Nắm rõ các thuật ngữ thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp giao tiếp hiệu quả, truyền đạt thông điệp rõ ràng, tránh hiểu lầm trong quá trình thảo luận, lập kế hoạch. Việc sử dụng các thuật ngữ thương hiệu còn giúp doanh nghiệp tạo dựng hình ảnh chuyên nghiệp, uy tín và nâng cao niềm tin đối với khách hàng, đối tác của mình.
Thương hiệu (Brand) là tập hợp những biểu tượng, hình ảnh, đặc tính giá trị của sản phẩm, những gì thương hiệu thể hiện,..Nó có thể là những thứ hữu hình như sản phẩm, hình ảnh,.. hay những thứ vô hình như giá trị mà thương hiệu đem đến cho khách hàng,..
Ví dụ, khi nhắc đến thương hiệu Apple, người ta thường nghĩ đến những sản phẩm công nghệ cao cấp, thiết kế đẹp mắt và hệ sinh thái độc đáo.
Nếu như “Brand” có nghĩa là thương hiệu thì “ Branding” có nghĩa là xây dựng thương hiệu. Không ít người nhầm lẫn rằng “Branding” là thiết kế logo cho sản phẩm. Trên thực tế, xây dựng thương hiệu là cả một quá trình toàn diện nhằm tạo dựng và quản lý hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Nói một cách đơn giản, branding giúp xác định "bạn là ai" và "bạn khác biệt như thế nào" trên thị trường.
Hình mẫu thương hiệu(Brand Archetype) dùng để mô tả những hình mẫu mang tính biểu tượng, đại diện cho những giá trị, tính cách và đặc điểm cốt lõi của thương hiệu. Thuật ngữ thương hiệu này được xây dựng dựa trên lý thuyết của nhà tâm lý học người Thụy Sĩ Carl Jung. Theo đó, các thương hiệu phân loại theo 12 hình mẫu:
Nổi bật trong việc sử dụng hình mẫu thương hiệu, thương hiệu Nike đã sử dụng hình mẫu The Hero (Kẻ hùng) để truyền tải thông điệp về tinh thần thể thao, sự can đảm và chiến thắng.
Nhận dạng thương hiệu qua những từ vựng thương hiệu, hình mẫu này giúp doanh nghiệp định vị thương hiệu rõ ràng, xây dựng câu chuyện thương hiệu thu hút, qua đó kết nối gần hơn với khách hàng.
Xem thêm: Hình mẫu thương hiệu là gì? 12 hình mẫu thương hiệu độc đáo bạn nên biết
Thuật ngữ thương hiệu này được hiểu là trải nghiệm của khách hàng tới sản phẩm, dịch vụ của thương nghiệp. Để nâng cao trải nghiệm dịch vụ, làm vừa lòng khách hàng, doanh nghiệp cần tập trung nhiều yếu tố như: Hình ảnh, dịch vụ, bao bì sản phẩm, chăm sóc khách hàng,...
Ví dụ, Disney- ông lớn ngành giải trí đã tạo dựng trải nghiệm thương hiệu bằng cách cung cấp những khu vui chơi huyền ảo, vui nhộn và đầy cảm xúc cho khách hàng ở mọi lứa tuổi.
Chiến lược mở rộng thương hiệu (Brand Extension) là việc sử dụng tên thương hiệu hiện có cho một sản phẩm hoặc dịch vụ mới. Chiến lược này giúp doanh nghiệp tận dụng lợi thế khách hàng, giá trị thương hiệu của thương hiệu cũ để tiếp cận thị trường mới hoặc giới thiệu sản phẩm mới cho khách hàng hiện tại.
Tại sao thuật ngữ thương hiệu quan trọng là câu nhiều người thắc mắc và bên cạnh đó sự nhận diện thương hiệu đóng vai trò như thế nào cũng cần doanh nghiệp nắm được. Đây là tập hợp các yếu tố trực quan giúp khách hàng nhận biết và phân biệt thương hiệu của bạn với các đối thủ cạnh tranh. Nhận diện thương hiệu bao gồm nhận diện hình ảnh và giá trị cốt lõi của sản phẩm. Ví dụ, khi nhắc đến Apple, người ta thường nghĩ ngay đến logo quả táo cắn dở và những sản phẩm công nghệ cao cấp của thương hiệu này.
Bộ nhận diện thương hiệu (Visual Identity) là tập hợp các yếu tố trực quan giúp khách hàng nhận biết và phân biệt thương hiệu của bạn với các đối thủ cạnh tranh. Bộ nhận diện thương hiệu (Visual Identity) bao gồm:
Thuật ngữ thương hiệu Brand Strategy – Chiến lược thương hiệu là kế hoạch tổng thể, giúp doanh nghiệp đạt những mục tiêu, kế hoạch đề ra. Để xây dựng chiến lược thương hiệu, các doanh nghiệp phải trả lời các câu hỏi:
Cách sử dụng thuật ngữ thương hiệu phù hợp đó là sử dụng lời hứa thương hiệu. Đây là những giá trị hữu hình và vô hình về giá trị, trải nghiệm và lợi ích mà khách hàng có thể có được khi sử dụng sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu. Chẳng hạn như khi bắt gặp hình ảnh logo quả táo cắn dở của Apple, khách hàng sẽ có những ấn tượng và niềm tin rằng bản thân sẽ sở hữu một sản phẩm thông minh, chất lượng. Hay Dove với chiến dịch:”Dove giúp phụ nữ tự tin vào vẻ đẹp của bản thân” đã khiến khách hàng có niềm tin rằng việc sở hữu sản phẩm của Dove sẽ giúp họ đẹp hơn mỗi ngày và ngay lập tức sẽ mua sản phẩm của thương hiệu này.
Nền tảng thương hiệu là tập hợp những yếu tố cốt lõi giúp định hình và định hướng hoạt động của thương hiệu. Nền tảng thương hiệu giúp phát triển thương hiệu bền vững, tạo giá trị tích cực, lâu dài để đưa thương hiệu đạt được thành công to lớn. Thông qua sự phối hợp hài hòa cùng với linh hồn thương hiệu- Brand DNA và dữ liệu xây dựng thương hiệu- Brand Guidelines để xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu bền vững.
Vì cùng liên quan đến tính nhất quán và bền vững trong việc xây dựng và triển khai chiến lược nên thuật ngữ thương hiệu Brand Management – Quản trị thương hiệu và Brand Platform – Nền tảng thương hiệu rất dễ nhầm lẫn với nhau. Brand management là một quá trình phân tích nhằm xây dựng, duy trì và phát triển thương hiệu. Một nhà quản trị thương hiệu có nhiệm vụ quản lý tất cả các yếu tố vô hình cũng như hữu hình để làm tăng giá trị thương hiệu, từ đó nâng cao lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu.
Nhận biết thương hiệu hay là tên gọi thương hiệu, là khả năng của khách hàng nhận ra và ghi nhớ một thương hiệu dựa trên các yếu tố như logo thương hiệu, biểu tượng thương hiệu, tên thương hiệu, slogan thương hiệu, bao bì sản phẩm. Nhận biết thương hiệu là một yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp thành công trên thị trường, nhờ khả năng nhận biết thương hiệu, khách hàng có thể phân biệt thương hiệu của bạn với thương hiệu của đối thủ, từ đó thu hút khách hàng mua sản phẩm của bạn.
Trong ngành hàng thể thao, chúng ta có ngay 2 ví dụ điển hình. Nike là một trong những thương hiệu nổi tiếng nhất thế giới với mức độ nhận biết thương hiệu cao. Nhắc đến Nike, người ta nghĩ ngay đến: Logo "Swoosh" và slogan "Just Do It". Song song với Nike, Adidas là một trong những thương hiệu thể thao hàng đầu thế giới, cạnh tranh trực tiếp với Nike. Nhắc đến Adidas, người ta thường nghĩ đến Logo ba sọc và slogan "Impossible is Nothing"
Lòng trung thành thương hiệu là sự gắn bó và tin tưởng của khách hàng đối với một thương hiệu cụ thể. Khách hàng trung thành thường xuyên mua sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu đó, bất kể các đối thủ cạnh tranh có đưa ra những lời chào mời hấp dẫn.
Để thực hiện được điều này, doanh nghiệp cần tạo dựng lòng tin cho khách hàng về chất lượng sản phẩm cũng như trải nghiệm mua hàng mà doanh nghiệp đem lại cho khách hàng.
Tài sản thương hiệu là giá trị gia tăng mà thương hiệu mang lại cho sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Nó được thể hiện qua sự nhận thức, cảm nhận và lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu.
Brand Pillars là những giá trị cốt lõi tạo nên bản sắc riêng biệt của thương hiệu, giúp phân biệt thương hiệu với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Brand Pillars đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng chiến lược phát triển, xây dựng hình ảnh và củng cố vị thế thương hiệu trong tâm trí khách hàng.
Đặc tính thương hiệu (Brand Attributes) là những đặc điểm, phẩm chất và giá trị cốt lõi mà một thương hiệu sở hữu, giúp tạo nên bản sắc riêng biệt, độc đáo của thương hiệu với đối thủ cạnh tranh.
Thuật ngữ thương hiệu này có phần tương đồng với thuật ngữ Brand Pillars nhưng thuật ngữ Brand Attributes lại mang tính độc bản hơn, thuật ngữ này có thể hiểu là việc tạo dấu ấn rõ ràng, khiến khách hàng cũng như công chúng không thể lộn lẫn giữa một thương hiệu này hay một thương hiệu khác. Điều khác biệt này chủ yếu được tạo thành từ những yếu tố:
Brand Essence hay còn gọi là Triết lý vận hành thương hiệu, là linh hồn, kim chỉ nam cho mọi hoạt động và định hướng phát triển của thương hiệu. Nó thể hiện những giá trị cốt lõi, niềm tin, sứ mệnh và tầm nhìn mà thương hiệu muốn truyền tải đến khách hàng.
Mỗi doanh nghiệp đều có cho mình một Brand Essence – Triết lý vận hành thương hiệu riêng. Hãng nước ngọt Coca-cola có triết lý vận hành thương hiệu là “ Open Happiness” với thông điệp mang lại niềm vui, sự kết nối và tinh thần lạc quan.
Cấu trúc thương hiệu là thuật ngữ thương hiệu chỉ cách thức tổ chức và sắp xếp các thương hiệu con, sản phẩm và dịch vụ dưới một thương hiệu mẹ. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc định vị thương hiệu, tạo dựng chiến lược marketing hiệu quả và quản lý danh mục đầu tư thương hiệu. Thông thường có 3 loại cấu trúc thương hiệu chính:
Hình ảnh thương hiệu (Brand Image) là ấn tượng, nhận thức và liên tưởng của khách hàng về một thương hiệu. Nó được hình thành thông qua sự tương tác và trải nghiệm của khách hàng với thương hiệu, bao gồm:
Thuật ngữ thương hiệu quyền sử dụng thương hiệu (Brand Licensing) được hiểu là một thỏa thuận hợp đồng cho phép một bên thứ ba (được cấp phép) sử dụng tài sản trí tuệ của thương hiệu (như logo, tên thương hiệu, nhân vật) để sản xuất, phân phối hoặc bán sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.
Tính cách thương hiệu là những đặc điểm, phẩm chất và giá trị mà một thương hiệu muốn thể hiện để kết nối với khách hàng. Một thương hiệu có tính cách riêng, thể hiện rõ ràng qua bao bì, chất lượng và giá trị mà sản phẩm mang lại sẽ là yếu tố quan trọng giúp thương hiệu tạo dựng sự khác biệt và thu hút khách hàng mục tiêu.
Để thích ứng với thị trường phức tạp thì các doanh nghiệp đã lựa chọn phương pháp Repositioning. Tái định vị thương hiệu là chiến lược thay đổi vị trí thương hiệu trong tâm trí khách hàng để phù hợp với thị trường mới, xu hướng mới hoặc để đáp ứng nhu cầu thay đổi của khách hàng.
Như tập đoàn Viettel, trước đây là nhà mạng di động cung cấp dịch vụ viễn thông giá rẻ. sau quá trình tái định vị thương hiệu, Viettel chuyển mình thành nhà mạng viễn thông hàng đầu Việt Nam với các dịch vụ đa dạng và chất lượng cao
Đại sứ thương hiệu là cá nhân được lựa chọn để đại diện cho một thương hiệu hoặc sản phẩm cụ thể. Họ sẽ thực hiện nhiệm vụ giới thiệu và quảng bá sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu đến với khách hàng. Một đại diện thương hiệu có tầm ảnh hưởng như hoa hậu, ca sĩ, diễn viên sẽ làm cho mức độ nhận diện nâng cao, qua đó thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.
Ví dụ điển hình như: Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên trở thành Đại sứ Thương hiệu kem MAGNUM Việt Nam. Từ đó thu hút nhiều người tiêu dùng lựa chọn sử dụng dòng kem này.
Bản đồ thương hiệu (Brand Map) là một dạng biểu đồ cung cấp cái nhìn bao quát về sản phẩm, dịch vụ giá cả, giá trị sản phẩm,..giúp doanh nghiệp xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của thương hiệu, từ đó đưa ra chiến lược phát triển phù hợp..
Giá trị tài sản thương hiệu (Brand Values) là giá trị vô hình của thương hiệu được tạo dựng từ những yếu tố như nhận thức thương hiệu, lòng tin của khách hàng, uy tín thương hiệu, …Brand Values bao gồm:
Kiểm toán thương hiệu là quá trình đánh giá và phân tích toàn diện về tình trạng hiện tại của thương hiệu, bao gồm nhận thức của khách hàng, vị trí cạnh tranh, hiệu quả marketing và tiềm năng phát triển.
Bất kể thương hiệu nào cũng không thể thiếu quá trình này, bởi nó này giúp doanh nghiệp nhận biết được những ưu, nhược điểm của mình, qua đó khắc phục những điểm yếu còn tồn tại và phát triển ưu điểm của thương hiệu.
Tiêu chuẩn thương hiệu (Brand Guidelines) là tài liệu hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng các yếu tố nhận diện thương hiệu, bao gồm logo, màu sắc, kiểu chữ, hình ảnh,... Tiêu chuẩn thương hiệu thông báo cho nhân viên và các cơ quan bên ngoài và nhà cung cấp về mã code mà thương hiệu hoạt động.
Bizfly hy vọng bài viết trên đã giúp bạn nắm rõ 27 thuật ngữ thương hiệu thông dụng và tầm quan trọng của thuật ngữ thương hiệu giúp doanh nghiệp kinh doanh độc đáo, khác biệt và hiệu quả.
Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” – John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại