Mobile App và Web App: Đâu là sự lựa chọn tối ưu cho doanh nghiệp?

Thủy Nguyễn 20/03/2023

Mobile App và Web App là hai trình ứng dụng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Mặc dù đều có thể chạy trên nền tảng ứng dụng của điện thoại nhưng chúng có rất nhiều điểm khác biệt. Hãy cùng Bizfly tìm hiểu Web App, Mobile App có điểm gì giống và khác nhau, và nên lựa chọn như thế nào để phát triển app cho doanh nghiệp trong bài viết dưới đây.

Ưu nhược điểm của Mobile App

Mobile App là ứng dụng phần mềm chạy trên smartphone, máy tính bảng và một số loại thiết bị di động khác. Loại ứng dụng này thường được dùng riêng cho một nền tảng cụ thể là Apple App Store hoặc Google Play Store và có thể cài đặt đơn giản trên thiết bị tương ứng. Hiện nay, Mobile App đang có 2 loại chính là Hybrid mobile app và Native mobile app, cả hai loại này đều sở hữu những ưu điểm và nhược điểm sau đây:

Ưu điểm của Mobile App

Đối với người dùng:

  • Cung cấp nhiều chức năng hiện đại, tiên tiến và hữu ích cho người dùng.
  • Tải nhanh chóng trên các ứng dụng web.
  • Một số loại Mobile App có thể hoạt động ngoại tuyến mà không cần kết nối internet.

Đối với nhà phát triển:

  • Nhà phát triển chỉ được phép tiếp thị Mobile App khi cửa hàng ứng dụng cho phép và phê duyệt. Do đó, ứng dụng mobile thường có tính bảo mật cao và rất an toàn.
  • Nhà phát triển có thể khởi tạo Mobile App một cách dễ dàng thông qua các công cụ hỗ trợ, SDK và phần tử giao diện.

Mobile App mang lại nhiều lợi ích đối với người dùng và nhà phát triển ứng dụng

Mobile App mang lại nhiều lợi ích đối với người dùng và nhà phát triển ứng dụng

Nhược điểm Mobile App

  • Nhà phát triển phải bỏ ra rất nhiều chi phí mới có thể phát triển và xây dựng Mobile App.
  • Thời gian và chi phí bảo trì ứng dụng di động cao.
  • Mobile App chỉ tương thích với nền tảng phù hợp như: Android, iOS, Windows,... Mỗi một nền tảng sẽ tương thích với một phiên bản riêng. 
  • Thời gian phê duyệt công khai của Mobile App khá lâu.

Ưu nhược điểm của Web App

Web App (Web Application hay ứng dụng web) là chương trình máy tính được khởi chạy dưới sự hỗ trợ của công nghệ web và trình duyệt web. Người dùng có thể truy cập Web App thông qua trình duyệt web của thiết bị di động mà không cần tải về hay cài đặt giống như Mobile App. Do đó, Web App giống như một trình duyệt web và chúng có thể hiển thị: nội dung, dữ liệu, hình ảnh và một số thực thể liên quan.

Ưu điểm Web App

  • Người dùng có thể sử dụng web app trên trình duyệt web mà không cần tải xuống hay cài đặt giúp tiết kiệm dung lượng điện thoại.
  • Web App có thể nâng cấp và bảo trì một cách dễ dàng vì có chung cơ sở mã hóa không phân biệt nền tảng hay thiết bị.
  • Người dùng không cần nâng cấp Web App theo định kỳ bởi trang web có thể tự động cập nhật tất cả.
  • Người dùng có thể dễ dàng tìm thấy Web App thông qua các công cụ tìm kiếm.
  • Web App là nền tảng dễ xây dựng và có thể hoàn thành nhanh chóng trong thời gian ngắn.
  • Nhà phát triển có thể khởi chạy và tiếp thị Web App bất cứ lúc nào mà không cần chờ đợi sự phê duyệt từ cửa hàng như Mobile App.

Web App là những ứng dụng hoạt động tương tự như trình duyệt web

Web App là những ứng dụng hoạt động tương tự như trình duyệt web

Nhược điểm Web App

  • Web App bắt buộc phải được kết nối internet mới có thể sử dụng.
  • Ứng dụng web thường có rất ít tính năng tiên tiến, hiện đại.
  • Khả năng tải chậm.
  • Ứng dụng web không hoàn toàn chất lượng, an toàn và bảo mật giống như Mobile App.

So sánh sự khác biệt giữa Mobile App và Web App

Đều là ứng dụng có thể chạy trên điện thoại nhưng Web App và Mobile App có nhiều điểm khác biệt. Dưới đây là bảng so sánh Mobile App và Web App:

 

Mobile App

Web App

Phát triển ứng dụng

Quá trình phát triển của ứng dụng di động lâu, phức tạp, nâng cao và bị hạn chế bởi tính năng của một thiết bị di động. Cụ thể: 

- Mobile App có thể tận dụng các chức năng có sẵn của smartphone như: vân tay, máy ảnh, định vị, ID,... 

- Nhà phát triển phải cân đo đong đếm nhiều yếu tố như: kích thước màn hình, cấu hình máy, thông số kỹ thuật và những cập nhật mới trên từng nền tảng di động.

Quá trình phát triển ứng dụng web thường nhanh, đơn giản và dễ xây dựng thông qua 2 bước. Cụ thể:

- Phát triển cấu trúc, thiết lập cơ sở dữ liệu và cách lưu chuyển dữ liệu giữa app và cơ sở: DBMS (hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu) của Web App sẽ cho phép nhà phát triển đọc và ghi dữ liệu vào cơ sở thông qua truy cập an toàn nhờ vào việc cung cấp quyền truy cập vào khu vực và các chức năng. 

- Xây dựng UI (giao diện người dùng): UI của Web App thường được phát triển bởi CSS, Javascript và HTML. Trong web app, yếu tố hình ảnh rất được coi trọng.

Khả năng kết nối và tốc độ

- Một số ứng dụng di động cho phép người dùng truy cập bất cứ lúc nào kể cả khi ngoại tuyến.

- Tốc độ truy cập của Mobile App nhanh hơn Web App tới 1,5 lần.

- Hoạt động chậm vì Web App phải phụ thuộc vào một máy chủ để xử lý yêu cầu của người dùng.

- Không thể hoạt động nếu như không được kết nối internet.

- Người dùng sẽ gặp phải trải nghiệm kém với Web App nếu như đường truyền internet yếu hoặc chậm.

Khả năng bảo mật

Được sàng lọc kỹ lưỡng bởi Google và Apple nên Mobile App có khả năng bảo mật cao.

Web App được tải trực tiếp bởi nhà phát triển mà không cần qua sàng lọc nên thường không đảm bảo an toàn và bảo mật cho người dùng.

Chi phí phát triển app và bảo trì, nâng cấp

- Chi phí phát triển Mobile App cao, đặc biệt là càng nhiều tính năng thì mức chi phí đội lên càng lớn.

- Chi phí bảo trì ứng dụng di động cao vì nhà phát triển phải thay đổi và update cho cả hai nền tảng riêng biệt là Android hoặc iOS.

- Chi phí phát triển Web App tiết kiệm hơn và mức độ tốn kém của web app phụ thuộc vào độ phức tạp của dự án.

- Chi phí bảo trì Web App chỉ bằng 15 đến 20% chi phí phát triển ban đầu và tiết kiệm hơn Mobile App.

 

Nên lựa chọn Mobile App hay Web App?

Mobile App và Web App đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Do đó, việc sử dụng nền tảng app nào còn phụ thuộc vào nhu cầu, hoàn cảnh sử dụng và tính chất mảng kinh doanh của từng doanh nghiệp. Do đó, để biết được bản thân nên sử dụng Mobile App hay Web App thì nhà phát triển trước hết cần trả lời được các câu hỏi sau: 

  • Tính năng đó có phức tạp không? Web App có giải quyết được không hay phải Mobile App mới xử lý được?
  • Mobile App mang lại tỷ lệ ROI (lợi nhuận ròng) như thế nào? Web App thì sao?
  • Xác định khách hàng mục tiêu, tìm hiểu và khảo sát xem họ thường sử dụng loại ứng dụng nào?
  • Mobile App hay Web App là được sử dụng phổ biến hơn đối với ngành của bạn?

Nếu có đủ điều kiện, doanh nghiệp có thể phát triển riêng biệt hai loại ứng dụng của mình để tối ưu phễu khách hàng.

Lựa chọn phát triển Mobile App hay Web App phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chi phí, tính năng và khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp

Lựa chọn phát triển Mobile App hay Web App phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chi phí, tính năng và khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp

Cả Mobile App và Web App đều sở hữu những lợi thế riêng và có thể mang lại nhiều lợi ích cho người dùng lẫn doanh nghiệp. Quý doanh nghiệp có thể căn cứ vào chân dung khách hàng, mục tiêu phát triển, loại hình kinh doanh,... để lựa chọn nền tảng tiếp thị phù hợp nhất cho sản phẩm và dịch vụ của mình.

Bizfly App là giải pháp toàn diện cung cấp dịch vụ thiết kế app, phát triển mobile app theo yêu cầu cho doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam.

Với kinh nghiệm trên 15 năm thực hiện các dự án thiết kế app lớn từ VCCorp như: Lotus, Sohagame, CafeF, CafeBiz, AutoPro, GameK, Truyền hình Thanh Hóa,... Đội ngũ chuyên gia của Bizfly App có khả năng lập trình đa ngôn ngữ, đa nền tảng, đáp ứng mọi yêu cầu cho doanh nghiệp từ thiết kế Mobile App, Web AppHybrid App...

Đăng ký ngay với Bizfly App qua website để nhận gói tối ưu ASO, giúp tăng khả năng hiển thị và cài đặt ứng dụng trên App Store, và gia tăng chuyển đổi khách hàng.

Chi tiết xem trong: Dịch vụ thiết kế app theo yêu cầu - Bizfly App

 

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly