Đối với các nhà phát triển ứng dụng, việc lựa chọn phát triển Native App, Web App hay Hybrid App có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, tính năng cũng như giá thành và thời gian phát triển app. Trong bài viết sau đây, Bizfly sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về Native App, những ưu nhược điểm của nó và đưa ra so sánh giữa Native App với Web App, Hybrid App. Qua đó giúp bạn hiểu hơn về lập trình ứng dụng và lựa chọn hợp lý trước khi lên kế hoạch thiết kế app mobile cho mình.
Native App là gì?
Native App (hay ứng dụng gốc) là một chương trình, phần mềm ứng dụng được phát triển riêng cho chỉ một nền tảng hoặc một thiết bị cụ thể và hệ điều hành của nó. Trên mỗi hệ điều hành khác nhau, ứng dụng gốc sẽ được lập trình với từng ngôn ngữ khác nhau. Ví dụ: Các công ty thiết kế app chuyên nghiệp sẽ viết ứng dụng iOS bằng Objective-C hoặc Swift, hoặc họ sẽ tạo ứng dụng gốc cho Android bằng Java.
Bởi vì các nhà phát triển xây dựng một ứng dụng gốc để sử dụng trên một thiết bị cụ thể, do đó Native App có khả năng sử dụng các phần mềm và phần cứng dành riêng cho thiết bị đó. Nó cung cấp hiệu suất tối ưu hóa và tận dụng được hầu hết các công nghệ mới nhất, ví dụ như GPS, vượt trội hơn so với Web App hoặc các ứng dụng đám mây được phát triển chung trên nhiều hệ thống.
Native App là gì?
Ví dụ về Native App
Với khả năng khai thác các tài nguyên sẵn có trên thiết bị, Native App có thể nhanh chóng truy cập và sử dụng nhiều dịch vụ được tích hợp sẵn trên thiết bị. Ví dụ các ứng dụng đặt xe như Grap, Gojek, Be,... có thể truy cập hiệu quả các chức năng của hệ thống như GPS, micro, gia tốc kế hoặc thông báo đẩy,...
Hoặc các ứng dụng truyền thông xã hội như: Facebook, Instagram,... có thể truy cập các chức năng vị trí, máy ảnh, micro, các tệp và nội dung nghe nhìn, danh bạ, lịch và thông báo đẩy,vv...
Một số ví dụ về các ứng dụng gốc như:
- Ứng dụng truyền thông xã hội: Facebook, Insntagram, Whatsapp...
- Ứng dụng âm nhạc: Spotify, Apple Music...
- Ứng dụng đặt xe, vận chuyển: Grap, Be...
- Ứng dụng trò chơi: Pokemon Go, Tốc chiến, Liên quân...
- Ứng dụng học tiếng Anh: Doulingo...
Ví dụ về ứng dụng gốc Instagram có khả năng truy cập vào GPS trên thiết bị iOS
Xem thêm: Thiết kế App iOS - Kiến thức về lập trình ứng dụng trên iPhone
Ưu nhược điểm của Native App
Ưu điểm
- Khả năng tối ưu và tương thích với từng nền tảng: Native App cho phép người dùng có khả năng truy cập và dễ dàng sử dụng tất cả những tính năng bao gồm phần cứng như GPS, camera, thiết bị thu âm,... hay các quyền cá nhân như ghi, tạo, sao chép hoặc đọc tệp tin của bộ nhớ,... Đây là lợi thế lớn nhất của Native App.
- Tối ưu hóa trải nghiệm người dùng: Native App cung cấp hiệu suất tuyệt vời trên từng hệ điều hành và thiết bị, giúp ứng dụng mượt mà, dễ sử dụng. Giao diện cũng bắt mắt và dễ sử dụng hơn. Ngoài ra, Native App có thể hoạt động ở chế độ ngoại tuyến.
- Tính năng bảo mật: Native App an toàn vì chúng có thể truy cập thông qua cửa hàng ứng dụng. Để có thể xuất hiện trên App Store, các ứng dụng sẽ cần được phê duyệt, và đảm bảo các chính sách cũng như về độ tin cậy đối với cửa hàng ứng dụng.
- Bản build nhẹ hơn: Dung lượng của bản build gọn nhẹ, ít tốn bộ nhớ của thiết bị.
Nhược điểm
- Chi phí cao và thời gian phát triển lâu hơn: Do phát triển riêng từng nền tảng và thiết bị khác nhau, nên chi phí phát triển Native App thường sẽ cao hơn Web App, Hybrid App. Ngoài ra thì lập trình cũng cần thông thạo nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau.
- Phát triển riêng cho từng phiên bản ứng dụng: Mỗi một Native App chỉ chạy được trên một hệ điều hành nhất định và có cơ sở mã khác nhau. Do vậy để duy trì ứng dụng cần các nhóm riêng biệt làm việc và hỗ trợ từng phiên bản gốc.
- Tính đa dạng của các phiên bản: Chính tính đa dạng của các phiên bản điều hành đã là một hạn chế gây cản trở việc phổ dụng native app. Từ đó, các thiết bị chạy trên điều hành cũ sẽ không thể cài đặt được.
- Khó khăn trong việc xuất bản ứng dụng: Nhà phát triển có thể xuất bản ứng dụng trên cửa hàng ứng dụng nếu được phê duyệt. Quy trình phê duyệt có thể phức tạp nếu ứng dụng được xây dựng không đúng cách hoặc không phù hợp với các chính sách của cửa hàng ứng dụng.
Ưu nhược điểm của Native App là gì?
So sánh Native App với Web App và Hybrid App
So sánh Native App và Web App
- Web App là một ứng dụng web mà người dùng không cần phải tải xuống mà chỉ cần truy cập thông qua các trình duyệt web như Safari, Google Chrome và Mozilla Firefox khi có kết nối internet. Các Web App này cung cấp các tính năng từ các quyền truy cập tài khoản ngân hàng cho đến quyền để xem video trên Youtube. Đây là ưu điểm nhưng cũng chính là nhược điểm của Web App, khi mà nó phải phụ thuộc vào kết nối internet và không thể hoạt động ngoại tuyến.
- Phần lớn các web app được viết bằng ngôn ngữ CSS, Javascript và phiên bản HTML tiêu chuẩn để có thể sử dụng được nhiều loại trình duyệt phổ biến khác nhau. Web App được sử dụng cho một cơ sở mã duy nhất. Điều này giúp việc xây dựng Web App nhanh và tiết kiệm chi phí hơn so với Native App.
- Web App có thể xây dựng đơn giản và nhanh chóng nhưng đổi lại nó không thể linh hoạt và tương thích tốt như Native App.
So sánh Native App và Hybrid App
- Hybrid App là một ứng dụng lai kết hợp giữa những ưu điểm của Native App và Web App. Hoạt động của nó giống với Web App nhưng được cài đặt như một Native App và có quyền truy cập vào API thiết bị nội bộ và sử dụng được các tài nguyên như máy ảnh, GPS...
- Chi phí phát triển Native App và Hybrid App không chênh lệch nhiều do đều cần được code để khởi chạy trên nhiều nền tảng. Tuy nhiên thời gian phát triển Hybrid App nhìn chung sẽ nhanh hơn so với Native App.
- Hybrid App cũng có nhược điểm giống Web App đó là chỉ có thể hoạt động khi có Internet. Trong khi Native App có thể hoạt động ngoại tuyến.
- So với Native App thì tốc độ hay hiệu suất của Hybrid App nhìn chung chậm hơn.
- Hybrid App có thể gặp khó khăn khi thực hiện một số task có liên quan đến phần cứng.
So sánh Native App với Web App và Hybrid App
Xem thêm: Hybrid app là gì? Ưu, nhược điểm và công nghệ phát triển Hybrid App
Các công cụ triển khai Native App
Dưới đây, Bizfly sẽ giới thiệu thêm đến bạn một số những công cụ giúp triển khai Native App hiệu quả:
- Java và Swift là các mã nguồn mở và là ngôn ngữ lập trình chính đang được Apple và Google sử dụng để triển khai native app.
- Xamarin là công cụ đang được phát triển để giúp phần mềm có thể sử dụng nền tảng. Từ đó, các ứng dụng gốc phát triển trên IOS, Android và một số nền tảng khác đều được triển khai dựa trên ngôn ngữ lập trình C#.
- Native App có khả năng sử dụng hai nền tảng hệ điều hành bao gồm hệ điều hành Android và hệ điều hành IOS của Google. Các ứng dụng gốc này sẽ được sử dụng sơ bộ cho các thiết bị và hệ điều hành của nó.
Các công cụ triển khai Native App
Như vậy, có thể dễ dàng thấy được rằng native app là một ứng dụng gốc chạy trên các thiết bị di động cụ thể mang lại cho người sử dụng khá nhiều những lợi ích và tính năng đặc biệt. Tuy vẫn còn tồn tại một số những hạn chế nhưng điều đó là không thực sự đáng kể.
Hy vọng, qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn Native App là gì cũng như những ưu, nhược điểm và các công cụ triển khai Native App để có lựa chọn tốt nhất trước khi lập kế hoạch thiết kế app cho mình.
Bạn có nhu cầu thiết kế app, làm lại app, tích hợp tính năng app, hoặc cần tư vấn về giải pháp app marketing... Hãy liên hệ ngay Bizfly App theo hotline 1900 63 64 65 để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.
Đặc biệt, Bizfly App tặng ngay gói tối ưu ASO cho khách hàng đăng ký thành công dịch vụ mobile app qua website, giúp tăng khả năng hiển thị và cài đặt ứng dụng trên App Store, gia tăng chuyển đổi cho doanh nghiệp.
Chi tiết tham khảo tại: https://bizfly.vn/giai-phap/dich-vu-thiet-ke-app-mobile.html
|