Trong thời đại có quá nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường, việc để hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp được khắc sâu trong tâm trí khách hàng chưa bao giờ là đơn giản. Và định vị sản phẩm chính là một giải pháp hiệu quả để doanh nghiệp có thể làm được điều đó.
Hãy cùng Bizfly đi tìm hiểu các thông tin cơ bản về khái niệm, tầm quan trọng cũng như các phương pháp định vị sản phẩm hiệu quả nhất hiện nay.
Định vị sản phẩm (Product Positioning) là quá trình xây dựng hình ảnh và vị trí của sản phẩm trong tâm trí của khách hàng so với các sản phẩm khác trên thị trường. Mục đích của định vị sản phẩm chính là tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm và giúp nó nổi bật hơn so với đối thủ cạnh tranh từ đó tạo ra ấn tượng độc đáo trong tâm trí khách hàng.
Định vị sản phẩm giúp đưa ra thông điệp rõ ràng về giá trị của sản phẩm của doanh nghiệp và làm nổi bật các lợi ích của nó so với các sản phẩm tương tự khác. Đây là một phần quan trọng của chiến lược Marketing nhằm thu hút được nhiều đối tượng khách hàng mục tiêu cho tổ chức.
Định vị sản phẩm bao gồm việc xác định các điểm mạnh, điểm yếu, điểm độc đáo và giá trị của sản phẩm. Sau đó, thông qua các chiến lược quảng cáo và tiếp thị, doanh nghiệp có thể tạo ra hình ảnh của sản phẩm trong tâm trí của khách hàng, để họ luôn nhớ đến sản phẩm của doanh nghiệp khi có nhu cầu và có xu hướng lựa chọn sản phẩm của mình hơn là sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
Định vị sản phẩm là quá trình tạo ra hình ảnh và vị trí của sản phẩm trong mắt khách hàng
Mục đích chính của định vị sản phẩm đó là giúp cho các doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về vị trí của sản phẩm trong đầu của khách hàng và trên thị trường. Định vị sản phẩm giúp doanh nghiệp định hình được hình ảnh và thương hiệu của sản phẩm và cung cấp cho khách hàng những thông tin hữu ích về sản phẩm để giúp họ đưa ra quyết định mua hàng.
Cụ thể, định vị sản phẩm giúp doanh nghiệp:
Để định vị sản phẩm, có thể dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, sau đây là một số yếu tố phổ biến được sử dụng để định vị sản phẩm:
Định vị sản phẩm dựa trên giá cả là một trong những phương pháp phổ biến để doanh nghiệp có thể thu hút được nhiều khách hàng hơn. Đối với chiến lược này, nếu sản phẩm có giá thấp hơn so với các sản phẩm cùng loại sẽ được định vị là sản phẩm giá rẻ, trong khi sản phẩm có giá cao hơn sẽ được định vị là dòng sản phẩm cao cấp.
Định vị sản phẩm dựa trên giá cả là một chiến lược phân loại sản phẩm dựa trên mức giá của chúng. Điều này cho phép khách hàng có thể tìm kiếm sản phẩm với giá phù hợp với ngân sách của họ, đồng thời giúp doanh nghiệp tạo ra một phạm vi sản phẩm rõ ràng hơn để quảng cáo đến khách hàng.
Chúng ta có thể phân loại sản phẩm dựa trên giá cả như sau:
Định vị sản phẩm dựa trên giá cả cũng có thể được áp dụng cho các mặt hàng khác nhau, bao gồm thực phẩm, thời trang, thiết bị điện tử và nhiều sản phẩm khác. Tuy nhiên, đối với một số sản phẩm, giá cả không phải là yếu tố quan trọng nhất trong việc đánh giá sản phẩm và khách hàng có thể cần xem xét các yếu tố khác như chất lượng, tính năng và thương hiệu của sản phẩm trước khi quyết định mua.
Định vị sản phẩm dựa trên giá cả của sản phẩm, dịch vụ
Xem thêm: Các chiến lược định giá sản phẩm hiệu quả và tối ưu cho doanh nghiệp
Định vị sản phẩm dựa trên chất lượng là quá trình doanh nghiệp xác định vị trí của sản phẩm trong thị trường dựa trên các tiêu chí liên quan đến chất lượng. Nó tập trung vào việc xác định các đặc tính của sản phẩm mà khách hàng mong đợi và đánh giá sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp so với các sản phẩm tương tự của đối thủ.
Để định vị sản phẩm dựa trên chất lượng, mọi người cần phải đảm bảo rằng sản phẩm của mình đáp ứng được yêu cầu về chất lượng mà khách hàng quan tâm. Điều này có thể đạt được bằng cách tập trung vào các khía cạnh chất lượng của sản phẩm như tính độc đáo, tính năng, độ tin cậy, hiệu suất, vật liệu và hình thức.
Các yếu tố chất lượng sản phẩm thường được sử dụng để định vị bao gồm:
Định vị dựa trên đặc tính sản phẩm là một chiến lược định vị phổ biến và hiệu quả trong việc giúp sản phẩm của doanh nghiệp nổi bật trên thị trường. Cụ thể, chiến lược này tập trung vào các đặc tính riêng biệt của sản phẩm của doanh nghiệp so với các sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh.
Các đặc tính sản phẩm có thể bao gồm các tính năng kỹ thuật, thiết kế độc đáo, chất lượng, tính tiện dụng, tính độc quyền, hiệu quả chi phí, tính an toàn, tính thẩm mỹ, và nhiều yếu tố khác. Để định vị sản phẩm dựa trên đặc tính, mọi người có thể sử dụng các chiến lược như:
Định vị sản phẩm dựa trên các đặc tính nổi bật của sản phẩm
Định vị dựa trên đối tượng khách hàng là quá trình doanh nghiệp phân tích các đặc điểm, nhu cầu của khách hàng để định hướng sản phẩm, dịch vụ đến đúng đối tượng khách hàng mục tiêu. Chiến lược này giúp tìm ra nhóm khách hàng tiềm năng và phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ dựa trên các yếu tố như độ tuổi, giới tính, thu nhập, địa điểm, sở thích và nhu cầu của khách hàng.
Các phương pháp định vị dựa trên đối tượng khách hàng bao gồm:
Phong cách và thương hiệu là hai yếu tố quan trọng trong định vị sản phẩm. Phong cách đặc trưng cho sản phẩm có thể là trang nhã, thời trang, hiện đại, cổ điển, v.v. Thương hiệu cũng là yếu tố quan trọng để khách hàng nhận biết và đánh giá chất lượng của sản phẩm.
Để định vị sản phẩm dựa trên phong cách và thương hiệu, các nhà sản xuất cần phải tìm hiểu thị trường, đối thủ cạnh tranh và nhóm khách hàng mục tiêu của mình. Sau đó, họ có thể phát triển một chiến lược định vị sản phẩm cụ thể bằng cách tập trung vào các đặc điểm phong cách và thương hiệu của sản phẩm để tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh và thu hút khách hàng.
Ngoài ra, các nhà sản xuất cũng có thể sử dụng các chiến lược tiếp thị khác như quảng cáo, chương trình khuyến mãi và bán hàng trực tiếp để giới thiệu sản phẩm đến khách hàng mục tiêu và tăng cường sự nhận biết thương hiệu. Tuy nhiên, định vị sản phẩm dựa trên phong cách và thương hiệu là một yếu tố quan trọng giúp sản phẩm đạt được thành công trong thị trường cạnh tranh hiện nay.
Bạn có thể áp dụng các bước định vị sau cho doanh nghiệp để đảm bảo việc này được thực hiện một cách tốt nhất. Bizfly chia sẻ nội dung này phía dưới đây.
Xác định mục tiêu là bước đầu tiên và cũng là quan trọng của quy trình định vị sản phẩm. Ở bước này, doanh nghiệp cần xác định rõ ràng mục đích khi định vị sản phẩm là gì? Nó được sử dụng để giải quyết những vấn đề gì của khách hàng?...Điều này giúp doanh nghiệp có thể xây dựng được kế hoạch và thực hiện nó hiệu quả hơn. Ngoài ra việc xác định mục tiêu còn là cơ sở để đánh giá và xác định mức độ thành công của chiến dịch.
Xác định mục tiêu là bước quan trọng đầu tiên khi định vị sản phẩm
Sau khi đã xác định được doanh nghiệp định vị sản phẩm vì mục đích gì rồi thì bước tiếp theo, mọi người sẽ cần tìm hiểu tất cả đặc điểm của sản phẩm, từ điểm mạnh, điểm yếu, giá cả, độ khác biệt so với sản phẩm cạnh tranh và những giá trị cốt lõi của sản phẩm.
Sau đây là một số đặc điểm cốt lõi của sản phẩm:
Tham khảo thêm: USP là gì? Cách xác định lợi điểm bán hàng độc nhất USP hiệu quả
Phân tích thị trường là một bước quan trọng để giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các yếu tố liên quan đến nhu cầu, đặc điểm, hành vi và sự ưa chuộng của khách hàng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ. Một quy trình phân tích thị trường trong định vị sản phẩm sẽ cần trải qua các bước cơ bản như sau:
Định vị sản phẩm so với các sản phẩm cạnh tranh là bước để doanh nghiệp xác định được vị tí của sản phẩm trong tâm trí khách hàng. Đây là bước quan trọng giúp sản phẩm trở nên độc đáo và hấp dẫn khách hàng hơn. Ở bước này, mọi người sẽ cần thực hiện một số công việc như sau:
Tìm ra điểm khác biệt và nổi bật và yếu tố quan trọng trong định vị sản phẩm
Dựa trên các thông tin thu thập được về khách hàng mục tiêu, điểm mạnh, điểm khác biệt của sản phẩm thì tiếp theo doanh nghiệp có thể tạo ra được các thông điệp để định vị sản phẩm. Thông điệp đưa ra sẽ gắn liền với những lợi ích và giá trị của sản phẩm từ đó tạo sự khác biệt và thu hút sự chú ý của khách hàng.
Một số lưu ý khi xây dựng thông điệp định vị, mọi người cần sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu và hướng tới khách hàng mục tiêu. Sau khi đưa ra thông điệp thì cần kiểm tra để đảm bảo nó phù hợp với khách hàng mục tiêu và sự khác biệt của sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp.
Cuối cùng, sau khi đã xác định được thông điệp định vị cũng như kế hoạch định vị sản phẩm, mọi người cần triển khai và theo dõi tiến trình để đảm bảo rằng kế hoạch định vị đang được thực hiện hiệu quả. Quá trình theo dõi cần triển khai theo các bước sau đây:
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm cùng loại cạnh tranh lẫn nhau vô cùng mạnh mẽ. Sau đây là top 4 chiến lược định vị sản phẩm hiệu quả mà bạn có thể tham khảo để sử dụng định vị thương hiệu của mình.
Chiến lược more for less dành cho những doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm có chất lượng cao nhưng giá thành lại thấp hơn nhiều so với các đối thủ. Tuy nhiên, đây là chiến lược mà các doanh nghiệp không áp dụng lâu dài bởi khi phải bỏ chi phí nhiều hơn cho sản phẩm mà giá chất lượng thấp thì lợi nhuận thu được là không cao.
Nếu các đối tượng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến là những người có thu nhập không cao thì less for much less chính là chiến lược định vị sản phẩm phù hợp nhất dành cho đội ngũ người làm marketing. Chiến lược này được áp dụng để cung cấp các sản phẩm có chất lượng và giá thành đều thấp hơn so với đối thủ.
Chiến lược định vị sản phẩm Less for much less
Dành cho các doanh nghiệp có quyết định sản xuất ra những sản phẩm chất lượng cao hơn và có giá thành cao hơn đối thủ, chiến lược định vị sản phẩm more for more thường đi liền với các thị trường có nền kinh tế phát triển và những người thành công, giàu có sẽ là đối tượng khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến.
Là một chiến lược định vị sản phẩm với quyết định đưa ra những sản phẩm có mức giá ngang bằng với đối thủ nhưng chất lượng sản phẩm lại cao hơn, more for the same là một sự lựa chọn tốt nhất cho doanh nghiệp khi trên thị trường xuất hiện quá nhiều các đối thủ cạnh tranh.
Trên đây là các kiến thức cơ bản liên quan đến thuật ngữ "định vị sản phẩm" mà Bizfly chia sẻ tới bạn. Tất cả nội dung này hữu ích này sẽ giúp bạn nhanh chóng định vị sản phẩm của doanh nghiệp hoặc cá nhân thành công và hiệu quả trên thị trường trong tương lai.
Có thể bạn quan tâm: Chiến lược sản phẩm là gì? Cách xây dựng chiến lược sản phẩm hiệu quả
Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” – John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại