7 xu hướng phát triển ứng dụng di động (mobile app gamification) 2024

Đỗ Minh Đức 28/05/2024

Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ hiện nay, đâu sẽ là những xu hướng mobile app gamification 2024? Thông qua việc áp dụng Gamification, các doanh nghiệp có thể kỳ vọng vào những tiến bộ đáng kể trong cách tương tác với khách hàng và nhân viên của mình. Trong bài viết sau, Bizfly sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về 7 xu hướng nổi bật trong năm nay.

Tích hợp AI

Ngành công nghiệp AI dự kiến sẽ đạt giá trị lên đến 190 tỷ USD vào năm 2025 và 83% các nhà lãnh đạo công ty đã xác định AI là chiến lược hàng đầu. Những con số biết nói này phần nào cho thấy, việc kết hợp trí tuệ nhân tạo (AI) và gamification đang trở thành xu hướng mobile app gamification 2024 đáng chú ý. 

Một ví dụ điển hình là Procter & Gamble với việc áp dụng AI vào quy trình tuyển dụng. Công ty này sử dụng AI để tạo ra trải nghiệm tuyển dụng tốt hơn cho ứng viên, với các bài kiểm tra được điều chỉnh linh hoạt và dựa trên dữ liệu. Kết quả, nhân viên mới có mức độ thích nghi và hiệu suất làm việc tăng 300%.

Ngoài ra, công cụ AI cung cấp đề xuất dựa trên dữ liệu thời gian thực. Qua đó cũng giúp các tổ chức điều chỉnh chương trình đào tạo hiệu quả hơn. Việc tự động hóa tạo và quản lý tài liệu đào tạo cũng trở nên phổ biến hơn với sự hỗ trợ của AI. Điều này giúp chuyên gia L&D tiết kiệm thời gian và tập trung vào các nhiệm vụ quan trọng hơn.

Việc kết hợp AI và gamification đang trở thành xu hướng mobile app gamification 2024
Việc kết hợp AI và gamification đang trở thành xu hướng mobile app gamification 2024

Ứng dụng chăm sóc sức khỏe

Phát triển ứng dụng di động cũng đang trở thành một phần không thể thiếu của các chương trình thể dục trong tương lai. Một ví dụ phổ biến là ứng dụng Nike Run Club.

Ứng dụng này cho phép người dùng cạnh tranh với nhau thông qua việc chia sẻ dữ liệu thống kê về hoạt động thể dục hàng ngày. Nó mang tạo ra thử thức và phần thưởng để kích thích người dùng duy trì động lực tập luyện.

Tích hợp gamification vào các ứng dụng chăm sóc sức khỏe để thu hút và giữ chân người dùng
Tích hợp gamification vào các ứng dụng chăm sóc sức khỏe để thu hút và giữ chân người dùng

Gamification tham gia vào quá trình bán hàng

Có đến hơn 70% các công ty trong danh sách Forbes Global 2000 đã áp dụng gamification trong hoạt động bán hàng của họ. Gamification không chỉ tạo ra một môi trường làm việc tích cực mà còn giúp tăng cường hạnh phúc và sự hài lòng của nhân viên.

Một cuộc khảo sát đã chỉ ra rằng 88% nhân viên cảm thấy hạnh phúc hơn khi làm việc sau khi áp dụng chiến lược gamification.

Thông qua việc áp dụng các yếu tố như huy hiệu, điểm số và bảng xếp hạng, các tổ chức có thể tạo ra sự cạnh tranh và động viên đội ngũ bán hàng đạt được mục tiêu bán hàng của mình. 

Gamification giúp nâng cao hiệu suất bán hàng
Gamification giúp nâng cao hiệu suất bán hàng

Gamification trong đào tạo nhân viên

Xu hướng phát triển ứng dụng di động 2024 trong đào tạo nhân viên đang trở nên ngày càng phổ biến. Các nhân viên có thể cảm thấy mệt mỏi, thiếu sự hứng thú trong quá trình làm việc.

Tuy nhiên, thông qua việc áp dụng gamification, các tổ chức có thể biến những quy trình này thành trải nghiệm hấp dẫn và thú vị hơn. Một số lợi ích của việc sử dụng gamification trong đào tạo nhân viên bao gồm:

  • Tăng cường sự tham gia: Gamification tạo ra môi trường học tập có tính cạnh tranh và gây hứng thú, kích thích sự tham gia tích cực của nhân viên.
  • Gia tăng sự gắn kết: Việc tạo ra trải nghiệm học tập tương tác và thú vị giúp nhân viên cảm thấy kết nối mạnh mẽ với tổ chức và đồng nghiệp của họ.
  • Nâng cao hiệu suất học tập: Các phần thưởng và thách thức trong gamification thúc đẩy nhân viên để hoàn thành các nhiệm vụ học tập và nắm bắt thông tin một cách hiệu quả hơn. Theo một khảo sát từ Finance Online, 54% nhân viên mới cho rằng họ cảm thấy hiệu suất làm việc cao hơn khi có Gamification trong quá trình đào tạo.

Một ví dụ điển hình là trường hợp của Domino's Pizza , một trong những chuỗi cửa hàng pizza nổi tiếng nhất thế giới. Vào năm 2015, công ty đã ứng dụng quy trình tuyển dụng và nâng cao kỹ năng của mình bằng cách tung ra ứng dụng di động Pizza Hero.

Theo đó, ứng dụng này tích hợp bảng xếp hạng và phần thưởng, từ đó công ty đã tăng doanh số bán hàng lên đến 30% vào năm 2015.

Xu hướng gamification trong đào tạo nhân viên đang trở nên ngày càng phổ biến
Xu hướng gamification trong đào tạo nhân viên đang trở nên ngày càng phổ biến

Kiểm định thông tin, tránh fake new

Trong bối cảnh các tin không chính xác liên tục xuất hiện trên các trang mạng, gamification trở thành một công cụ quan trọng để kiểm định thông tin và ngăn chặn sự lan truyền.

Theo khảo sát của Edelman, chỉ có 35% người tin rằng các nền tảng mạng xã hội là đáng tin cậy. Bên cạnh đó, 65% người tham gia khảo sát coi thông tin sai lệch trong tin tức là một vấn đề lớn (Statista, 2019).

Để giảm thiểu những chỉ số này, nhiều thương hiệu đã áp dụng gamification để cung cấp thông tin chính xác và nâng cao nhận thức về dịch bệnh.

Ví dụ, Snapchat đã hợp tác với WHO để phát triển các ống kính phân tán xã hội nhằm kiểm định thông tin và phóng tránh các hành vi lan truyền tin giả về dịch bệnh. Các ứng dụng AR của USA Today cũng khuyến khích người dùng thực hiện giãn cách xã hội thông qua các trò chơi.

Gamification đã trở thành một công cụ để kiểm định và ngăn chặn sự lan truyền của tin giả
Gamification đã trở thành một công cụ để kiểm định và ngăn chặn sự lan truyền của tin giả

Cá nhân hoá

Các chuyên gia đã phát triển các thiết kế gamification sử dụng các thuật toán thích ứng để tạo ra trải nghiệm tối ưu cho từng cá nhân. Một số nền tảng gamification đã tích hợp sẵn tính năng cá nhân hóa, trong khi các nền tảng khác đang tiếp tục phát triển tính năng này.

Một ví dụ điển hình là hệ thống quản lý học tập được ứng dụng hóa của Growth Engineering, với tính năng lộ trình học tập tùy chỉnh. Điều này cho phép quản trị viên và người quản lý tạo ra các hành trình học tập độc đáo và được cá nhân hóa cho từng nhóm hoặc cá nhân cụ thể.

Nội dung được cung cấp trong một môi trường có thể tùy chỉnh, giúp tăng cường sự hấp dẫn và ý nghĩa của quá trình học tập.

Sử dụng các thuật toán gamification thích ứng để tạo ra trải nghiệm tối ưu cho từng cá nhân
Sử dụng các thuật toán gamification thích ứng để tạo ra trải nghiệm tối ưu cho từng cá nhân

Xem thêm: Cá nhân hóa là gì và tầm quan trọng của cá nhân hóa

Ứng dụng VR vào giáo dục

Theo Financesoline, trò chơi thực tế ảo trong lĩnh vực giáo dục dự kiến đạt doanh thu dự kiến lên đến 24 tỷ USD cho đến năm 2024. VR ngày càng được sử dụng phổ biến trong việc giảng dạy và học tập để tăng cường sự tham gia của sinh viên, tương tác với nội dung học một cách sống động hơn.

Một ví dụ đáng chú ý về học tập dựa trên thực tế ảo là Trải nghiệm Axit hóa Đại dương Stanford (SOAE). SOAE giúp người chơi hiểu về quá trình axit hóa đại dương thông qua trải nghiệm thực tế ảo, cung cấp cái nhìn về cách thức xảy ra và ảnh hưởng của quá trình này . Hiện nay, mô hình này đã được sử dụng rộng rãi trong giáo dục trên toàn thế giới.

Các công nghệ VR không chỉ cung cấp sự tương tác và hấp dẫn cao hơn cho người dùng mà còn mở ra nhiều cơ hội mới cho việc tùy chỉnh trải nghiệm. Với sự phát triển liên tục của AR, VR và MR, các trải nghiệm gamification sẽ trở nên ngày càng chân thực và hấp dẫn.

Thậm chí, các công nghệ này có thể định hình lại cách mà chúng ta tiếp cận việc học tập, đào tạo và mua sắm trong tương lai.

VR đang có sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực giáo dục
VR đang có sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực giáo dục

Bằng cách nắm bắt các xu hướng mobile app gamification 2024, các doanh nghiệp có thể nhanh chóng áp dụng và thích nghi sớm. Từ đó tạo ra những kết quả kinh doanh khả quan và tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp. Nếu còn bất kỳ vấn đề nào còn thắc mắc, liên hệ ngay cho Bizfly để được giải đáp chi tiết nhé! 

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly