Facebook là trang mạng xã hội phổ biến với lượng người dùng khổng lồ đã mở ra cơ hội kinh doanh cho nhiều doanh nghiệp. Vì vậy, nếu bạn đang kinh doanh trên website thì việc tích hợp Facebook Chat vào website là điều cần thiết, giúp bạn có thể dễ dàng tư vấn cho khách hàng và kịp thời phản hồi lại ý kiến của họ.
Trong bài viết dưới đây, Bizfly sẽ hướng dẫn cách tích hợp facebook chat vào website sao cho hiệu quả. Hãy cùng đọc bài viết và tìm hiểu ngay.
Vì sao nên tích hợp facebook chat vào website?
Hiện nay, có rất nhiều Live chat miễn phí khác nhau được ra đời với mục đích hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tư vấn khách hàng. Nhưng Facebook chat vẫn là công cụ được nhiều người ưa chuộng nhất bởi:
Vì sao nên tích hợp facebook chat vào website?
- Doanh nghiệp có thể tương tác và nhắn tin trực tiếp với khách hàng ngay cả khi họ không để lại số điện thoại hay email.
- Doanh nghiệp có thể nhanh chóng thu thập được những thông tin cơ bản nhất của khách hàng một cách ngay lập tức bao gồm họ tên, giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, sở thích, nơi ở, lĩnh vực hoạt động,...
- Doanh nghiệp dựa theo Tag để tiến hành phân chia và quản lý khách hàng.
- Tích hợp Facebook chat vào website giúp doanh nghiệp có khả năng lọc và phân chia tình trạng của tin nhắn như các tin nhắn chưa đọc, tin nhắn chính, tin nhắn spam, tin nhắn theo dõi,..
- Facebook chat sẽ tự động gửi các tin nhắn thông báo, giới thiệu sản phẩm hay thông tin khuyến mãi cho khách hàng.
- Cách cài đặt và sử dụng Facebook chat dễ dàng, cho phép bạn có khả năng tạo cuộc hẹn và lưu những câu trả lời có sẵn.
Ngoài ra, Facebook chat còn được tích hợp sẵn với công cụ trao đổi với khách hàng Bot Support một cách tự động theo mong muốn của bạn. Nếu công cụ này được tối ưu hợp lý, công việc hàng ngày của bạn sẽ được giảm thiểu đáng kể. Chính vì vậy, lựa chọn Facebook chat chính là một quyết định vô cùng chính xác.
Ưu, nhược điểm khi tích hợp facebook chat vào website
Bạn cũng cần phải hiểu rõ được ưu, nhược điểm của nó để có thể tận dụng điểm mạnh và hạn chế điểm yếu của công cụ này.
Ưu điểm
Ưu, nhược điểm khi tích hợp facebook chat vào website
- Giao diện bắt mắt: Giao diện của Facebook chat là giao diện phẳng với màu nền sáng sủa, cửa sổ chat hiện đại với thiết kế bo tròn đổ bóng mang lại cảm giác sang trọng, tinh tế.
- Giữ liên lạc với khách hàng: Nếu bạn không thể trả lời tin nhắn của khách hàng một cách ngay lập tức thì bạn vẫn có thể vào trang quản lý tin nhắn ngay trên trang của bạn để trả lời sau. Đây là ưu điểm chỉ có duy nhất trên Facebook chat mà không một công cụ nào có thể làm được.
- Màu sắc tuỳ biến: Bạn có thể tùy chỉnh màu sắc của bong bóng chat hoặc nút một cách dễ dàng theo ý muốn của mình.
- Chuyển qua ứng dụng trên điện thoại một cách tự động: Hầu hết người dùng điện thoại đều cài đặt ứng dụng Messenger. Và Facebook chat trên website sẽ ngay lập tức chuyển qua Messenger khi khách hàng mở Facebook chat.
- Kết hợp chatbot: Chatbot được kết hợp với Facebook chat giúp bạn có thể trả lời tin nhắn khách hàng tự động và tạo menu ngay trên cửa sổ chat. Bên cạnh đó, chatbot còn có thể kết nối API với hệ thống vận chuyển, ngân hàng hay kho bãi giúp thông báo tình hình đơn hàng và thanh toán cho khách hàng một cách tự động.
- Tạo phễu remarketing: Các khách hàng từng nhắn tin về website đều sẽ trở thành một tệp khách hàng tiềm năng để bạn thực hiện remarketing cho các chương trình hay gửi các tin nhắn hàng loạt trên fanpage.
- Thu thập thông tin khách hàng: Khi nhắn tin với khách hàng, bạn có thể thu thập được một số thông tin cơ bản liên quan như họ tên, giới tính, sở thích, độ tuổi, nơi ở,.. để bạn hiểu hơn về tầng lớp của họ.
- Tạo cuộc hẹn: Sử dụng Facebook chat giúp tăng tính chuyên nghiệp cho doanh nghiệp trong việc sắp xếp lịch hẹn đồng thời nhắc nhở khách hàng khi cuộc hẹn sắp bắt đầu.
- Bán hàng trực tiếp: Khi Facebook chat được tích hợp vào website sẽ kết hợp với chatbot, API và các nhân viên tư vấn đề thực hiện công việc bán hàng trực tuyến ngay trên website.
- Quản lý khách hàng: Bạn có thể dễ dàng quản lý và chăm sóc khách hàng của mình bằng việc gắn nhãn cho họ.
- Ghi chú thông tin: Facebook chat cho phép bạn có khả năng thêm các ghi chú vào thông tin của khách hàng để tạo được sự thuận lợi trong việc ghi nhớ thông tin đó.
- Phân chia khách hàng cho nhân viên: Nếu doanh nghiệp của bạn có nhiều nhân viên tư vấn, chăm sóc khách hàng thì bạn có thể dùng Facebook chat để tiến hành phân chia khách hàng cho từng thành viên tư vấn.
Nhược điểm
- Tương tự như các live chat khác, Facebook chat khi được tích hợp vào website sẽ khiến cho trang web tải chậm hơn một chút.
- Không có khả năng thu thập email hay số điện thoại của khách hàng.
- Khả năng tùy biến giao diện của công cụ Facebook Chat còn kém và chưa được cải thiện.
Hướng dẫn cách tích hợp facebook chat vào website
Để có thể thực hiện được việc tích hợp công cụ facebook chat vào website, bạn cần thực hiện các bước cơ bản mà Bizfly giới thiệu dưới đây.
Tích hợp facebook chat vào website
- Bước 1: Truy cập vào trang Fanpage của bạn trên Facebook và chọn Cài đặt.
- Bước 2: Chọn mục nhắn tin trong cài đặt -> Di chuyển đến phần “Thêm Messenger vào website" -> Chọn Bắt đầu.
- Bước 3: Nhập tên miền của website -> Click vào Thiết lập -> Tiến hành đặt ngôn ngữ, thêm miền, sao chép mã và dán mã vào trang web.
- Bước 4: Thiết lập lời chào mặc định và hiển thị cho khung chat của Facebook trên trang web tại phần tùy chỉnh Plugin chat.
- Bước 5: Xem trước khung chat với hai chế độ là Mobile và Desktop.
- Bước 6: Sao chép toàn bộ đoạn mã Script và chèn chúng vào cặp thẻ Footer trên giao diện web trong phần cài đặt Chat.
Bài viết mà Bizfly chia sẻ trên đây đã giúp bạn có thể hiểu rõ được lợi ích, ưu, nhược điểm cũng như cách tích hợp Facebook chat vào website. Qua đó, bạn sẽ cảm thấy bài viết này hữu ích mà sẽ tiếp tục ủng hộ Bizfly nhiều hơn nữa trong những bài viết thú vị sắp tới.