Brief là nhân tố góp phần không nhỏ đến sự thành công của chiến lược Marketing. Vậy Brief là gì? yếu tố nào tạo nên một Brief hiệu quả? Cùng tham khảo trong bài viết dưới đây của Bizfly nhé.
Brief là bản tóm tắt nội dung về định hướng chạy các chiến dịch quảng cáo và dự án tiếp thị do khách hàng cung cấp cho các Agency - công ty dịch vụ marketing để các đơn vị này hiểu và thực hiện được nó. Brief được trình bày dưới nhiều dạng khác nhau nhưng phổ biến nhất là bằng Powerpoint.
Brief là công cụ để các đơn vị Agency hiểu rõ hơn về đối tượng khách hàng của mình. Một bản Brief không hoàn chỉnh và đầy đủ thì chiến dịch marketing có thể đi sai hướng thậm chí tiêu tốn khá nhiều·thời gian và tiền bạc của cả Client và Agency.
Brief là nền tảng vững chắc để đảm bảo các chiến dịch tiếp thị sắp tới sẽ diễn ra đúng hướng và mang lại hiệu quả cho cả khách hàng và các Agency. Vai trò của Brief thể hiện qua việc:
Khi đó, một bản Brief sẽ giúp người đọc hình dung được vai trò, mục tiêu của chiến dịch đồng thời loại bỏ những khả năng xảy ra nhầm lẫn trong quá trình thực hiện.
Brief được phân thành 2 loại chính là:
Communication Brief hay bản tóm tắt nội dung ngắn gọn là một bản tóm tắt thông tin được dùng cho Client (khách hàng) và bộ phận Account của đơn vị Agency. Bản này sẽ cung cấp đầy đủ thông để trả lời cho các câu hỏi What, When, Why, Who, How về thương hiệu, sản phẩm hay dịch vụ để Agency nắm rõ và đưa ra chiến lược phù hợp.
Communication Brief sẽ thể các nội dung chi tiết sau:
Xem thêm: Target Audience là gì? Tất tần tật về công chúng mục tiêu doanh nghiệp nên nằm lòng
Đây là bản tóm tắt thông tin được dùng trong nội bộ các Agency do Account phụ trách viết cho Creative Team. Bản Brief này sẽ cung cấp đầy đủ thông tin nhằm lên ý tưởng sáng tạo cho Creative Team thực hiện dự án sao cho đột phá, mới mẻ. Creative Brief thể hiện các nội dung gồm:
Khi triển khai một Brief bạn cần lưu ý các nguyên tắc sau đây:
Bản Brief hoàn chỉnh phải đảm bảo được sự đầy đủ và chính xác của những thông tin được thể hiện trong đó. Hơn nữa, bạn phải biết chọn lọc, xử lý và sắp xếp thông tin một cách thống nhất và cân đối.
Tuyệt đối không nên bỏ qua các chi tiết liên quan đến thương hiệu. Nguyên tắc ngắn gọn nhưng phải rõ ràng là yếu tố đầu tiên làm nên sự thành công trong cách viết Brief.
Để triển khai viết một bản Brief cần phải phân tích và nghiên cứu thị trường một cách thực tế, đảm bảo xác định rõ mục tiêu cần truyền đạt và xác lập cụ thể các chỉ tiêu và kế hoạch. Chi tiết hóa mục tiêu qua việc tự đặt câu hỏi như sau:
Cụ thể hóa từng mục tiêu của bạn bằng cách trả lời của những câu hỏi sau:
Cần liệt kê đầy đủ các bên liên quan của cả 2 phía: Client và Agency, bao gồm người quản lý Brief và các bộ phận thực hiện Brief để tiện khi có vấn đề Client sẽ trao đổi với Agency hoặc ngược lại. Điều này không chỉ giúp tăng sự kết nối mà còn tránh lãng phí thời gian và công sức cho đôi bên.
Việc phân tích đối thủ sẽ giúp cho bạn xác định được điểm mạnh, điểm yếu và khác biệt của họ qua sản phẩm và chiến lược giành thị phần.Từ đó, giúp cho bạn đưa ra nhiều ý tưởng mới để biến sản phẩm và chiến lược của mình trở nên hoàn thiện và khác biệt hơn so với đối thủ.
Mặt khác, việc phân tích đối thủ còn cho bạn rút ra được những kinh nghiệm, tận dụng được tiềm năng, cơ hội và sẵn sàng vượt qua thách thức của bối cảnh thị trường biến động như hiện nay.
Deadline dự án phải được đề ra rõ ràng và hợp lý, thể hiện cụ thể thời gian báo cáo cho từng hạng mục trong dự án, thời gian để gặp mặt trao đổi giữa đôi bên,... Nắm được các cột mốc thời gian không chỉ giúp cho bạn nắm được tiến độ thực hiện mà còn thể hiện được sự chỉnh chu trong phong thái làm việc của mình.
Xác định được ngân sách đầu tư sẽ giúp cho bạn chủ động hơn trong việc đưa ra các quyết định và thực hiện dự án. Tuy nhiên, để tránh những trường thiếu hụt không mong muốn, người tạo Brief phải tạo khoản ngân sách phát sinh để đảm bảo công việc được diễn ra theo tiến độ và không bị vướng mắc.
Để đảm bảo sự thống nhất giữa Client và Agency cũng như đem lại hiệu quả tối đa cho các chiến dịch bạn cần nắm quy trình tạo một bản Brief hoàn chỉnh sau đây:
Khách hàng (Client) sẽ cung cấp Brief cho các đơn vị Agency với đầy đủ thông tin chi tiết để Agency nắm rõ mong muốn, yêu cầu phục vụ cho việc lên kế hoạch các dự án chiến dịch quảng cáo. Bản Brief phải đảm bảo các nguyên tắc nêu trên để tránh những sai sót, rủi ro không đáng có về sau.
Các đơn vị Agency sau khi tiếp nhận Brief, cần đọc kỹ và nắm rõ yêu cầu của khách hàng. Tiếp đó, tiến hành lên các kế hoạch cho dự án đi từ tổng quan đến chi tiết nhỏ của chiến dịch Marketing. Kế hoạch phải đảm bảo tính rõ ràng, bao quát trong đó phải thể hiện được các ý tưởng, ngân sách và cách để triển khai chiến dịch.
Bản kế hoạch sau khi được thông qua bởi bộ phận chịu trách nhiệm quản lý dự án (phía Agency) sẽ được gửi lại Client. Nếu khách hàng đồng ý với kế hoạch trên, Agency sẽ tiến hành triển khai thực hiện các công việc đã nêu trong đó như sản xuất các nội dung, hình ảnh, video để quảng bá…
Muốn các chiến dịch được triển khai đúng tiến độ, đạt hiệu quả tối đa, các đơn vị Agency phải cụ thể hóa các công việc quảng cáo, xác định đối tượng muốn tiếp cận để chạy quảng cáo cho đúng mục tiêu. Tránh thực hiện việc chạy quảng cáo đại trà sẽ gây tổn thất khá nhiều ngân sách và thời gian.
Sau khi kết thúc các chiến dịch đã đề ra, Client và Agency sẽ cùng đánh giá kết quả và ra kinh nghiệm từ chiến dịch trên để cùng nhau phát triển về sau nếu có cơ hội hợp tác. Bước cuối cùng cho sự hợp tác này chính là khoản nghiệm thu và thanh toán giữa hai bên.
Ví dụ: Thiết kế của dự án lần này phục vụ cho chương trình xả kho cuối năm…
+ Tình hình thị trường, những thuận lợi, khó khăn?
+ Định vị thương hiệu
+ Phân tích các đối thủ cạnh tranh trực tiếp/ gián tiếp? Điểm mạnh/ điểm yếu của các đối thủ?
Trên đây là toàn bộ thông tin nhằm trả lời cho câu hỏi “Brief là gì?”. Hy vọng những kiến thức mà Bizfly vừa chia sẻ sẽ thực sự hữu ích cho việc tìm kiếm của bạn.
Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” – John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại