Web Portal là gì? 5 loại Web Portal phổ biến cho doanh nghiệp

Nhật Lệ 23/01/2024

Bài viết này sẽ đem đến những thông tin tổng quan về Web Portal và các lợi ích của việc sử dụng web portal trong quản lý thông tin, dịch vụ trực tuyến. Cùng Bizfly tìm hiểu về loại web này ngay dưới đây.

Web Portal là gì?

Web Portal là một trang web đặc biệt được thiết kế để cung cấp một điểm truy cập duy nhất và thuận tiện cho một loạt các thông tin, dịch vụ và ứng dụng trực tuyến. Nó cho phép người dùng truy cập và tương tác với nhiều nguồn thông tin khác nhau từ một nơi duy nhất trên Internet. 

Người dùng có thể truy cập web portal ở bất cứ nơi nào, bất cứ thời điểm nào trên điện thoại, laptop hay máy tính bảng vô cùng thuận tiện. Bởi vậy, web portal được sử dụng rộng rãi trong các tổ chức, doanh nghiệp hay trường học để cung cấp điểm truy cập chung cho nhiều nguồn thông tin và dịch vụ. 

Web Portal là một trang web đặc biệt được thiết kế để cung cấp một điểm truy cập duy nhất

Những tính năng nổi bật của Web Portal

Web Portal có nhiều tính năng nổi bật giúp tạo ra trải nghiệm tập trung và thuận tiện cho người dùng. Dưới đây là một số tính năng nổi trội của Web Portal:

  • Cá nhân hoá

Cho phép người dùng có thể chỉnh sửa và thiết lập lại những thông tin hiển thị, ứng dụng và các nội dung theo sở thích và mong muốn của mình trên web portal.

  • Tích hợp ứng dụng và dịch vụ

Web portal tích hợp nhiều ứng dụng và dịch vụ khác nhau giúp người dùng có thể truy cập và sử dụng các công cụ tìm kiếm, email, tin tức, diễn đàn, ứng dụng thương mại điện tử, lịch, danh bạ và nhiều tính năng khác từ một trang duy nhất.

  • Phân loại nội dung

Khi sử dụng web portal bạn có thể phân loại các nội dung và ứng dụng theo nhiều cách khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của mỗi nhóm người  dùng trong cùng một tổ chức.

  • Truy cập một lần

Thay vì phải điều hướng qua nhiều trang web riêng lẻ, người dùng có thể truy cập và quản lý nhiều nguồn thông tin và chức năng từ một trang duy nhất.

  • Hỗ trợ thiết bị điện tử thông minh

Người dùng có thể sử dụng nhiều hệ điều hành khác nhau, thông qua các trình duyệt web khác nhau để truy cập web portal, ví dụ như: laptop, smartphone, tablet,…

  • Bảo mật và quản lý quyền truy cập

Web portal ngăn chặn các hoạt động truy cập không hợp lệ của tất cả người dùng trên các ứng dụng khác nhau. Điều này đảm bảo rằng thông tin cá nhân và dữ liệu quan trọng của bạn được bảo vệ một cách an toàn và chỉ có những người được ủy quyền mới có thể cùng truy cập. 

Web Portal có nhiều tính năng nổi bật giúp tạo ra trải nghiệm tập trung và thuận tiện cho người dùng

Phân loại Web Portal 

Web Portal được chia thành 5 loại phổ biến đó là: Public Portals, Corporate Desktops, Marketplace Portals, Specialized Portals và Customer Portal. Cùng tìm hiểu chi tiết về 5 loại hình này qua thông tin bên dưới:

Public Portals - Cổng thông tin cộng đồng

Public Portals là loại thường được sử dụng với mục đích là tập hợp tất cả những thông tin từ nhiều nguồn và nhiều ứng dụng lại với nhau đồng thời cũng cho phép cá nhân hoá các trang web tùy theo từng đối tượng sử dụng.

Các trang web cung cấp thông tin và dịch vụ cho cộng đồng người dùng rộng lớn. Chúng thường cung cấp các thông tin như:

- Tin tức mới

- Thời tiết

- Thể thao

- Giải trí, diễn đàn…

Ví dụ, bạn sống tại một thành phố lớn và muốn tìm hiểu về các sự kiện địa phương, thông tin về các dịch vụ công cộng hay các cơ hội làm việc trong khu vực của bạn. Thay vì phải lang thang qua nhiều trang web, tìm hiểu từ nguồn tin khác nhau, thành phố của bạn có thể đã tạo ra một Public Portals để thuận tiện cho người dùng tìm kiếm thông tin. 

Corporate Desktops - Cổng thông tin công ty

Corporate Desktops là các trang web được xây dựng và sử dụng bởi các doanh nghiệp và tổ chức để cung cấp thông tin nội bộ và dịch vụ cho nhân viên và các bên liên quan. Các tính năng phổ biến của Corporate Desktops bao gồm:

- Danh bạ nhân viên

- Lịch làm việc

- Hướng dẫn công việc

- Tin tức và thông báo nội bộ

- Hệ thống quản lý tài liệu và các ứng dụng nội bộ khác.

Ví dụ, bạn là nhân viên mới của một công ty lớn. Khi bạn được đưa vào công ty, bạn sẽ được cấp quyền truy cập vào cổng thông tin của công ty. Lúc này, bạn có thể dễ dàng tìm hiểu các thông tin công ty như: Tài liệu hướng dẫn, chính sách và quy trình, danh bạ nhân viên, hệ thống đặt lịch làm việc một cách thuận tiện. 

Web Portal được chia thành nhiều loại khác nhau

Marketplace Portals - Cổng giao dịch điện tử

Marketplace Portals là các trang web cung cấp nền tảng cho việc mua bán hàng hóa và dịch vụ trực tuyến. Chúng tạo ra một môi trường kết nối giữa người mua và người bán, cho phép họ tìm kiếm, so sánh và thực hiện giao dịch trực tuyến.

Marketplace Portals thường cung cấp các tính năng như danh sách sản phẩm, hình ảnh, mô tả, đánh giá, hệ thống thanh toán và quản lý đơn hàng. 

Ví dụ phổ biến của Marketplace Portals là Shopee, Tiki, Lazada,...

Specialized Portals - Cổng thông tin chuyên biệt

Specialized Portals là các trang web tập trung vào một lĩnh vực hoặc ngành công nghiệp cụ thể. Chúng cung cấp thông tin, dịch vụ và tài nguyên chuyên sâu cho người dùng có quan tâm đến lĩnh vực đó. Specialized Portals thường chứa các bài viết chuyên ngành, tài liệu, công cụ tìm kiếm, diễn đàn chuyên môn và các ứng dụng đặc biệt. 

Ví dụ, bạn là một người yêu thích du lịch và muốn tìm hiểu về các vùng biển đẹp trên toàn thế giới. Thay vì phải tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, bạn có thể truy cập vào một Specialized Portal về du lịch ven biển. Một trang web chuyên biệt sẽ cung cấp chi tiết về các điểm đến, đánh giá từ người dùng, thông tin về thời tiết, các gợi ý về nơi ăn uống và lưu trú và thậm chí cả cách đặt chuyến bay hoặc tour du lịch.

Customer Portal - Cổng thông tin khách hàng

Customer Portal là các trang web dành riêng cho các khách hàng của một doanh nghiệp hoặc tổ chức. Chúng cung cấp các dịch vụ và thông tin cho khách hàng, giúp họ quản lý tài khoản, tra cứu thông tin sản phẩm hoặc dịch vụ, yêu cầu hỗ trợ hoặc thực hiện giao dịch trực tuyến. Customer Portal thường cung cấp tính năng như đăng ký, đăng nhập, quản lý tài khoản, lịch sử giao dịch và hỗ trợ trực tiếp. 

Ví dụ, các ngân hàng thường có Customer Portals cho phép khách hàng truy cập vào tài khoản của họ, thực hiện chuyển khoản, xem lịch sử giao dịch và yêu cầu dịch vụ khác.

Qua bài viết trên của Bizfly, chúng tôi tin rằng bạn và doanh nghiệp đã hiểu Web Portal là gì và nắm được các tính năng cũng như loại hình của Web Portal để đưa ra những lựa chọn và quyết định phù hợp cho mình. 

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly