quan”, “Logistics Việt Nam”,...
Bạn có thể theo dõi các bài đăng trong group để tìm hiểu về các vấn đề, câu hỏi và thảo luận liên quan đến logistics. Qua việc tương tác với thành viên khác, bạn có thể nhận được thông tin và gặp gỡ những người có thể trao đổi dữ liệu logistic. Ngoài ra, bạn có thể đăng các bài đăng để quảng bá dịch vụ, PR công ty mình nhằm tìm kiếm khách hàng mới.
Đây là cơ hội tiếp cận khách hàng là công ty xuất nhập khẩu đơn giản, hiệu quả mà nhân sự Sales Logistics không thể bỏ qua. Trong đó, bạn có thể theo dõi và tham gia các hội chợ, triển lãm lớn hàng năm như Vietbuild, Expo, Hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ, Hội chợ hàng nhựa và máy móc sản xuất tại Hồ Chí Minh,...
Khi đăng ký tham gia như một người tham dự, bạn sẽ có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với các công ty xuất nhập khẩu tiềm năng và thu thập dữ liệu logistics từ họ. Bạn hãy thu thập thông tin liên hệ như tên công ty, tên người liên hệ, địa chỉ email, số điện thoại hoặc thẻ danh thiếp,... để xây dựng mối quan hệ kinh doanh sau sự kiện đó.
Cách tìm data khách hàng Logistics thông qua cơ quan nhà nước cũng là một kênh hiệu quả, giúp bạn tìm được những đối tác uy tín. Cụ thể, bạn có thể tìm kiếm danh sách công ty xuất nhập khẩu tại Cục Kiểm dịch động, thực vật, Cơ quan Hải quan, Bộ Công thương, VCCI, Cơ quan quản lý các chuyên ngành liên quan đến xuất nhập khẩu. Những thông tin mà bạn có thể thu thập như quy trình vận chuyển, yêu cầu hải quan hoặc các dịch vụ logistics mà công ty đó đang sử dụng.
Mạng xã hội là kênh tìm kiếm và kết nối với khách hàng trên toàn thế giới đơn giản, nhanh chóng
Như vậy, nội dung trên đã chia sẻ tới bạn những cách tìm data khách hàng Logistics đơn giản, hiệu quả nhất hiện nay. Ngoài ra, để tìm được khách hàng uy tín, phù hợp với công ty, bạn có thể tham khảo một số kinh nghiệm sau đây:
Đây là cách tìm data khách hàng Logistics hiệu quả và phổ biến, giúp bạn tìm được đối tác phù hợp với thế mạnh của công ty. Vì thế, trước khi tìm kiếm đối tác tiềm năng, bạn cần xác định được mục tiêu của mình về thị trường, cước phí, ngành nghề, mặt hàng, phương tiện,...
Ví dụ: Nếu công ty bạn muốn đẩy mạnh tuyến Bắc Âu thì bạn nên tìm kiếm khách hàng có hàng hóa đi tuyến này. Đồng thời, bạn có thể tìm hiểu thêm về thông tin của các hàng hóa đi cùng chuyến để mở rộng dữ liệu khách hàng. Cùng với đó, bạn có thể search trên công cụ tìm kiếm với các từ khóa về mặt hàng, ngành nghề, phương tiện vận chuyển về tuyến Bắc Âu,...
Cách làm này cũng rất hiệu quả và dễ thực hiện nhưng chưa được sử dụng phổ biến. Phương pháp giúp bạn nhận diện được đúng đối tượng khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ trong thời điểm cụ thể. Tuy nhiên, cách này chỉ áp dụng với các mặt hàng có tính mùa vụ như thời trang, quạt điện, máy sưởi, điều hòa,...
Ví dụ: Với mặt hàng quần áo, bạn nên tiếp cận với khách hàng trước thời điểm giao mùa. Điều này giúp cho đơn hàng có thể vận chuyển kịp mùa sau khi bạn và đối tác trải qua một quá trình đàm phán nhất định.
Thông thường, các công ty xuất nhập khẩu sẽ mô tả đầy đủ thông tin về mặt hàng đang kinh doanh. Vì thế, bạn có thể tìm thấy các đối tác này theo từ khóa về hàng hóa trên công cụ tìm kiếm hoặc trang danh bạ công ty. Ngoài ra, bạn nên nhóm thông tin theo tỉnh thành, vùng miền để thống kê thông tin khách hàng một cách chi tiết, hiệu quả nhất.
Ví dụ: Nếu bạn có công ty hoặc kho bãi tại Đà Nẵng thì bạn nên tập trung tìm kiếm khách hàng tại Đà Nẵng trước. Sau đó, bạn có thể mở rộng hợp tác với các doanh nghiệp ở các khu vực lân cận. Điều này sẽ giúp khách hàng tiết kiệm chi phí vận chuyển, từ đó đem lại hiệu quả vận hành và quản lý khách hàng cho doanh nghiệp.
Tìm kiếm khách hàng Logistics dựa trên mặt hàng xuất nhập khẩu
Trên đây là những cách tìm data khách hàng Logistics được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Đây cũng là những kênh thông tin uy tín, giúp bạn tìm và tiếp cận được đối tác tin cậy, phù hợp với mục tiêu, dịch vụ của công ty. Ngoài ra, để không bỏ lỡ những kiến thức hữu ích có liên quan, bạn đừng quên theo dõi và truy cập website của Bizfly nhé!
Quản lý bán hàng - Bứt tốc doanh thu nhờ BizShop - Phần mềm quản lý bán hàng Online
Lựa chọn hàng đầu của 5600+ Doanh nghiệp