Để đứng vững và phát triển trên thị trường, ngoài việc xây dựng cho mình một chiến lược đầu tư lâu dài thì việc xác định thị trường mục tiêu đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vậy thị trường mục tiêu là gì? Sự khác biệt hóa và tầm quan trọng của nó đối với doanh nghiệp được thể hiện như thế nào? Cùng Bizfly tìm hiểu vấn đề này trong bài viết tại đây.
Thị trường mục tiêu (target market) là nơi chứa toàn bộ khách hàng tiềm năng có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn. Đóng một phần quan trọng trong chiến lược tiếp thị của một doanh nghiệp, bởi vì nó giúp định hình cho việc phát triển sản phẩm và dịch vụ cũng như quyết định về chiến lược giá cả, vị trí sản phẩm và các hoạt động quảng cáo.
Thị trường mục tiêu tập trung vào việc phát triển sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng cụ thể.
Để xác định thị trường mục tiêu, các doanh nghiệp cần phân tích thị trường bằng cách tìm hiểu về khách hàng tiềm năng và các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Các yếu tố quan trọng cần xem xét bao gồm độ tuổi, giới tính, thu nhập, sở thích, văn hóa, khu vực địa lý và các yếu tố khác phù hợp với sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.
Sau đây là tầm quan trọng của thị trường mục tiêu trong chiến lược thu hút khách hàng mà bạn nên biết.
Hầu hết các doanh nghiệp luôn mong muốn cải thiện chất lượng, dịch vụ sản phẩm của mình để có thể đáp ứng mọi nhu cầu khách hàng. Thông qua thị trường mục tiêu bạn có thể xác định mục tiêu cụ thể. Đồng thời nhận định được các tính năng, tiện ích bổ sung mà khách hàng mong muốn và phát triển sản phẩm theo hướng tích cực đó.
Lựa chọn thị trường mục tiêu giúp doanh nghiệp nắm bắt và quản lý nhu cầu từ khách hàng
Khi xác định thị trường mục tiêu, doanh nghiệp có thể hạn chế tối đa những mong muốn hay kỳ vọng không phù hợp từ khách hàng đối với sản phẩm. Từ đó, người quản trị sẽ dễ dàng hơn trong việc nắm bắt và quản lý nhu cầu từ khách hàng.
Nắm được thông tin thị trường mục tiêu đồng nghĩa với việc bạn đã nắm được hành vi người tiêu dùng và hoạt động quảng cáo cũng trở lên dễ dàng hơn bởi mục tiêu đã được xác định.
Nghiên cứu target market mang đến gia tăng hiệu quả chiến dịch quảng cáo
Bằng cách nghiên cứu kết quả tìm kiếm, nghiên cứu thị trường mục tiêu doanh nghiệp có thể tạo nên những thông điệp hữu ích đối với thị trường.
Sau đây là quy trình các bước xác định thị trường mục tiêu hiệu quả cho doanh nghiệp. Để lựa chọn thị trường mục tiêu phù hợp doanh nghiệp cần lưu ý vào những điểm mạnh và yếu của sản phẩm của mình so với đối thủ.
Các bước xác định target market
Nghiên cứu thị trường giúp quá trình phân tích thị trường mục tiêu có thể hiểu rõ khách hàng của mình là ai, nhu cầu của họ đối với sản phẩm/dịch vụ của mình là như thế nào hoặc xác định lý do vì sao họ lại ủng hộ trường hiệu của bạn. Doanh nghiệp cần tiến hành thu thập thông tin khách hàng sau đó phân tích dữ liệu nhằm mục đích nắm bắt thị hiếu của người dùng.
1.1 Phân tích sản phẩm
Lập danh sách những người mà bạn cho rằng sẽ có nhu cầu sử dụng đối với những lợi ích, tính năng mà nó cung cấp. Để làm được điều này, trước đó bạn cần thiết lập danh sách về đặc điểm, lợi thế của mặt hàng này.
1.2 Thực hiện các nghiên cứu thị trường
Chuyên gia nghiên cứu thị trường thường thực hiện hai công việc nghiên cứu: Nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Trong đó
Nếu điều kiện doanh nghiệp cho phép, thì nên thực hiện kết hợp nghiên cứu cả hai. Tuy tiên, nếu doanh nghiệp có nguồn lực hạn chế thì có thể sử dụng nghiên cứu định lượng sẽ phù hợp hơn.
Để phân khúc thị trường, doanh nghiệp cần làm rõ những câu hỏi lớn như sau:
Dựa vào cách mà khách hàng sử dụng sản phẩm, thị trường sẽ được phân tách thành nhiều mảng khác nhau. Mỗi phân khúc sẽ bao gồm đối tượng có thông tin nhân khẩu học, học vấn, hành vi mua sắm, thu nhập, học vấn,... dưới đây là một số cách phân khúc thị trường mà bạn có thể tham khảo.
2.2 Phân khúc thị trường theo tâm lý
Việc phân tích tâm lý khách hàng có thể giúp các nhà kinh doanh đưa ra quyết định thông minh hơn về các sản phẩm và chiến lược tiếp thị thông qua tâm lý, cảm xúc, hành vi của khách hàng. Tâm lý khách hàng có thiên hướng xuất phát từ các tầng lớp kinh tế xã hội khác nhau mà ở đó, khách hàng sẽ có những đặc điểm tính cách và phong cách sống khác nhau.
Tầng lớp kinh tế xã hội có thể phân chia như sau:
2.3 Phân khúc thị trường theo địa lý
Các phân khúc thị trường theo địa lý có thể tối ưu hoá chiến lược kinh doanh của mình dựa trên các yếu tố địa lý như địa hình, điều kiện kinh tế, văn hóa, pháp lý,... Có thể phân khúc thông qua
2.4. Phân khúc thị trường theo hành vi
Các nhóm này được xác định dựa trên những hành vi, tư cách, sở thích, và nhu cầu mua hàng của khách hàng. Bạn có thể trả lời một số câu hỏi sau để xác định nhóm khách hàng:
Một thị trường hấp dẫn phải là một thị trường phù hợp với các tiêu chí mà doanh nghiệp đưa ra. Một số cách để bạn có thể xác định phân khúc thị trường mục tiêu hiệu quả như:
Phân tích đối tượng khách hàng hiện tại: Điều này bao gồm việc thu thập thông tin về đối tượng khách hàng đang mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, bao gồm độ tuổi, giới tính, thu nhập, quốc gia, sở thích, thói quen, v.v. Từ đó, bạn có thể tìm ra các đặc điểm chung và xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu.
Chuyên môn hóa sản phẩm nhằm tối ưu hóa sản phẩm hoặc dịch vụ bằng cách tập trung vào một nhóm khách hàng, một thị trường được phân khúc cụ thể. Nó liên quan đến việc thay đổi và điều chỉnh sản phẩm hoặc dịch vụ để đáp ứng nhu cầu cụ thể của một nhóm khách hàng hẹp hơn, thay vì tập trung vào tất cả các khách hàng.
Ví dụ về thị trường mục tiêu của coca cola về chuyên môn hóa sản phẩm. Trong suốt hơn 100 năm qua, Coca-Cola đã thực hiện nhiều chiến lược chuyên môn hóa sản phẩm để đáp ứng nhu cầu khách hàng địa phương. Một số ví dụ bao gồm:
- Coca-Cola với hương vị Cherry và Vanilla: Chuyên môn hóa sản phẩm này nhằm hướng đến những người yêu thích nước ngọt có vị ngọt và hương vị đặc biệt, thay vì tất cả các loại khách hàng.
- Coca-Cola Zero: Chuyên môn hóa sản phẩm này hướng đến những người muốn thưởng thức Coca-Cola mà không cần lo lắng về lượng đường và calo trong nước ngọt.
- Coca-Cola Life: Chuyên môn hóa sản phẩm này hướng đến những người quan tâm đến sức khỏe và muốn thưởng thức nước ngọt với ít đường hơn.
Thử nghiệm các chiến lược tiếp thị và quảng cáo cho từng phân khúc thị trường, mang về cho bạn những kinh nghiệm đánh giá hiệu quả lợi nhuận chất lượng.
Hãy theo dõi phản ứng từ người dùng trước những chiến lược của bạn như thế nào. Dù họ có tiêu thụ, tiếp cận hoặc không nhấp vào quảng cáo thì cũng mang lại giá trị đánh giá lâu dài cho bạn khi xác định thị trường mục tiêu.
Người quản trị hay Marketer có thể lựa chọn các chiến lược khác nhau để áp dụng vào từng phân khúc thị trường mục tiêu cụ thể. Một số chiến lược phổ biến như: Tiếp thị đa phân khúc, tiếp thị tập trung, mục tiêu vi mô, chuyên môn hóa sản phẩm.
VinFast là công ty sản xuất ô tô và xe máy của Việt Nam, thành lập vào năm 2017. Thị trường mục tiêu của VinFast là các khách hàng tại Việt Nam và các thị trường quốc tế, với mục tiêu trở thành một thương hiệu xe hơi và xe máy hàng đầu trong khu vực.
Tại Việt Nam, thị trường mục tiêu của VinFast là các khách hàng trẻ tuổi và trung niên, có thu nhập trung bình và cao hơn, có nhu cầu sử dụng xe hơi và xe máy để di chuyển và đáp ứng các nhu cầu cá nhân và gia đình. VinFast tập trung vào các sản phẩm xe hơi và xe máy đa dạng về mẫu mã, chủng loại và tính năng để phù hợp với nhu cầu và sở thích của khách hàng.
Ngoài thị trường nội địa, VinFast cũng đang mở rộng thị trường ra nước ngoài, với các mục tiêu chính là các thị trường Đông Nam Á và châu Âu. Trong các thị trường này, VinFast tập trung vào các sản phẩm xe hơi và xe máy có chất lượng cao, giá cả cạnh tranh và tính năng phù hợp với nhu cầu của khách hàng địa phương.
Để đạt được mục tiêu của mình, VinFast đang tiếp tục nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới, cải tiến sản phẩm hiện có và mở rộng mạng lưới phân phối và bán hàng để tăng cường sự hiện diện của mình trên thị trường.
Thị trường mục tiêu của Biti's Hunter là các đối tượng khách hàng trẻ tuổi và đang ưa chuộng các sản phẩm thời trang thể thao.
Đối tượng khách hàng chính của Biti's Hunter là giới trẻ, trong đó đặc biệt là các khách hàng nam. Các sản phẩm của thương hiệu này được thiết kế theo phong cách thể thao, với nhiều màu sắc và kiểu dáng đa dạng, giúp các bạn trẻ tự tin, năng động và thể hiện phong cách riêng của mình.
Về độ tuổi, Biti's Hunter hướng tới các đối tượng khách hàng từ độ tuổi teen đến độ tuổi trưởng thành. Các sản phẩm phù hợp với đa dạng mục đích sử dụ có thể hoạt động thể thao, đi học, đi làm, đi chơi và đi du lịch.
Một trong những chiến lược kinh doanh hiệu quả trong việc nâng cao thị trường mục tiêu đó là chiến lược STP. Cụ thể chiến lược này được thực hiện qua các bước như sau đây:
Phân khúc thị trường là bước đầu tiên trong việc xây dựng quy tắc STP mang đến một thị trường từ không đồng nhất thành thị trường đồng nhất để doanh nghiệp thấy và nắm rõ được nhiều khía cạnh khác nhau của khách hàng.
STP - Chiến lược nâng cao thị trường mục tiêu hiệu quả
Từ đó, có thể theo dõi hành vi của người tiêu dùng một cách dễ dàng và cũng có thể đưa ra chiến lược marketing hiệu quả.
Các loại phân khúc của thị trường mục tiêu là:
Các phương án lựa chọn thị trường mục tiêu xác định được độ hấp dẫn cũng như điểm mạnh của mình sẽ giúp doanh nghiệp nắm được nguồn lực một cách tối ưu và ngược lại.
Lựa chọn thị trường (targeting)
Việc lựa chọn sản phẩm có phân khúc thị trường cao sẽ dẫn đến việc doanh nghiệp không đủ điều kiện để có thể đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng mong muốn.
Định vị sản phẩm giúp doanh nghiệp tập trung nguồn lực, xác định đúng chiến thuật kinh doanh của mình. Dựa vào Positioning được định vị sẵn, các doanh nghiệp có thể xác định và đánh giá được thuộc tính của sản phẩm. Đồng thời giúp bạn thấy được nhóm đối tượng khách hàng được xác định sẵn.
Trên đây là toàn bộ thông tin về thị trường mục tiêu và cách phân tích thị trường mục tiêu để nâng cao, hiệu quả để thu hút lượng khách hàng. Với những thông tin mà Bizfly chia sẻ sẽ giúp bạn có thêm nhiều bước tiến mới trong công việc kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” – John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại