Lập trình đa nền tảng là điều mà nhiều khách hàng doanh nghiệp hiện nay rất quan tâm, và thường đặt câu hỏi khi cần tư vấn về dịch vụ thiết kế app của Bizfly. Vậy lập trình đa nền tảng là gì? Và những công cụ nào phát triển ứng dụng đa nền tảng? Hãy cùng Bizfly tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Lập trình đa nền tảng là việc viết code để tạo ra các phần mềm, ứng dụng, hoặc chương trình hoạt động trên nhiều hệ điều hành hoặc nền tảng khác nhau, ví dụ như Windows, MacOS, iOS, Android,... Nói cách khác, ứng dụng hoặc phần mềm đó được viết một lần và có thể chạy trên nhiều hệ điều hành mà không cần thay đổi mã nguồn.
Lập trình đa nền tảng là phương pháp giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí khi phát hành một ứng dụng. Theo đó, nhà phát triển sẽ dễ dàng đẩy nhanh tiến độ tạo ra một phần mềm hoặc ứng dụng mới khi xây dựng chúng dựa trên lập trình đa nền tảng. Họ sẽ tái sử dụng tài nguyên trước đó và khắc phục lỗi sai để tạo ra một phiên bản mới chất lượng hơn.
Lập trình đa nền tảng là gì?
Không chỉ được áp dụng trên phạm vi thế giới mà các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu ứng dụng lập trình đa nền tảng vào hệ thống của mình. Sau đây là những ưu điểm nổi bật của lập trình đa nền tảng:
Lập trình đa nền tảng giúp tối ưu thời gian, chi phí và khả năng đồng bộ hóa
Bên cạnh đó, lập trình đa nền tảng vẫn còn một số nhược điểm gồm có:
Dưới đây là 8 Framework lập trình đa nền tảng phổ biến nhất mà các nhà phát triển ứng dụng tin dùng.
Xamarin là một công nghệ cho phép xây dựng các ứng dụng đa nền tảng trên mobile. Dựa trên ngôn ngữ lập trình C#, các nhà phát triển có thể sử dụng Xamarin để hỗ trợ coder viết chương trình trên mọi nền tảng di động khác nhau như IOS hoặc Android trên cùng một code project.
Xamarin có khả năng chuyển đổi từ SDI sang C# trên nền tảng mobile giúp lập trình viên tiết kiệm thời gian
Được áp dụng cho các hệ điều hành iOS, Android, Windows Phone, BlackBerry, webOS, Bada, Symbian cùng lúc. Biên dịch qua icloud giúp nhà phát hành nâng cấp hơn về HTML, CSS và JavaScript.
Đây là một Framework do chính Facebook phát hành và triển khai nhằm tối ưu hiệu năng của Hybrid và giảm thiểu chi phí dịch ngôn ngữ quốc gia khác nhau cho từng nền tảng mobile.
Flutter là một SDK phát triển ứng dụng di động mã nguồn mở được tạo ra bởi Google. Flutter thường được sử dụng để phát triển ứng ứng dụng cho Android và iOS, giúp người dùng có những trải nghiệm tốt hơn trên hệ điều hành này.
Xem thêm bài viết: Flutter là gì? Vì sao nên sử dụng Flutter để lập trình app mobile?
Lập trình đa nền tảng này giúp khách hàng có quyền sử dụng hai khung giao diện là React và Angular. Đây là công cụ nhằm giúp thiết kế giao diện, ứng dụng bắt mắt và thân thiện với khách hàng hơn.
Là sự kết hợp hoàn hảo giữa JavaScript, HTML5 và CSS giúp ứng dụng chạy trên nhiều Platform khác nhau. Từ đó doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận khách hàng tiềm năng.
Nativescript là một Framework miễn phí giúp các nhà phát triển linh hoạt tùy chỉnh giao diện phù hợp với từng nền tảng người tiêu dùng.
Appcelerator Titanium cung cấp nhiều công cụ giúp các lập trình viên dễ dàng thiết kế giao diện trên các hệ điều hành mobile như iOS, Android và Windows. Sử dụng ứng dụng này giúp tiết kiệm được thời gian và chi phí hơn rất nhiều.
Qua bài viết trên, Bizfly đã giúp bạn hiểu hơn về lập trình đa nền tảng là gì và giới thiệu đến bạn một số công cụ phát triển ứng dụng đa nền tảng phổ biến. Hy vọng doanh nghiệp sẽ có những định hướng phù hợp hơn trong việc vận hành và sử dụng lập trình đa nền tảng cho các ứng dụng của mình trong tương lai..