10 cách biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng trung thành

Đỗ Minh Đức 02/03/2024

Biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng trung thành là quá trình chủ chốt trong chiến lược tiếp thị và phát triển kinh doanh của bất kỳ công ty nào. Số lượng khách hàng trung thành đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp trên thị trường kinh doanh. Vậy làm thế nào để chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng trung thành? Bạn hãy cùng Bizfly khám phá trong bài viết dưới đây!

1. Theo dõi khách truy cập trang web

Theo dõi khách truy cập trang web là một chiến lược hiệu quả để khai thác thông tin quan trọng về khách hàng. Điều này giúp doanh nghiệp hiểu rõ về tần suất và trang web nào thu hút nhiều sự quan tâm nhất từ khách hàng tiềm năng. Đối với doanh nghiệp địa phương, tích hợp hoặc cài đặt plugin theo dõi khách truy cập có thể xác định thông tin về khách hàng và nguồn đến từ đâu.

Theo dõi khách truy cập trang web

Theo dõi khách truy cập trang web là một chiến lược hiệu quả

Các doanh nghiệp nhỏ có thể sử dụng phần mềm theo dõi cuộc gọi để định rõ tất cả cuộc gọi và yêu cầu của khách hàng, từ đó lên kế hoạch chuyển đổi phù hợp. 

Trong đó, công cụ Google Analytics cũng cung cấp thông tin về thời gian trên trang, việc thêm vào giỏ hàng và hành vi mua sắm của khách hàng. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ nhu cầu của khách hàng. Những thông tin này làm nền tảng cho việc tối ưu hóa kênh bán hàng và cải thiện lĩnh vực cần thiết cho doanh nghiệp.

2. Cài đặt các tùy chọn Live chat để giao tiếp với khách hàng tiềm năng

Để đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả các thắc mắc của khách hàng tiềm năng, bạn cần cung cấp nhiều kênh liên lạc trực tiếp giữa người dùng và doanh nghiệp của bạn. Việc triển khai live chat hoặc chatbot tự động trên trang web giúp xử lý các câu hỏi phổ biến từ người dùng. 

Bạn có thể tạo tính năng livechat hoàn toàn miễn phí trên Facebook, Website. Điều này đảm bảo doanh nghiệp luôn bật thông báo và có người trực để trả lời ngay lập tức mọi câu hỏi từ khách hàng. Sử dụng kịch bản này sẽ giúp doanh nghiệp chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực, từ đó tạo ra một nhóm khách hàng trung thành.

Ngoài ra, bạn thể tham khảo cách cài đặt livechat cho facebook qua các bước cực đơn giản sau đây:

  • Bước 1: Truy cập vào địa chỉ https://www.facebook.com/pages/creation/ để tạo Facebook Page cho website
  • Bước 2: Chọn loai hình: Cộng đồng hoặc người của công chúng, Doanh nghiệp hoặc thương hiệu.
  • Bước 3: Chọn Thiết lập => Nền tảng messenger.
  • Bước 4: Tiến hành khai báo tất cả tên miền đang dùng để cài đặt Facebook Messenger.
  • Bước 5: Cài đặt cho plugin như lời chào, thời gian phản hồi,... tự động. 
  • Bước 6: Kiểm tra lại thông tin, đảm bảo không sai sót. Sau đó, bạn tiến hành mã để thêm vào thẻ của những trang mà bạn muốn plugin hiển thị.

Cài đặt các tuỳ chọn livechat

Việc triển khai live chat hoặc chatbot tự động trên trang web giúp xử lý các câu hỏi phổ biến

3. Khai thác mạng xã hội

Phương tiện truyền thông xã hội là một công cụ quan trọng trong chiến lược tiếp thị kỹ thuật số, giúp doanh nghiệp biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng trung thành. Việc sử dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook Business Pages, Zalo, và Instagram là cần thiết nhằm tạo ra hệ sinh thái tiếp thị đa dạng cho sản phẩm và dịch vụ.

Khai thác mạng xã hội

Phương tiện truyền thông xã hội là một công cụ quan trọng trong chiến lược tiếp thị kỹ thuật số

Mạng xã hội cũng là một phương tiện tốt để xây dựng truyền miệng tích cực thông qua đánh giá từ khách hàng. Những đánh giá này có thể được chia sẻ dưới dạng lời chứng thực trên trang web của doanh nghiệp, giúp tăng cường lòng tin từ phía khách hàng tiềm năng.

Ví dụ: Công ty bạn chuyên cung cấp mỹ phẩm làm đẹp da. Bạn có thể tạo Facebook Business Pages và một chiến dịch quảng cáo sản phẩm mới. Trong bài giới thiệu sản phẩm, bạn có thể chèn liên kết đến trang web mua hàng hoặc nút “Mua ngay”. Hành động này có thể giúp bạn xác định lượng khách hàng đang quan tâm đến sản phẩm của doanh nghiệp và tiến hành chăm sóc để biến họ trở thành khách hàng chính thức. 

4. Tăng cường chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng của bạn

Tăng cường chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng là yếu tố quyết định khách hàng có trung thành hay không. Bởi phần lớn khách hàng sẽ từ chối mua hoặc tiếp cận với doanh nghiệp sau một trải nghiệm tiêu cực. Điều này đặt ra nhu cầu cấp bách cho doanh nghiệp để khuyến khích mua hàng từ khách hàng mới bằng cách:

  • Tăng cường chất lượng dịch vụ: Đảm bảo rằng sản phẩm/dịch vụ của bạn đáp ứng hoặc vượt qua mong đợi của khách hàng. Điều này đặt nền tảng cho trải nghiệm tích cực và sự hài lòng.
  • Đáp ứng nhanh chóng: Sự nhanh chóng trong phản hồi giúp tăng cơ hội mua hàng, vì khách hàng không phải đợi lâu.
  • Tận tâm, ân cần: Sự vui vẻ, thân thiện và tôn trọng trong giao tiếp sẽ giúp tạo ra một ấn tượng tích cực. Bên cạnh đó, nhân viên bán hàng có thể giao tiếp qua nhiều kênh khác nhau để đảm bảo làm hài lòng khách hàng mọi nơi. 
  • Kỹ lưỡng, tỉ mỉ: Điều này giúp đảm bảo nhân viên chăm sóc khách hàng giải quyết mọi vấn đề từ đầu đến cuối của khách hàng, từ đó mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.

Tăng cường chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng

Tăng cường chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng là yếu tố quan trọng

5. Lắng nghe phản hồi và ý kiến của khách hàng

Sau khi khách hàng mua sản phẩm, doanh nghiệp cần hỏi ý kiến, lắng nghe về những vấn đề khách hàng gặp phải và những điều khách hàng muốn bạn cải thiện. Việc thu thập phản hồi này sẽ giúp công ty nâng cấp dịch vụ hoặc sản phẩm, tránh mắc lại những lỗi tương tự trong tương lai. 

Ngoài ra, hành động này thể hiện sự quan tâm và trọng trách của doanh nghiệp đối với ý kiến ​​của khách hàng, tạo ra trải nghiệm khách hàng tích cực, tăng sự gắn bó với thương hiệu. Từ đó, giúp bạn dễ thu hút khách hàng trung thành, tăng độ tin cậy vào thương hiệu và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Lắng nghe ý kiến khách hàng

Sau khi khách hàng mua sản phẩm, quan trọng là hỏi ý kiến ​​của họ về dịch vụ hoặc sản phẩm

6. Thực hiện chương trình giới thiệu 

Bằng cách cung cấp các chương trình ưu đãi cho khách hàng trung thành mỗi khi họ giới thiệu một khách hàng mới, công ty có thể thu hút nhiều khách hàng mới vào kênh bán hàng một cách hiệu quả hơn. Chiến lược này không chỉ yêu cầu ít nỗ lực mà còn mang lại tiềm năng bán hàng lớn.

Bạn có thể liên lạc với khách hàng trung thành qua điện thoại, email và khuyến khích họ quảng bá về doanh nghiệp song song với việc cung cấp các ưu đãi. Điều này có thể giúp doanh nghiệp kích thích sự hỗ trợ từ phía khách hàng trung thành, từ đó thu hút được lượng khách hàng mới một cách hiệu quả.

Chẳng hạn, bạn cung cấp mã giới thiệu cho khách hàng trung thành là "Sprot123". Khi chia sẻ mã này với bạn bè hoặc người thân và sử dụng mã này để mua hàng trên trang web thì cả hai đều nhận được 10% giảm giá cho tổng đơn hàng của họ. 

Thực hiện chương trình giới thiệu

Xây dựng mối quan hệ với khách hàng là quá trình mất rất nhiều thời gian và công sức

7. Gửi email marketing định kỳ cho khách hàng tiềm năng

Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực đặc thù như bất động sản, xe hơi, tài chính, dịch vụ, hoặc giáo dục, việc sử dụng email là một cách hiệu quả để tiếp cận khách hàng tiềm năng. Bằng cách thường xuyên gửi email định kỳ, doanh nghiệp có thể thu hút sự chú ý và tạo kết nối với khách hàng, đồng thời tăng cơ hội mua hàng trong tương lai.

Ví dụ: Công ty của bạn chuyên về lĩnh vực thời trang, bạn có thể gửi email cho khách hàng với chủ đề “Cập nhật xu hướng thời trang mới nhất và ưu đãi đặc biệt!” hay “Bộ sưu tập Thu - Đông 2024 mới nhất”,... Điều này sẽ giúp khách hàng cập nhật được những thông tin mới nhất từ doanh nghiệp đồng thời gia tăng lượt chuyển đổi.

Email không chỉ được sử dụng để tiếp cận khách hàng mới mà còn để chăm sóc và giữ chân khách hàng hiện tại. Việc đặt lịch hẹn và thường xuyên gửi các thông báo về chương trình khuyến mãi, mã giảm giá, phiếu quà tặng, hay thậm chí là những lời chúc mừng sinh nhật sẽ làm cho khách hàng cảm thấy được quan tâm và tôn trọng hơn.

8. Tạo các chương trình kích thích khách hàng tiềm năng mua hàng

Để kích thích khách hàng chưa biết về sản phẩm hoặc thúc đẩy lần mua hàng tiếp theo, việc tổ chức các chương trình khuyến mãi đặc biệt là quan trọng. 

Bạn có thể thu hút khách hàng bằng việc thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi với giá sốc, ưu đãi đặc biệt. Nếu khách hàng cảm thấy được hứng thú bởi những chương trình này, họ có thể quyết định mua hàng từ doanh nghiệp của bạn.

Tạo các chương trình kích thích khách hàng tiềm năng

Bạn có thể hấp dẫn họ bằng việc thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi với giá sốc

Doanh nghiệp có thể tổ chức các chương trình khuyến mãi để khuyến khích khách hàng mua hàng lần đầu. Bên cạnh đó, để duy trì sự quan tâm của khách hàng, bạn nên thường xuyên thông báo về các chương trình khuyến mãi này qua các kênh như email, tin nhắn, điện thoại,...

Một chiến lược hiệu quả khác để chuyển khách hàng mới thành khách hàng trung thành là tổ chức chương trình tích lũy điểm thưởng. Bằng cách tích điểm dựa trên giá trị đơn hàng, khách hàng có thể quy đổi số điểm này thành quà hoặc tiền mặt giảm giá cho các lần mua tiếp theo. Điều này tạo động lực cho khách hàng tiếp tục mua hàng và dễ dàng trở thành khách hàng trung thành. 

Ngoài ra, việc cung cấp ưu đãi đặc biệt theo cấp độ thành viên cũng là một cách tốt để duy trì mối quan hệ với khách hàng trung thành. Bởi khi khách hàng cảm thấy được đánh giá và nhận ưu đãi đặc biệt dựa trên cấp độ thành viên, họ sẽ có xu hướng tiếp tục mua hàng từ doanh nghiệp vào lần tiếp theo.

9. Cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng

Trong thời đại hiện nay, việc cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng đang trở thành một yếu giúp doanh nghiệp biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng trung thành. Đây là cách mà doanh nghiệp sử dụng những thông tin đã thu thập được từ khách hàng nhằm tạo ra các chương trình quảng bá nhắm đến đối tượng mục tiêu cụ thể. Điều này giúp doanh nghiệp có thể hiểu và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, đa dạng của khách hàng. 

Chẳng hạn, với những khách hàng lần đầu mua hàng tại công, bạn có thể gửi kèm lá thư cảm ơn quý khách đã lựa chọn doanh nghiệp kèm với tên riêng của khách hàng. Hay một cách khác, bạn có thể gửi thông báo về sự kiện đặc biệt, món mới trong thực đơn hoặc ưu đãi đặc biệt dành riêng cho khách hàng. 

10. Xây dựng dịch vụ chăm sóc khách hàng đa kênh 

Để đảm bảo rằng mỗi khách hàng đều nhận được sự quan tâm, việc xây dựng dịch vụ chăm sóc khách hàng đa kênh là một bước quan trọng. Điều này bao gồm việc cung cấp nhiều kênh liên lạc như email, điện thoại, trò chuyện trực tuyến, mạng xã hội,... để khách hàng có thể chọn lựa theo sở thích.

Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp đầy đủ để hỗ trợ chăm sóc khách hàng đa kênh, Bizshop là lựa chọn hoàn hảo. Bizshop không chỉ cung cấp các công cụ giúp theo dõi và quản lý tất cả các kênh liên lạc một cách hiệu quả mà còn giúp tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng từ khâu tìm kiếm thông tin đến quá trình mua sắm.

xây dựng dịch vụ chăm sóc khách hàng đa kênh

Bizshop không chỉ cung cấp các công cụ giúp theo dõi và quản lý tất cả các kênh liên lạc một cách hiệu quả

Với sự hỗ trợ từ Bizshop, doanh nghiệp có thể tự tin hơn trong việc tạo ra trải nghiệm cá nhân hóa cho khách hàng. Đồng thời duy trì một môi trường chăm sóc khách hàng mạnh mẽ và linh hoạt. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng lòng tin và trung thành từ phía khách hàng, từng bước mở rộng và củng cố vị thế trên thị trường.

Trên đây là những cách biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng trung thành mà bạn có thể áp dụng. Nếu có thêm bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần thêm thông tin về cách thực hiện các chiến lược để biến đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng trung thành, đừng ngần ngại liên hệ với Bizfly ngay nhé!

Quản lý bán hàng - Bứt tốc doanh thu nhờ BizShop - Phần mềm quản lý bán hàng Online
Lựa chọn hàng đầu của +3,500 Doanh nghiệp

Dùng thử ngay Tìm hiểu thêm

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly