Affiliate Marketing là khái niệm không còn quá đỗi xa lạ. Đây là một trong những cách thức phổ biến để các doanh nghiệp đưa sản phẩm, dịch vụ đến gần hơn với khách hàng. Liệu bạn đã nắm rõ được về “ngành công nghiệp triệu đô” này hay chưa? Hãy cùng Bizfly tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing) là quá trình tạo ra thu nhập thông qua tiếp thị sản phẩm của các công ty, đơn vị khác. Người làm Affiliate Marketing chỉ cần tìm kiếm sản phẩm họ yêu thích, sau đó quảng cáo sản phẩm đó.
Khi khách hàng nhấp vào quảng cáo hoặc liên kết và mua sản phẩm hoặc dịch vụ, người làm tiếp thị liên kết sẽ nhận một khoản hoa hồng đã thỏa thuận, có thể từ 5% đến 10% giá bán.
Đây được xem là một cách tuyệt vời để thúc đẩy doanh số bán hàng và tạo doanh thu trực tuyến đáng kể. Nó rất có lợi cho cả thương hiệu và nhà tiếp thị liên kết. Một khảo sát đã chỉ ra, chi tiêu tiếp thị liên kết ở Hoa Kỳ đã tăng từ 5.4 tỷ USD vào năm 2017 lên 8.2 tỷ USD vào năm 2022. Những con số biết nói này phần nào khẳng định cơ hội kiếm tiền từ Affiliate Marketing vẫn còn rất nhiều.
Không. Affiliate Marketing không phải lừa đảo. Thực tế, nó và hình thức kinh doanh đa cấp không giống nhau.
Affiliate Marketing là hình thức tiếp thị bằng nội dung, chuyển đổi thành sales với những giá trị chân thực, uy tín hướng đến khách hàng. Với người làm tiếp thị liên kết, họ sẽ được:
Còn với mô hình kinh doanh đa cấp lừa đảo, người thực hiện những hành vi này chỉ hướng đến mục tiêu nhận hoa hồng, không có nhiều ràng buộc và không mang lại giá trị gì cho khách hàng.
Như vậy, khoản tiền bạn kiếm được từ Affiliate Marketing không phải là lừa gạt mà dựa trên những công sức lao động của bản thân. Hiện nay, rất nhiều người làm Shopee Affiliate , TikTok kiếm về hàng tỷ đồng mỗi tháng.
Cách thức tiếp thị này có lợi cho cả thương hiệu và nhà tiếp thị liên kết. Đối với doanh nghiệp, làm việc với bên thứ ba để tiếp thị sản phẩm có thể mang lại những lợi ích:
Nhìn chung, đây là một cách tuyệt vời để doanh nghiệp thúc đẩy doanh số bán hàng và tạo doanh thu trực tuyến đáng kể. Đổi lại việc tạo ra doanh số bán hàng, những đơn vị liên kết sẽ nhận lại những lợi ích như:
Nhà cung cấp (Merchant): Cá nhân hoặc tổ chức bán sản phẩm, dịch vụ mà đơn vị liên kết quảng bá.
Nhà phân phối (Publisher): Cá nhân hoặc tổ chức quảng bá sản phẩm, dịch vụ của người bán.
Khách hàng (Consumers): Cá nhân mua sản phẩm thông qua liên kết. Người bán có thể hợp tác với các đơn vị liên kết để kết nối với khách hàng của họ và chuyển đổi thành khách hàng thực sự.
Mạng lưới tiếp thị liên kết (Affiliate Network): Mạng trung gian giữa đơn vị liên kết và chương trình liên kết của người bán. Các chi nhánh và người bán có thể kết nối mà không cần mạng liên kết, nhưng đây là kênh chung cho các mối quan hệ này.
Đây là mô hình tiếp thị trong đó đơn vị liên kết không có mối liên hệ nào với sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ đang quảng cáo. Họ không có kỹ năng hoặc chuyên môn liên quan và không đóng vai trò là người có thẩm quyền hoặc đưa ra tuyên bố về việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ.
Đây là hình thức tiếp thị liên kết ít được quan tâm nhất. Việc thiếu sự gắn bó với khách hàng và sản phẩm sẽ khiến bên bán hàng không có nghĩa vụ giới thiệu hoặc tư vấn, khách hàng cũng ít đặt niềm tin vào hình thức quảng cáo này.
Tiếp thị liên kết có liên quan là hoạt động quảng bá các sản phẩm, dịch vụ mà bạn có thể không sử dụng nhưng có liên quan đến lĩnh vực của bạn.
Nhà tiếp thị liên kết trong trường hợp này khá có sức ảnh hưởng đến khách hàng, cho dù đó là thông qua Facebook, YouTube, TikTok hay kênh khác. Với tầm ảnh hưởng của mình, họ trở thành nguồn đáng tin cậy để giới thiệu sản phẩm, ngay cả khi họ chưa từng sử dụng chúng trước đây.
Mặc dù tiếp thị liên kết có liên quan có thể tạo ra nhiều thu nhập hơn nhưng nó đi kèm với rủi ro khi quảng cáo thứ gì đó mà bạn chưa từng thử trước đây. Chỉ cần một đề xuất kém chất lượng cũng có thể làm mất lòng tin của khách hàng
Loại hình tiếp thị này thiết lập mối liên hệ sâu sắc hơn giữa đơn vị liên kết và sản phẩm, dịch vụ mà họ đang quảng cáo. Họ đã hoặc đang sử dụng sản phẩm và tin tưởng rằng những trải nghiệm của họ có thể chia sẻ và có ích cho người khác. Những kinh nghiệm này chính là những công cụ quảng cáo hiệu quả và đóng vai trò là nguồn thông tin đáng tin cậy.
Phải mất nhiều thời gian hơn để xây dựng uy tín với khán giả, nhưng điều đó là cần thiết trong việc tiếp thị. Tuy nhiên, vì nhà tiếp thị đưa ra khuyến nghị khá chủ quan nên danh tiếng của họ có thể bị tổn hại do bất kỳ vấn đề phát sinh nào.
Các nhà tiếp thị liên kết có giá trị đối với người bán vì họ có thể tiếp cận các đối tượng cụ thể bao gồm cả khách hàng tiềm năng. Bạn càng xác định rõ thị trường của mình thì càng dễ dàng xây dựng nền tảng liên kết.
Lý tưởng nhất là thị trường ngách mà bạn nỗ lực xây dựng tiếp thị liên kết phải liên quan đến sở thích, hiểu biết hoặc chuyên môn của bạn và nhu cầu của lượng lớn khán giả chưa quan tâm.
Trong giai đoạn này, hãy tự trả lời những câu hỏi sau:
* Mẹo: Trong quá trình lựa chọn thị trường ngách, có thể sử dụng Google Xu hướng để khám phá những gì mọi người đang tìm kiếm trên Internet, xu hướng gần đây của khách hàng.
Khi bạn đã quyết định được chủ đề, đối tượng và sản phẩm mà thương hiệu tiếp thị liên kết của bạn sẽ đề cập, hãy đi đến lựa chọn kênh tiếp thị.
Mặc dù việc tạo một trang web chuyên dụng là một cách tiếp cận phổ biến, nhưng bạn cũng có thể thực hiện tiếp thị liên kết trên các nền tảng truyền thông mạng xã hội như Instagram, TikTok, Youtube,... Một số cách tiếp cận và kênh phổ biến bao gồm:
Với các nền tảng kênh tiếp thị được đề cập bên trên, nội dung quảng bá sẽ được hiển thị trên đó dưới các dạng như: Bài đăng, video, podcast, đồ họa thông tin, bản tin, tạp chí, khóa học, hội thảo trên web,...
Tiếp thị nội dung là việc tạo và phân phối nội dung hữu ích, phù hợp để thu hút đối tượng mục tiêu của thương hiệu. Nhờ có tiếp thị nội dung, người tiêu dùng sẽ cảm thấy được kết nối với một thương hiệu phù hợp với bản sắc của họ.
Với những nỗ lực phục vụ khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng, việc đưa ra nội dung có giá trị, chất lượng cao sẽ giúp bạn phát triển và nuôi dưỡng các mối quan hệ.
Theo kịp các chiến lược tiếp thị liên kết mới nhất cho phép bạn tận dụng tối đa thời gian và nguồn lực của mình và kiếm được nhiều thu nhập hơn.
Các chiến lược có thể bao gồm việc xây dựng trang web về một một chủ đề cụ thể, quảng cáo các sản phẩm liên kết trong các chương trình trên mạng xã hội hoặc xây dựng danh sách người đăng ký email, để lại thông tin,...
Vì tiếp thị liên kết chủ yếu dựa trên các mối quan hệ, do đó đừng quên tạo dựng và củng cố các mối quan hệ mà bạn có với khách hàng và với thương hiệu mà bạn quảng cáo.
Bạn cũng nên cập nhật những xu hướng phát triển, thay đổi mới nhất của thương hiệu, quảng bá các ưu đãi cho khách hàng,...
Để các sản phẩm, dịch vụ mà bạn tiếp thị có độ nhận diện cao, tiệp cận được với nhiều khách hàng mục tiêu hơn, bạn có thể tham khảo một số chiến lược thu hút người xem như:
Hãy tìm hiểu kỹ lưỡng các kênh tiếp thị liên kết cũng như các sản phẩm trước khi bắt đầu. Có thể bạn sẽ cần nhiều thời gian và nỗ lực để đạt được những kết quả tích cực. Mong rằng những kiến thức trên đây được cung cấp bởi Bizfly sẽ hữu ích cho bạn đọc. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” – John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại