Trong Marketing, CPA được biết đến là phương thức hoạt động khá hiệu quả nhất của Affiliate Marketing hiện nay. Vậy hiểu CPA là gì cho đúng? Công thức tính và cách tối ưu như thế nào cho hiệu quả? Tất cả sẽ được chia sẻ trong nội dung tiếp theo.
CPA là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Cost Per Action. CPA dùng để đo lường chi phí trung bình mà nhà quảng cáo phải chi trả sau khi người dùng thực hiện hành động theo đường link Affiliate được chỉ định sẵn qua các hình thức cài đặt ứng dụng, đăng ký tài khoản, điền form,...
CPL là cách viết tắt của cụm từ tiếng Anh Cost Per Lead, chỉ khoản hoa hồng bạn sẽ nhận được khi khách hàng được bạn tiếp cập đã hoàn thành các hoạt động trên website theo yêu cầu của nhà quảng cáo điền Form, để lại thông tin như số điện thoại, tên,...
CPS là loại chi phí tính cho mỗi loại khách hàng khi mua hàng. Hình thức này tương đương với loại hình tiếp thị liên kết, nghĩa là nhà quảng cáo như Google, Facebook,... sẽ nhận được khoản hoa hồng khi khách hàng đã thực hiện thao tác mua thành công.
CPI (Cost Per Install)
CPI chính là chi phí được tính dựa theo mỗi lượt cài đặt ứng dụng thành công. Cost Per Install là chỉ số dùng để đánh giá số lượng người dùng của các công ty công nghệ, phần mềm hiện nay.
CPS phù hợp với doanh nghiệp bán lẻ vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu. Với các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm có giá trị cao, khách hàng cần được trải nghiệm trước thì CPL sẽ là hình thức phù hợp.
Vai trò của CPA sẽ thể hiện rõ đối với từng đối tượng như sau:
CPA Marketing sẽ giúp cho các nhà quảng cáo theo dõi về tình hình kinh doanh, từ đó có thể biết được chính xác số tiền sẽ bỏ ra cho việc quảng cáo và lợi nhuận thu được.
CPA sẽ cho phép người phân phối nhận được hoa hồng từ nhà quảng cáo khi người dùng truy cập vào link liên kết và hoàn thành mọi yêu cầu do Merchant đưa ra. Lưu ý, nếu người dùng thực hiện sai hoặc thiếu các bước, Affiliate sẽ không nhận được khoản hoa hồng đó.
Với khách hàng
Khi truy cập vào liên kết qua CPA, khách hàng sẽ nhận được các chương trình khuyến mãi, quà tặng từ nhà quảng cáo theo các chương trình đang triển khai, từ đó, họ có thể mua sắm sản phẩm phù hợp nhu cầu của mình.
Những lợi ích sau đây của CPA trong Marketing chắc chắn sẽ tạo động lực để doanh nghiệp cân nhắc lựa chọn hình thức này:
CPA Marketing trước hết sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí quảng cáo. Trước khi chạy quảng cáo, dựa vào chỉ CPA doanh nghiệp có thể đặt mục tiêu và chỉ khi khách hàng thực hiện thao tác chuyển đổi. Từ đó giúp xác định được ngân sách đầu tư phù hợp, loại trừ được các yếu tố lãng phí khác.
CPA còn giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được tình hình quảng cáo trên các kênh tiếp thị để lựa chọn và điều chỉnh ngân sách đầu tư cho kênh mục tiêu. Bằng việc này, doanh nghiệp cũng ngưng kịp thời việc đầu tư không hiệu quả cho các kênh tiếp thị kém, tiết kiệm được phần lớn ngân sách.
CPA sẽ là chỉ số giúp doanh nghiệp đánh giá được hiệu suất của các chiến dịch Marketing qua việc đo lường chỉ ROI (Return On Investment) để nắm được doanh thu trên tổng chi phí đầu tư. ROI càng cao thể hiện hoạt đồng đầu tư đang hiệu quả.
Công thức tính CPA
Tính chỉ số CPA dựa theo công thức sau đây:
CPA = Tổng chi phí trả cho quảng cáo / (Số lần hiển thị quảng cáo x CTR x CR) |
Với:
Ví dụ minh họa:
Ngân sách quảng cáo công ty A là 400.000 đồng, A có được khoảng 40.000 lượt hiển thị và 2.000 lượt click. Trong đó, với 1.000 lượt click chuyển đổi được 100 người mua hàng. Dựa theo công thức CPA, ta tính được:
Như vậy bạn sẽ mất 4.000 đồng cho mỗi lượt click chuyển đổi.
Bài toán tối ưu CPA sao cho hiệu quả luôn được các nhà quản lý đi tìm kiếm câu trả lời. Vì thế với những kinh nghiệm thực chiến, Bizfly sẽ chia sẻ cho bạn bí quyết sau:
Nội dung quảng cáo phải được triển khai một cách tự nhiên, phải khai thác sâu vào “paint point” - điểm đau của khách hàng và chỉ ra được vấn đề của họ. Thành công của chiến dịch quảng cáo chính là tháo gỡ được những vướng mắc của khách hàng.
Doanh nghiệp nên dựa vào 4 yếu tố sau để đánh trúng vào tâm lý khách hàng: Sự chú ý (Attention/Awareness) – Sự quan tâm (Interest) – Mong muốn (Desire) – Hành động (Action).
Để “chốt hạ” khách hàng thực hiện chuyển đổi, bạn cần có lời kêu gọi hành động - còn được gọi là “Call to Action” (CAT). Nút CTA là chỉ dẫn để tạo ra sự phản ứng ngay lập tức cho khách hàng, nhớ rằng một CTA hấp dẫn sẽ tăng tỷ lệ chuyển đổi lên tới 30%.
Một số CTA phổ biến được dùng như: Tham Gia Ngay, Tư Vấn Miễn Phí, Nhận Tải Ngay,...
Landing Page - trang đích sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện CPA bằng việc chuyển đổi những người truy cập thành khách hàng tiềm năng. Vì thế, doanh nghiệp phải tối ưu tốt Landing Page để tăng trải nghiệm người dùng. Thiết kế trang đích hấp dẫn, cân đối và có hình ảnh minh họa. Phải cung cấp đầy đủ thông tin, nút CTA, chatbox,...
Khi triển khai các chiến lược giá thầu CPA mục tiêu, doanh nghiệp phải xác định chi phí trung bình muốn cho chi trả cho mỗi lượt chuyển đổi, khi khách hàng muốn truy cập nội dung phù hợp tìm kiếm, Google Ads sẽ dùng CPA mục tiêu để đặt giá thầu dựa trên khả năng chuyển đổi. Với thao tác này doanh nghiệp hoàn toàn có thể ước tính được chi phí bỏ ra cho một chiến dịch quảng cáo để kiểm soát ngân sách CPA hợp lý.
Cải thiện điểm chất lượng của Google sẽ giúp quảng cáo được hiển thị ở vị trí tốt và giảm được giá thầu, giúp doanh nghiệp tối ưu được kinh phí đầu tư. Để là được điều này, bạn cần tìm các nhóm từ khóa liên quan nhất đến sản phẩm của mình. Khi đó, Google sẽ đánh giá quảng cáo dựa theo mức độ liên quan và phân phối hợp lý.
Phần mềm BizCRM - giải pháp Marketing – Bán hàng & Chăm sóc khách hàng toàn diện giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng quảng cáo, gia tăng doanh số, thúc đẩy quá trình bán hàng cực kỳ hiệu quả với các tính năng ưu việt như:
Như vậy, định nghĩa về CPA là gì đã được Bizfly giải đáp kỹ lưỡng qua bài viết trên đây. Để thực hiện các chiến lược Marketing hiệu quả, tất yếu bạn phải sử dụng đến các chỉ CPA nêu trên. Vì vậy, việc tìm kiếm một ứng dụng thay bạn tối ưu chỉ số trên là điều cần thiết mà BizCRM là lựa chọn rất phù hợp.
Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” – John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại