Định hướng phát triển của một doanh nghiệp sẽ được xác định qua tầm nhìn. Vậy tầm nhìn là gì? Yếu tố này có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Cùng Bizfly tìm hiểu khi bạn muốn xác định tầm nhìn mục tiêu bao quát cho doanh nghiệp của mình.
Tầm nhìn của doanh nghiệp là một tuyên bố về mục tiêu dài hạn và ý định hướng tới tương lai mà doanh nghiệp đặt ra để hướng dẫn và định hình quyết định, hành động của mình. Nó phản ánh giá trị cốt lõi, sứ mệnh, và định hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Tầm nhìn thường được thiết kế để truyền cảm hứng và định hướng cho cả nhân viên và các bên liên quan khác về hướng đi và mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt được.
Tầm nhìn giúp doanh nghiệp xác định rõ ràng về vị trí mà doanh nghiệp muốn đứng trong tương lai. Việc này cũng giống như cách thức mà doanh nghiệp muốn được nhìn nhận bởi khách hàng, đối tác và cộng đồng.
Giải đáp được tầm nhìn là gì sẽ giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của yếu tố này trong sự phát triển của doanh nghiệp. Dưới đây là ý nghĩa vai trò của việc xác định tầm nhìn doanh nghiệp, cụ thể:
Để xác định viết được tầm nhìn của doanh nghiệp bạn có thể triển khai theo các bước cụ thể như sau:
Muốn viết được tầm nhìn chung thì điều đầu tiên bạn phải xác định được điểm mạnh, điểm yếu của công ty mình. Khi biết được doanh nghiệp mình giỏi điều gì nhất sẽ giúp bạn truyền tải nội dung đó một cách chi tiết. Đồng thời còn giúp đưa ra các mục tiêu cụ thể một cách dễ dàng.
Ngoài ra doanh nghiệp cũng phải phân tích những gì khách hàng và nhân viên đang nói gì về mình. Bạn hãy lập ra danh sách và vạch định những lời khen từ phía khách hàng. Điều này giúp bạn hiểu những thế mạnh nào của doanh nghiệp đang hoạt động tốt. Ví dụ: doanh nghiệp thế mạnh về giao tiếp cởi mở, dịch vụ khách hàng tốt, văn hóa kinh doanh tích cực, sản phẩm độc quyền,...
Đồng thời khi xác định tầm nhìn bạn cũng cần liệt kê các lĩnh vực yếu thế mà mình cần cải thiện. Điều này sẽ giúp bạn tìm thấy được sự phù hợp trong phân khúc thị trường kinh doanh của mình. Các cơ hội bên ngoài nên tận dụng, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cũng cần phải xem xét để xác định tầm nhìn doanh nghiệp.
Để xác định được tầm nhìn là gì bạn cũng cần phải xác định mục tiêu cuối cùng mà doanh nghiệp đang muốn hướng đến. Mục tiêu của một doanh nghiệp thường hướng đến niềm tin cốt lõi hay một triết lý kinh doanh nào đó. Thông qua biết được các giá trị của doanh nghiệp sẽ giúp bạn đưa ra các mục tiêu hợp lý có chủ đích.
Định hướng và hình dung được doanh nghiệp ở đâu trong tương lai gần sẽ giúp bạn đưa ra được mục tiêu phát triển cho công ty. Cụ thể bạn phải đưa ra các kế hoạch có thể đo lường được, có thể đạt được, phù hợp với xu thế phát triển tương lai. Bạn có thể sử dụng thông tin thu thập được ở bước 1 để xác định tầm nhìn mục tiêu ngắn hạn và dài hạn.
Sau khi hoàn thành các bước trên, tiếp theo bạn sẽ tuyên bố các tầm nhìn mục tiêu của doanh nghiệp cho các nhân viên, khách hàng được biết. Qua đó sẽ giúp mọi người trong tổ chức doanh nghiệp sẽ tập trung làm việc phát triển vì mục tiêu chung.
Tầm nhìn và sứ mệnh doanh nghiệp là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên cả hai yếu tố này lại có sự liên kết chặt chẽ với nhau, kết nối thống nhất. Bởi vì muốn đạt được tầm nhìn mục tiêu đề ra thì doanh nghiệp phải có một sứ mệnh rõ ràng. Tầm nhìn và sứ mệnh tuy không phải là một nhưng chúng luôn đi cùng nhau để tạo một tổng thể doanh nghiệp phát triển bền vững.
Ví dụ tầm nhìn sứ mệnh của thương hiệu Vinamilk:
Ví dụ tầm nhìn sứ mệnh của thương hiệu vàng bạc PNJ:
Ví dụ tầm nhìn sứ mệnh của thương hiệu Thiên Long:
Khi viết tầm nhìn, doanh nghiệp cần phải chú ý đến một số vấn đề quan trọng như sau:
Bizfly vừa chia sẻ các thông tin chi tiết về tầm nhìn là gì đến bạn đọc. Xây dựng mục tiêu tầm nhìn là cách giúp doanh nghiệp hoạt động đúng hướng phát triển trong tương lai. Hy vọng bài viết hữu ích để bạn biết cách xác định tầm nhìn hoạt động của doanh nghiệp mình.
Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” – John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại