Công nghệ số là gì mà lại trở thành trọng tâm trong sự phát triển của xã hội loài người trong thời đại mới? Rất rõ ràng, công nghệ số không còn là len lỏi, mà đã trở thành xu hướng thiết yếu trong tất cả các lĩnh vực con người hoạt động. Đặc biệt, năm 2020 là năm đánh dấu “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến 2025, định hướng 2030” mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, góp phần đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp số.
Công nghệ số hay còn gọi là chuyển đổi số - là một quá trình thay đổi từ phương thức thủ công truyền thống sang áp dụng công nghệ với các trụ cột là big data, Internet kết nối vạn vật, điện toán đám mây,...
Đối với doanh nghiệp, việc áp dụng các công nghệ số giúp mở ra một phương thức điều hành, lãnh đạo, quản lý, xây dựng quy trình làm việc không giấy tờ, tự động phân tích dữ liệu và chuyển hóa để tạo ra các giá trị mới.
Trong xu thế hội nhập toàn cầu, doanh nghiệp không thể giữ mãi những quy trình làm việc bàn giấy, tốn nhân lực, tốn thời gian. Hiểu được công nghệ số là gì và lợi ích nó đem đến sẽ giúp doanh nghiệp thay đổi quan điểm, thôi thúc thay đổi để đem đến hiệu quả tốt nhất.
Áp dụng công nghệ số giúp doanh nghiệp tự động hóa quy trình làm việc giữa các phòng ban. Không còn tình trạng phòng nào biết phòng nấy, mọi thông tin được đẩy lên một hệ thống giúp dễ dàng theo dõi, hiểu được công việc của mình có gắn kết chặt chẽ với công việc của đội khác như thế nào. Thay vì mất thời gian chạy giữa các bộ phận, tìm kiếm người phụ trách, mọi thứ có thể minh bạch giải quyết ngay trên một phần mềm. Từ đó quá trình quản trị, thông báo, xử lý vấn đề cũng trở nên nhanh chóng, hiệu quả tăng cao.
Nhà quản lý có thể nhìn thấy rõ ràng hiệu quả làm việc, kết quả theo từng ngày/tuần/tháng/năm ngay trên hệ thống công nghệ số. Tránh việc quá tải giữa hàng đống báo cáo, thống kê, nhầm lẫn trong quá trình rà soát, nhà quản lý chỉ cần theo dõi trên các biểu đồ, bảng dữ liệu tùy chọn để có đánh giá xác đáng nhất.
Sử dụng công nghệ số trong hoạt động doanh nghiệp giúp giảm tải những công việc thủ công, không tên, rút ngắn quá trình lặp đi lặp lại nhờ hệ thống máy móc tự động. Nói cách khác, nhân viên có thể giảm tải khối lượng công việc, dành thời gian tập trung vào chuyên môn và những công việc nâng cao, có giá trị cao hơn. Công nghệ số kết hợp cùng trí tuệ nhân tạo cũng cũng cấp những "nhân sự ảo" cho doanh nghiệp, từ đó tăng cường lực lượng lao động với chi phí thấp, hiệu quả cao.
Trong xu thế tất yếu, doanh nghiệp nào không thay đổi ắt sẽ bị tụt lùi. Việc áp dụng công nghệ số vào vận hành doanh nghiệp giúp tăng sức đề kháng cho doanh nghiệp trước những thay đổi của thương trường, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh và hướng tới những giá trị tốt đẹp. Dễ dàng nhận thấy bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải xây dựng tên tuổi ngay trên internet, điều đó chứng minh chuyển đổi số là một phần quan trọng nếu doanh nghiệp muốn tiếp tục phát triển.
Thời đại kỹ thuật số được khởi nguồn khi máy tính cá nhân cùng các công nghệ cung cấp khả năng truyền tải thông tin nhanh chóng ra đời. Đây là giai đoạn quan trọng trong tiến hóa xã hội loài người, đem đến những thay đổi mạnh mẽ trong xã hội tri thức bao quanh bởi nền kinh tế toàn cầu công nghệ cao. Mỗi con người trong thời đại kỹ thuật số đều là trung tâm của sự phát triển công nghệ, đơn giản hóa mọi hoạt động để đem đến những lợi ích tốt nhất, nhanh nhất.
Thời đại công nghệ số 4.0 đang diễn ra dưới hình thái cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với quy mô tác động là tất cả các ngành nghề, lĩnh vực, xã hội, nền kinh tế của nhân loại.
Nó là tập hợp bao gồm internet vạn vật, hệ thống vật lý không gian mạng, hệ thống trí thông minh nhân tạo,....
Với chủ đề là kết nối tương tác giữa con người với con người thông qua hệ thống máy móc tự động trên một không gian mạng duy nhất, công nghệ số trong thời đại mới đưa đến môi trường làm việc tự chủ, tự động.
Doanh nghiệp công nghệ số là xu hướng tất yếu trong thời đại mới. Mỗi doanh nghiệp cần có sự cởi mở, tân tiến và áp dụng sản phẩm công nghệ trong quản lý, vận hành để mang đến lợi nhuận tốt nhất.
Chuyển đổi số vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp công nghệ số là những tập đoàn, doanh nghiệp thương mại, dịch vụ lớn trong lĩnh vực kinh tế, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới, .... Những đơn vị này trực tiếp ứng dụng và chủ động công nghệ trong sản xuất, quản lý quy trình, vận hành tự động để nâng cao hiệu suất, lợi nhuận, từ đó trở thành trụ cột thúc đẩy nền kinh tế số Việt Nam ngày càng phát triển hơn.
Ứng dụng công nghệ số là hoạt động áp dụng công nghệ vào đa dạng hoạt động (kinh doanh, chính trị, đối ngoại,...) nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả một cách tốt nhất, bền vững nhất.
Đối với doanh nghiệp, hoạt động ứng dụng công nghệ số là việc xây dựng quy trình tự động hóa, giảm tải các hoạt động offline, thủ công, lưu trữ và bảo mật để tạo ra môi trường làm việc không bàn giấy, go - online nhanh chóng.
Hầu hết các doanh nghiệp không áp dụng công nghệ số riêng lẻ mà sẽ sử dụng từ hai giải pháp trở lên, nhiều doanh nghiệp còn ứng dụng cả một hệ sinh thái các giải pháp công nghệ số trong hoạt động kinh doanh.
Chuyển đổi số đã tạo ra giá trị mới, cho các mô hình kinh doanh công nghệ số ra đời. Nói dễ hiểu hơn, đây chính là hình thức kinh doanh online - tất cả giao dịch diễn ra trên môi trường internet và không cần tiếp xúc trực tiếp giữa người với người tại điểm bán. Hiện nay, các kênh kinh doanh online được nhiều người sử dụng nhất có thể kể đến Facebook, Sàn thương mại điện tử Shopee, Tiki, Sendo, Lazada, Website,....
Khi hiểu được công nghệ số là gì và những lợi ích của nó, doanh nghiệp sẽ có cái nhìn nghiêm túc và tầm quan trọng của chuyển đổi số trong hoạt động marketing và bán hàng trong thời đại mới.
Nếu doanh nghiệp của bạn còn đang luẩn quẩn trong bài toán số hóa doanh nghiệp, hãy liên hệ ngay với Chuyên gia BizFly - nhà sáng lập hệ sinh thái công cụ chuyển đổi số cho doanh nghiệp với 15 năm kinh nghiệm tại đây!
Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” – John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại