Hiện nay, việc nâng cao trải nghiệm mua sắm online là điều mà nhiều doanh nghiệp đang hướng đến. Bởi trong xu thế phát triển của thị trường thương mại điện tử, nhu cầu mua sắm trực tuyến ngày càng đa dạng. Sau đây, Bizfly sẽ giới thiệu đến bạn 10 cách giúp cải thiện trải nghiệm mua sắm online của khách hàng hiệu quả nhất!
Doanh nghiệp cần đảm bảo trang web của mình có tốc độ tải nhanh chóng, dù trên máy tính hay thiết bị di động. Thời gian tải trang web tốt nhất là ở mức 5 giây hoặc ít hơn. Bởi khi trang web tải quá chậm, khách hàng sẽ rời trang và tìm kiếm thông tin ở một địa chỉ khác. Điều này có thể khiến cho đơn vị bán hàng bị mất đi một người tiêu dùng tiềm năng.
Người tiêu dùng khi mua sắm trực tuyến nếu muốn tìm thông tin về mặt hàng chỉ cần thực hiện một vài thao tác đơn giản trên thiết bị thông minh. Do vậy, các đơn vị kinh doanh sẽ chỉ có vài giây để thu hút sự chú ý của khách hàng và hoàn thành giao dịch.
Theo báo của Shopify, khoảng 50% người dùng thoát khỏi trang nếu tốc độ tải của web vượt quá 3 giây. Bên cạnh đó, Alibaba Group đã thông báo rằng mỗi giây tăng thêm vào thời gian tải trang sẽ làm giảm tỷ lệ chuyển đổi lên đến 4,2%. Hay một ông lớn như Google cũng từng chỉ ra, cứ mỗi 0,5 giây tăng thêm vào thời gian tải web sẽ làm giảm lượng tìm kiếm lên đến 20%. Điều này cho thấy, tốc độ tải trang là một yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến tổng doanh thu của doanh nghiệp.
Cải thiện tốc độ tải trang để nâng cao trải nghiệm mua sắm của người dùng.
Một điều mà các doanh nghiệp cần lưu ý là nên đầu tư vào thiết kế các điều hướng trên trang web tốt. Bạn nên một giao diện trang website thân thiện với người dùng trên các thiết bị điện tử, cung cấp bộ lọc tìm kiếm sản phẩm thông minh, chatbot,... Điều này giúp việc tìm kiếm sản phẩm, ra quyết định mua hàng của người dùng sẽ nhanh hơn.
Một trang web điều hướng người dùng tốt sẽ giúp khách hàng tìm kiếm sản phẩm, nội dung phù hợp với ý định của họ. Bên cạnh đó, các thao tác khi khách hàng tìm kiếm hay nhấp chuột sẽ cung cấp cho doanh nghiệp những phản hồi của người dùng về sản phẩm. Đơn vị có thể tổng hợp những thông tin này để nâng cao trải nghiệm dịch vụ tốt hơn trong tương lai.
Chẳng hạn, doanh nghiệp có thể áp dụng công nghệ nhận dạng giọng nói hoặc hình ảnh trên website để khách hàng có thể tìm kiếm sản phẩm bằng cách mô tả hoặc chụp hình. Điều này giúp giảm thời gian tìm kiếm và cung cấp trải nghiệm mua sắm tiện lợi cho khách hàng.
Bên cạnh nội dung thu hút thì hình ảnh là yếu tố tạo được ấn tượng sâu sắc đối với người xem. Thông thường, người xem sẽ có xu hướng thích nhìn hình ảnh sản phẩm hơn là đọc kỹ các nội dung. Khi lựa chọn sản phẩm, khách hàng sẽ chú ý đến hình ảnh minh hoạ trước tiên. Do vậy, đối với những mẫu ảnh thể hiện rõ đặc điểm của sản phẩm sẽ là cách giúp nâng cao trải nghiệm mua sắm online của người dùng hiệu quả nhất.
Một số lưu ý để tạo nên một hình ảnh sản phẩm chất lượng như:
Chất lượng hình ảnh trên trang web là một trong những yếu tố quan trọng
Bên cạnh hình ảnh, thì nội dung cũng một yếu tố quan trọng giúp nâng cao trải nghiệm của khách hàng khi họ mua sắm online. Một nội dung chất lượng sẽ đảm bảo các yếu tố cơ bản như:
Cung cấp thông tin hữu ích
Ngoài ra, bạn tối ưu hóa nội dung bằng cách chèn các từ khóa chính vào một cách tự nhiên và liên quan đến chủ đề mà bạn muốn chia sẻ. Điều này sẽ giúp công cụ tìm kiếm như Google hiểu rõ được thông điệp mà doanh nghiệp truyền đạt, từ đó giúp trang web gia tăng thứ hạng hiển thị và tiếp cận với người dùng nhanh hơn.
Chẳng hạn, một doanh nghiệp bán sản phẩm về giày thể thao. Bạn nhận thấy rằng khách hàng thường truy cập vào trang web bán hàng để tìm kiếm thông tin về các mẫu giày, chất liệu của sản phẩm,... Lúc này, bạn nên cung cấp thông tin, mô tả sản phẩm một cách ngắn gọn và rõ ràng nhất, giúp quá trình ra quyết định mua sắm của người dùng nhanh hơn.
Theo một báo cáo từ học viện Haravan, có đến 63% khách hàng tin tưởng và đưa ra quyết định mua hàng từ một thương hiệu có đánh giá review tích cực. Vì vậy, bạn hãy khuyến khích người dùng đưa ra quan điểm, nhận xét về sản phẩm sau khi mua hàng bằng các điểm thưởng, quà tặng hay lời cảm ơn chân thành nhất.
Các thương hiệu thường nâng cao trải nghiệm mua sắm online của khách hàng bằng cách trưng bày các bài review về sản phẩm trên trang web của mình. Bên cạnh đó, các đơn vị còn công khai trên các ứng dụng dành cho thiết bị di động hay tại cửa hàng của doanh nghiệp đó.
Chẳng hạn, một doanh nghiệp chuyên cung cấp các khóa học luyện thi TOEIC. Bạn có thể khuyến khích học viên chia sẻ kết quả, thành tựu cao sau quá trình hoàn thành khóa học tại đây trên các nền tảng như website, fanpage,... Điều này giúp phần đánh giá thêm khách quan làm tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với doanh nghiệp. Đây cũng là một trong những cách hiệu quả để nâng cao trải nghiệm mua sắm online hiện nay.
Một website bắt mắt là điểm cộng lớn trong việc thu hút sự chú ý và nâng cao trải nghiệm mua sắm online của khách hàng. Bạn hãy chú ý đến yếu tố tâm lý màu sắc khi lên kế hoạch phối màu cho trang web. Ngoài việc quan tâm đến bố cục, sự cân đối hài hoà giữa màu sắc của trang thì bạn cần thiết kế website phù hợp với nội dung sản phẩm. Điều này sẽ thôi thúc khách hàng ra quyết định mua sắm nhanh hơn.
Chẳng hạn, nếu doanh nghiệp bạn cung cấp các sản phẩm về ẩm thực thì bạn nên thiết kế trang web với tone màu chủ đạo là gam màu nóng như đỏ, vàng, cam. Điều này sẽ giúp kích thích, thôi thúc hành vi ra quyết định đặt đơn nhanh chóng hơn của khách hàng
Tăng trải nghiệm mua sắm của khách hàng với trang web có thiết kế bắt mắt
Khi nhà bán hàng chọn kinh doanh các sản phẩm hữu hình, hãy cung cấp đầy đủ thông tin về mặt hàng đó một cách rõ ràng trên website. Đơn vị cần đảm bảo các yếu tố như số lượng, thành phần của hàng hoá. Điều này giúp người mua hàng có thể biết về tình trạng đơn hàng để đưa ra lựa chọn của mình.
Đây là yếu tố mà các doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm. Bởi khi bạn đã chọn được sản phẩm phù hợp sau thời gian tìm kiếm nhưng khi đặt hàng lại nhận được thông báo hết hàng thì cảm giác sẽ rất khó chịu. Điều này còn có thể ảnh hưởng đến quyết định mua sắm cũng như uy tín của thương hiệu.
Ví dụ: SIXDO là một thương hiệu thời trang nữ tại Việt Nam. Các sản phẩm tại website đều có các thông tin chi tiết như màu sắc, size, những lưu ý khi sử dụng, bảo quản, chính sách đổi trả,... Việc cung cấp thông tin rõ ràng sẽ giúp khách hàng dễ dàng đưa ra quyết định mua sắm hơn.
Khi khách hàng đã lựa chọn được sản phẩm phù hợp thì sẽ tìm ngay thông tin liên hệ của nhà bán để trao đổi hay đề cập đến các yêu cầu riêng của mặt hàng. Đây là điều mà các đơn vị bán hàng online nên lưu ý, bạn hãy giúp khách hàng dễ dàng liên hệ thông qua hộp chat, số điện thoại/email nơi người dùng dễ dàng thấy nhất. Điều này không những gây ấn tượng tốt đối với người mua mà còn giúp cho khả năng bán ra của sản phẩm tăng cao hơn.
Các doanh nghiệp nên làm cho việc thanh toán trở nên đơn giản hơn sau khi người mua chọn được sản phẩm. Đây là một trong những điều quan trọng mà nhiều các nhà bán lẻ trực tuyến không làm được và gây ảnh hưởng rất lớn đến đơn hàng bán ra. Khi việc thanh toán trực tuyến trở nên đơn giản, sẽ giúp người mua cảm thấy hài lòng và dễ dàng quay lại trang nhiều lần hơn.
Ví dụ, khi mua sắm tại cửa hàng, bạn có thể cung cấp các mã QR thanh toán, cổng thanh toán bằng VNPay, Apple Pay,... Điều này giúp khách hàng linh hoạt trong quá trình thanh toán, từ đó nâng cao trải nghiệm mua sắm online của người dùng tại doanh nghiệp của bạn.
Chú trọng quy trình thanh toán trực tuyến đơn giản và nhanh chóng
Doanh nghiệp nên có một công cụ chat trực tuyến hỗ trợ chăm sóc khách hàng theo kịch bản được soạn sẵn. Tính năng hỗ trợ online sẽ cung cấp cho doanh nghiệp giải pháp chăm sóc khách hàng tự động đa kênh hữu ích. Bên cạnh đó, việc tích hợp AI của công cụ sẽ giúp việc quản lý hội thoại được khách quan hơn.
Một trong những công cụ giúp hỗ trợ online hiệu quả có thể kể đến Bizchat. Công cụ trò chuyện trực tuyến này mang lại những lợi ích nổi bật như:
Trên đây là những chia sẻ về các cách để nâng cao trải nghiệm mua sắm online. Hy vọng với những thông tin hữu ích này có thể giúp bạn biết cách để tối ưu hoá trang web của mình. Nếu bạn quan tâm và muốn tìm một đơn vị để nâng cao trải nghiệm của khách hàng thì có thể liên hệ ngay với Bizfly nhé!
Quản lý bán hàng - Bứt tốc doanh thu nhờ BizShop - Phần mềm quản lý bán hàng Online
Lựa chọn hàng đầu của 5600+ Doanh nghiệp