TOP 9 cách đặt tên thương hiệu hay, độc đáo và dễ nhớ

Nhật Lệ 10/04/2024

Đặt tên thương hiệu là một trong những khâu đầu tiên khi doanh nghiệp bắt đầu kinh doanh ở bất kỳ lĩnh vực nào. Một cái tên hay, hội tụ đủ các yếu tố thu hút vừa giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí, vừa mang lại hiệu quả nhận diện cho doanh nghiệp. Trong bài viết dưới đây, Bizfly sẽ chia sẻ cho bạn những ý tưởng đặt tên thương hiệu hay và ý nghĩa.

Thế nào là một tên thương hiệu hay?

Tên thương hiệu đóng vai trò như một bộ nhận diện thương hiệu. Sở hữu một cái tên hay, thương hiệu sẽ tạo được ấn tượng với khách hàng. Bên cạnh đó, đây cũng là đặc điểm để phân biệt giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành, lĩnh vực.

ten thuong hieu hay
Thế nào là một tên thương hiệu hay?

Vậy thế nào là một tên thương hiệu hay? Trên thực tế, không có một công thức chính xác nào để tạo ra một tên thương hiệu tốt. Tuy nhiên, các chuyên gia của chúng tôi đã chắt lọc và tìm ra một vài đặc điểm mà một tên thương hiệu hay sở hữu:

  • Tên độc đáo, không dễ nhầm lẫn với những cái tên khác sẽ tạo ra được vị thế, chỗ đứng cho doanh nghiệp trên thị trường và trong tâm trí khách hàng.
  • Tên dễ nhớ, dễ hiểu để doanh nghiệp ghi dấu ấn với khách hàng, ngoài ra còn hỗ trợ cho hoạt động tiếp thị truyền miệng.
  • Mang tính cập nhật, có thể phát triển cùng doanh nghiệp và duy trì mức độ liên quan lâu dài trong tương lai.
  • Truyền đạt được bản chất thương hiệu, khơi gợi hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng và những kết nối cảm xúc tích cực.

Xây dựng tên thương hiệu của bạn chỉ với 6 bước đơn giản

Xác định giá trị thương hiệu 

Một trong những công việc được ưu tiên hàng đầu trong xây dựng thương hiệu đó là xác định giá trị. Để tìm ra  tên thương hiệu phù hợp bạn có thể trả lời những câu hỏi sau:

  • Bản sắc thương hiệu của bạn là gì?
  • Mục đích xây dựng thương hiệu này?
  • Tầm nhìn tương lai của thương hiệu sẽ ra sao?
  • Sứ mệnh thương hiệu mang lại điều gì cho khách hàng?
  • Giá trị cốt lõi của thương hiệu ra sao, bạn tôn trọng và bảo vệ những giá trị nào?

Phân tích và nghiên cứu thị trường

Hãy thử trả lời các câu hỏi sau để bước đầu phân tích thị trường: Quy mô ngành hàng như thế nào? Tốc độ phát triển ra sao? Những cái tên nào đang tạo ra tiếng vang trên thị trường?... Sau khi trả lời các câu hỏi, doanh nghiệp có thể vạch ra chiến lược lên ý tưởng và lựa chọn tên thương hiệu phù hợp.

Về khách hàng, hãy thực hiện phân đoạn, đánh giá và lựa chọn đối tượng mục tiêu. Từ đó, phác họa nên chân dung khách hàng, xác định những nhu cầu và mong muốn về tên thương hiệu mà doanh nghiệp cần đáp ứng. Hãy luôn đảm bảo thương hiệu của bạn nói cùng một ngôn ngữ với khách hàng mục tiêu.

Cuối cùng, đừng quên phân tích và nghiên cứu đối thủ cạnh tranh. Xác định đối thủ trực tiếp, tiềm ẩn hay những chiến lược mà đối thủ đang áp dụng để quảng bá thương hiệu là những điều mà bạn phải làm. Dựa vào đó, việc xây dựng một cái tên nổi bật giữa vô vàn đối thủ cạnh tranh sẽ trở nên dễ dàng hơn.

ten thuong hieu hay
Phân tích và nghiên cứu thị trường như thế nào?

Phát triển ý tưởng sơ bộ

Đây là cơ hội để bạn sáng tạo và vạch ra tất cả những ý tưởng mà bạn nghĩ đến. Hãy dành cho công việc này nhiều thời gian, ghi lại mọi thứ xuất hiện trong đầu chẳng hạn như tên thương hiệu và tiếp thị, đừng bỏ qua những cái tên nghe có vẻ “kỳ quặc” vì mục đích là để ghi lại càng nhiều cái tên, ý tưởng càng tốt. Bạn có thể sử dụng các công cụ tạo tên, từ điển đồng nghĩa, từ điển ngoại ngữ,... để lấy cảm hứng.

Kiểm tra, sàng lọc và đánh giá

Sau khi có được một danh sách sơ bộ tên các thương hiệu, hãy tiến hành kiểm tra để lọc ra những cái tên phù hợp với tính cách và định hướng thương hiệu của bạn.

Thứ nhất, hãy xem xét liệu những cái tên ấy có đáp ứng các tiêu chí của một thương hiệu tốt được mô tả bên trên hay không, có thể gạch bỏ bất kỳ tên nào không phù hợp. 

Thứ hai, những cái tên hay cần phù hợp với nhu cầu, thị hiếu và mong đợi của khách hàng về tên thương hiệu. Phân tích và nghiên cứu thị trường chính là cơ sở để bạn so sánh và lựa chọn.

Thứ ba, có thể cân nhắc việc trình bày những cái tên và nhận lại phản hồi từ:

  • Các chuyên gia, cố vấn đáng tin cậy trong lĩnh vực của bạn.
  • Bạn bè, người thân, các mối quan hệ xung quanh,... để có được quan điểm, góc nhìn của người tiêu dùng.

Dựa vào những tiêu chí sàng lọc trên, hãy thu hẹp danh sách và chỉ nên giữ lại từ 3 -5 cái tên tốt nhất.

ten thuong hieu hay
Thử nghiệm nhằm đánh giá hiệu quả các phương án


Triển khai 

Sau quá trình sàng lọc, cần cân nhắc kỹ lưỡng để lựa chọn công cụ, cách thức quảng cáo và tên thương hiệu cụ thể cho doanh nghiệp. Nhằm tăng độ nhận diện thương hiệu, duy trì và phát triển thương hiệu trên thị trường, đòi hỏi doanh nghiệp cũng cần xây dựng những phương án và chiến thuật lâu dài.

9 cách đặt tên thương hiệu hay và độc đáo

Để tạo ra được một cái tên độc đáo, khác biệt và dễ dàng ghi dấu ấn trong tâm trí khách hàng, các doanh nghiệp cần có các chiến lược đặt tên thương hiệu cho riêng mình. Dưới đây là một số cách chọn tên thương hiệu mà doanh nghiệp có thể tham khảo:

Dùng tên cá nhân để đặt tên thương hiệu

Dùng tên, họ hoặc biệt danh để đặt tên thương hiệu thể hiện tính cá nhân hoá và tạo cảm giác tin cậy hơn. 

Tuy nhiên, đặt tên theo cách này có thể khiến thương hiệu dễ bị lu mờ trong tâm trí người tiêu dùng. Do đó, hãy đảm bảo tên của bạn phải có nét đặc biệt hoặc được biến tấu để trở nên độc đáo và dễ tiếp cận với khách hàng.

Đặt tên thương hiệu theo các từ gợi nhắc 

Hiện nay, từ gợi nhắc được sử dụng rất phổ biến trong việc đặt tên thương hiệu. Một thương hiệu có thể được nhớ đến và in sâu vào tâm trí khách hàng nhờ có những từ gợi nhắc, dưới đây là một số ví dụ:

  • Từ gợi nhắc gắn với loài vật: Phomai Con bò cười, cháo Gấu Đỏ,...
  • Từ gọi nhắc gắn với thời gian: Thời trang Friday, Mondays Mart,...
  • Từ gợi nhắc gắn với loài hoa: Thời trang Rosy, Tulip,...

Dùng tính từ để đặt tên thương hiệu

Sử dụng tính từ để đặt tên thương hiệu thường gợi lên định hướng và mong muốn của doanh nghiệp trong tương lai, vì thế, những cái tên như Lộc Phát hay Thịnh Vượng có vẻ không còn quá xa lạ trên thị trường hiện nay.

Một vài minh chứng những thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam đã áp dụng cách đặt tên này: Hoà Phát, Tiền Phong, Tiên Phong,...

ten thuong hieu hay
Những tập đoàn hàng đầu sử dụng tính từ để đặt tên thương hiệu

Đặt tên thương hiệu theo tên địa danh

Gắn thương hiệu với một địa danh cụ thể cũng là một trong những cách đặt tên thương hiệu phổ biến tại Việt Nam. Những cái tên này có thể thể hiện đặc điểm vùng miền của sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, vừa có thể là đề cập đến vị trí của doanh nghiệp.

Gốm Bát Tràng, kẹo dừa Bến Tre hay Lụa Hà Đông,... là những ví dụ điển hình cho việc đặt tên thương hiệu theo địa danh. Đây có thể coi là bí quyết chọn tên thương hiệu thành công mang đậm nét truyền thống mà không sợ lỗi thời.

Đặt tên thương hiệu gợi sự liên tưởng

Khi nhắc đến tên thương hiệu, những sản phẩm/dịch vụ của bạn phải được hình dung, khắc họa ngay trong tâm trí khách hàng, điều đó có nghĩa là doanh nghiệp đã tạo được sự liên tưởng thông qua tên thương hiệu.

Doanh nghiệp cần hiểu rõ những đặc điểm và lợi ích mà mình cung cấp cho khách hàng, từ đó lựa chọn những cái tên gợi sự liên tưởng phù hợp. Ví dụ, những doanh nghiệp kinh doanh quạt có thể đặt tên thương hiệu là Windy, kinh doanh giày có thể đặt là Shoes,...

Đặt tên thương hiệu tạo cảm giác tò mò 

Đánh vào sự tò mò là một cách thức thông minh để thu hút sự chú ý và gây ấn tượng với khách hàng. Hãy thử tạo ra một cái tên mang ý nghĩa sâu xa hay đơn giản là sự ghép lại của nhiều từ tạo cảm giác khó hiểu, khiến người đọc phải tìm kiếm, bóc tách và bất ngờ vì sự độc lạ đó. 

Ví dụ: Bami Sot là tên của một thương hiệu bánh mì, Bami là cụm từ được trích ra từ “Bánh mì” và kết hợp với từ “Sốt” để thể hiện đây là thương hiệu đầu tiên đưa các loại nước sốt ở các nhà hàng cao cấp như sốt bò, sốt gà nấm vào nhân bánh mì. 

Dùng tên viết tắt cho thương hiệu

Tên viết tắt của thương hiệu đa phần bắt nguồn từ việc ghép lại những chữ cái đầu của tên. Ví dụ như: SCB (Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn), TPBank (Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong),...

Ngoài ra, viết tắt một từ, cụm từ có nghĩa để đặt tên thương hiệu cũng là một cách thức rất quen thuộc với một vài thương hiệu điển hình như Vingroup, Vinaphone,... Trong đó, chữ Vin hay Vina đều là viết tắt của Việt Nam.

ten thuong hieu hay
Tên thương hiệu trở nên ngắn gọn, dễ nhớ

Đặt tên thương hiệu bằng tiếng nước ngoài

Thông thường, tên thương hiệu bằng tiếng nước ngoài luôn tạo cảm giác rất chuyên nghiệp hoặc gợi lên sự cao cấp cho sản phẩm/dịch vụ. Chính vì điều này, những cái tên nước ngoài dần được ưa chuộng ngay cả khi thương hiệu đó của người Việt.

Một số thương hiệu tên nước ngoài có thể kể đến như: Aristino, Friday, Elise,...

Tuy nhiên, trước khi bạn quyết định sử dụng một thuật ngữ nước ngoài, hãy kiểm tra và chắc chắn rằng cái tên đó không mang một ý nghĩa bất ngờ nào khác và đặc biệt phải phù hợp với những giá trị mà doanh nghiệp hướng đến.

Tên thương hiệu là sự kết hợp của các phiên âm

Sử dụng phiên âm để đặt tên thương hiệu là một cách thức rất thông minh và mới mẻ. Các phiên âm chủ yếu là những âm thanh quen thuộc hằng ngày, phần nào làm thương hiệu trở nên gần gũi và dễ nhớ hơn.

TikTok, Cốc Cốc hay Cuckoo là những thương hiệu không còn xa lạ hiện nay đang theo đuổi cách đặt tên độc đáo này. 

Kết luận

Hy vọng với 9 cách tạo ra tên thương hiệu độc đáo mà Bizfly giới thiệu ở trên, bạn sẽ xây dựng được một cái tên ấn tượng nhất cho doanh nghiệp của mình. Đừng quên chia sẻ và theo dõi những bài viết tiếp theo của Bizfly nhé! 

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly